Chất lượng trứng của gà H’Mông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 56 - 60)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ H’MÔNG

4.5.3. Chất lượng trứng của gà H’Mông

Để đánh giá chất lượng trứng gà H’Mông chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng tại tuần tuổi 28 với 30 quả trứng, gồm các chỉ tiêu: Khối lượng trứng, đường kính quả trứng, chỉ số hình dạng, độ chịu lực, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, độ dày vỏ, màu sắc và đơn vị Haugh. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Chất lượng trứng của gà H’Mông (n=30) (n=30) Chỉ tiêu Mean ± SE Khối lượng trứng (g) 38,10 ± 0,79 Đường kính lớn (mm) 47,87 ± 0,34 Đường kính nhỏ (mm) 37,43 ± 0,31 Chỉ số hình dạng 1,27 ± 0,79 Độ chịu lực (kg/cm2) 3,82 ± 1,05 Chỉ số lòng đỏ 0,40 ± 0,01 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 29,67 ± 0,22 Chỉ số lòng trắng 0,10 ± 0,00 Tỷ lệ lòng trắng (%) 59,07 ± 0,34 Độ dày vỏ (mm) 0,37 ± 0,01 Tỷ lệ vỏ (%) 11,26 ± 0,16 Màu sắc lòng đỏ 8,08 ± 0,28 Đơn vị Haugh 89,42 ± 0,98 + Khối lượng trứng

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Khối lượng trứng trung bình của gà H’Mông thuần lúc 28 tuần tuổi là 38,10g. Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Công Thiếu và cs. (2009) thì khối lượng trứng của gà H’Mông thuần lúc 29 tuần tuổi là 37,94g, còn theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) thì khối lượng trứng của gà H’Mông lúc 26-27 tuần tuổi là 39,32g. Nguyễn Huy Đạt và cs. (2006), trứng gà Ri lúc 28 tuần tuổi là 36,5g. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được ở chỉ tiêu này là tương đương với kết quả của các tác giả trên.

+ Chỉ số hình dạng

Hình dạng trứng của các loài, giống khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, phụ thuộc vào cấu tạo, đặc điểm co bóp của ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng. Chỉ số hình dạng có liên quan đến tỷ lệ ấp nở và chỉ số này trung bình ở trứng gà là 1,32. Kết quả thu được của chúng tôi về chỉ số hình dạng của gà H’Mông là 1,27. Tác giả Lương Thị Hồng và cs. (2007) cho biết, chỉ số hình dạng trứng của gà H’Mông thuần là 1,31, gà lai F1(H’Mông x Ai Cập) là 1,32. Cũng nghiên cứu về chỉ tiêu này, theo tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) thì gà H’Mông thuần có chỉ số hình dạng là 1,30, gà

Ai Cập là 1,29, gà lai F1( H’Mông x Ai Cập) là 1,31. Tác giả Diêm Công Tuyên và cs. (2010) khi nghiên cứu trên giống gà lai 3/4 Ai Cập cũng cho biết về chỉ tiêu này là 1,28. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với các kết quả trên và nằm trong phạm vi giá trị trung bình của giống.

+ Độ chịu lực (kg/cm2)

Độ chịu lực có liên quan đến khả năng bảo quản trứng trong quá trình vận chuyển và ấp nở. Kết quả về chỉ tiêu này của chúng tôi là 3,82 kg/cm2. Nguyễn Viết Thái (2012) cho biết, độ chịu lực của trứng gà H’Mông là 3,44 kg/cm2, gà Ác là 3,45 kg/cm2. Cũng nghiên cứu về chỉ tiêu này thì tác giả Lương Thị Hồng và cs. (2007) thì độ chịu lực của trứng gà H’Mông là 3,48 kg/cm2. Tác giả Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng (2016) cho biết độ lực của trứng gà Ri là 3,66 kg//cm2. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với công bố của các tác giả trên.

+ Chỉ số lòng đỏ

Đây là chỉ tiêu biểu hiện trạng thái và chất lượng của lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ của gà H’Mông thí nghiệm là 0,41. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Diêm Công Tuyên (2010) trên giống gà lai 3/4 Ai Cập thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn nhưng tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng (2016) trên giống gà Ri là 0,41, gà lai (Ri- Sasso- Lương Phượng) là 0,46.

+ Chỉ số lòng trắng

Chỉ số lòng trắng của trứng gà H’Mông thí nghiệm là 0,10. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của tác giả Diêm Công Tuyên và cs. (2010) và Nguyễn Viết Thái (2012) về chỉ tiêu này và cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng (2016) là 0,08.

+ Độ dày vỏ trứng

Độ dày vỏ trứng là chỉ tiêu có tính di truyền, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ấp nở. Kết quả về độ dày vỏ trứng của gà H’Mông là 0,37 mm. Theo tác giả Lương Thị Hồng và cs. (2007) thì độ dày vỏ trứng của gà H’Mông là 0,38mm và gà lai F1 (H’Mông x Ai Cập) là 0,36mm. So sánh với giống gà Ai Cập thì theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) độ dày vỏ trứng là 0,33 mm. Như vậy, độ dày vỏ trứng của gà H’Mông thuần cao hơn so với gà Ai

Cập và lai F1 (H’Mông x Ai Cập) và kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với công bố của các tác giả trên giống gà H’Mông thuần.

+ Đơn vị Haugh

Đây là đại lượng biểu thị chất lượng trứng. Chất lượng trứng rất tốt khi chỉ số Haugh là 80-100, tốt là 65-79, trung bình 55- 64 và xấu <55 (Bạch Thị Thanh Dân, 1995). Trứng gà H’Mông thí nghiệm có đơn vị Haugh là 89,42. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lương Thị Hồng và cs. (2007) là 83,56 và Nguyễn Viết Thái (2012) là 86,09. So sánh với giống gà mái lai 3/4 Ai Cập có đơn vị Haugh là 89,15 thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương. Đơn vị Haugh của trứng gà Chùm lông đầu là 68,73 (Lâm Thị Hà, 2011), đơn vị Haugh của gà hướng trứng Dominat 84,41 (Nguyễn Đức Trọng và cs. 2011). Như vậy, trứng gà H’Mông có chất lượng rất tốt, các chỉ tiêu về chất lượng trứng đều nằm trong giới hạn của trứng gà nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 56 - 60)