Đánh giá năng suất cho thịt của gà H’Mông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 35)

Kết thúc thí nghiệm sinh trưởng ở 12 tuần tuổi, 6 cá thể gà (3 trống và 3 mái) được chọn ngẫu nhiên để đánh giá năng suất, chất lượng và thành phần hóa học của thịt. Các cá thể được chọn có khối lượng gần với khối lượng trung bình của cả đàn. Năng suất cho thịt được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Khối lượng thân thịt (g/con): là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các bộ phận phụ khác như ruột, khí quản, cơ quan sinh dục…nội tạng; giữ lại gan, tim và dạ dày cơ, bỏ chất chứa và lớp sừng.

FCR (kg TA/kgTT) =

Tổng lượng thức ăn thu nhận (kg) Tổng khối lượng cơ thể tăng (kg) Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) = P2 – P1

- Tỷ lệ thịt thân thịt (%)

Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt x 100 Khối lượng sống (g)

- Tỷ lệ thịt lườn (%): Dọc một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương và cân khối lượng.

Tỷ lệ thịt lườn (%) = Khối lượng thịt lườn trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

- Tỷ lệ thịt đùi (%): tách đùi ra khỏi thân thịt, rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác, xương bánh chè và sụn, bỏ da và cân khối lượng.

Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

- Tỷ lệ tim (%)

Tỷ lệ tim (%) = Khối lượng tim (g) x 100

Khối lượng thân thịt (g) - Tỷ lệ gan (%)

Tỷ lệ gan (%) = Khối lượng gan (g) x 100

Khối lượng thân thịt (g) 3.3.3. Đánh giá chất lượng thịt gà H’Mông

Kết thúc thí nghiệm sinh trưởng ở 12 tuần tuổi, mẫu thịt của những cá thể được lựa chọn mổ khảo sát đánh giá năng suất cho thịt cũng được sử dụng để đánh giá chât lượng thịt. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

- Độ pH của thịt: được xác định ở 2 thời điểm 15 phút (pH15) sau khi giết thịt và tại thời điểm 24 giờ (pH24) được đo bằng máy đo pH Testo 230.

- Màu sắc thịt: Màu sắc thịt được xác định tại thời điểm sau 24 giờ bảo quản bằng máy đo màu sắc thịt Nippon Denshoker Handy Colorimeter NR - 3000. Màu sắc thịt được xác đánh giá qua các chỉ tiêu:

+ Độ sáng L* (Lightness): Giá trị màu sắc thịt là trung bình của 5 lần đo trên 5 điểm không trùng nhau hoàn toàn.

+ Độ đỏ a* (redness): có giá trị từ - 60 đến + 60. Giá trị a* càng lớn thì màu của thịt càng đỏ, a* càng bé thịt chuyển màu xanh lá cây.

+ Độ vàng b*(yellowness): có giá trị từ - 60 đến + 60. Giá trị b* càng lớn thì thịt càng có màu vàng, b* càng bé thịt chuyển màu xanh sẫm.

- Độ dai của thịt: Độ dai được xác định bằng máy xác định lực Warner Bratzer 2000D (Mỹ), lực cắt được tính bằng đơn vị Newton (kg/cm2). Độ dai của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo lặp lại.

3.3.4. Phân tích thành phần hóa học của thịt gà H’Mông

Sau khi khảo sát năng suất cho thịt, mẫu thịt lườn và thịt đùi của 6 cá thể gà ở nội dung 2 được sử dụng để phân tích thành phần hóa học. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:

+ Hàm lượng vật chất khô (%): xác định theo TCVN-4326-86; + Hàm lượng khoáng tổng số (%):xác định theo TCVN-4329-86; + Hàm lượng protein (%): xác định theo TCVN-4328-86;

+ Hàm lượng mỡ thô (%): xác định theo TCVN-4331-86; + Hàm lượng sắt (%): xác định theo TCVN-3797-83;

+ Hàm lượng các axít amin: xác định theo phương pháp HPLC. 3.3.5. Năng suất sinh sản của gà H’Mông

a. Bố trí thí nghiệm

Kết thúc giai đoạn nuôi sinh trưởng, tổng số 27 gà được giữ lại để đánh giá khả năng sinh sản và được chia vào 3 lô (9con/lô) với tỉ lệ trống/mái là 1 trống/8 mái. Thời gian theo dõi từ tuần tuổi 20 đến tuần tuổi 38. Thí nghiệm đánh giá năng suất sinh sản của gà H’Mông được thực hiện tại Trại thực nghiệm của khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Giai đoạn này gà được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp tự phối trộn trên cơ sở sử dụng thức ăn đậm đặc kết hợp với ngô, cám gạo, thóc. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đậm đặc và tỉ lệ phối trộn được trình bày ở bảng 3.3 và 3.4.

Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đậm đặc cho gà giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến khi xuất chuồng

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Độ ẩm (tối đa) % 13,0

Protein thô (tối thiểu) % 45,0

Xơ thô (tối đa) % 6,0

Ca (tối thiểu - tối đa) % 2,5 - 3,5

P tổng số (tối thiểu - tối đa) % 1,2 - 2,5 Năng lượng trao đổi (tối thiểu) kcal/kg 2600

Bảng 3.4. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần TA cho gà H’Mông sinh sản

Thành phần 42 ngày – 38 tuần tuổi

Cám đậm đặc 9210 26 26

Ngô 60 40

Tấm 20

Cám 14 14

Tổng cộng 100 100

b. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

+ Tuổi thành thục sinh dục (ngày): được tính bằng số ngày tuổi của gà ở thời điểm tỉ lệ đẻ đạt 5%.

+ Khối lượng gà lúc thành thục sinh dục (kg): Cân từng cá thể bằng cần đồng hồ 5kg, tại thời điểm thành thục sinh dục.

+ Năng suất trứng (quả/mái): bằng tổng số trứng đẻ ra so với số gà mái bình quân nuôi đẻ trong khoảng thời gian quy định, bắt đầu tính từ tuần đẻ thứ nhất (tuần đẻ đầu tiên được tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%).

Công thức tính năng suất trứng là:

Năng suất trứng (quả) = Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)

+ Tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm:

Tỷ lệ đẻ (%) = Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần (con)

+ Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kg)

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) x 10 Tổng trứng đẻ ra (quả)

Trong đó lượng thức ăn thu nhận được tính như sau:

Lượng thức ăn thu nhận = Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) 3.3.6. Chất lượng trứng gà H’Mông

- Chất lượng trứng gà H’Mông được đánh giá trên 30 quả trứng ở thời điểm 28 tuần tuổi.

- Trứng được chọn để phân tích chất lượng có khối lượng xung quanh giá trị trung bình của đàn tại thời điểm lấy mẫu.

- Các chỉ tiêu chất lượng trứng được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

+ Xác định khối lượng các thành phần trứng bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,1gram.

+ Chỉ số hình dạng: được xác định dựa trên đường kính lớn, đường kính nhỏ của quả trứng bằng thước kẹp điện tử có độ chính xác ± 0,01 mm. Chỉ số hình dạng được tính như sau:

Chỉ số hình dạng = D d Trong đó: D là đường kính lớn (mm); d là đường kính nhỏ (mm). + Chỉ số lòng đỏ: Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ được xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng đỏ = H

D

Trong đó: H: Chiều cao lòng đỏ (mm); D: Đường kính lòng đỏ (mm).

+ Chỉ số lòng trắng đặc:

Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. Chỉ số lòng trắng đặc xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng trắng đặc = 2H (mm)

D +d (mm) Trong đó: H: là chiều cao lòng trắng đặc;

D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc; d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.

+ Đơn vị Haugh (HU): được tính theo công thức của Haugh (1937) trên cơ sở quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc.

HU = 100 log ( H – 1,7 W0,37 + 7,57) Trong đó: HU: đơn vị Haugh;

H: chiều cao lòng trắng đặc (mm); W: khối lượng trứng (gam).

+ Độ dày vỏ trứng (mm): xác định bằng máy Technical Services and Suppplies – OC-Spal.

+ Độ chịu lực của vỏ trứng (kg/cm2): xác định bằng máy Technical Services and Suppplies – OC-Spal.

+ Màu lòng đỏ: Đo bằng quạt so màu của hãng Rosse có độ màu từ 1-15. + Khối lượng vỏ: cân bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,01 (g), trứng được cân lần lượt từng quả một.

+ Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g)

3.3.7. Thành phần hóa học của trứng gà H’Mông

+ Hàm lượng vật chất khô (%): xác định theo TCVN-4326-86. + Hàm lượng khoáng tổng số (%): xác định theo TCVN-4329-86. + Hàm lượng protein (%): xác định theo TCVN-4328-86.

+ Hàm lượng mỡ thô (%): xác định theo TCVN-4331-86. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng chương trình Excel 2010 và phần mềm Minitab 16 với các tham số như giá trị trung bình, sai số trung bình và so sánh thống kê.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ VỀ NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA GÀ H’MÔNG 4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các tuần tuổi 4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi. Nó đánh giá khả năng chống chịu bệnh tật và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của gà. Đây cũng là thước đo về việc áp dụng tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tốt trên đàn gà thí nghiệm. Để đánh giá tỷ lệ nuôi sống của đàn gà ở giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi hàng ngày chúng tôi tiến hành theo dõi và đếm chính xác số gà chết . Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn 01 đến 12 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi Tuần tuổi Gà trống Gà mái Tính chung Số lượng (con) Tỷ lệ sống (%) Số lượng (con) Tỷ lệ sống (%) Số lượng (con) Tỷ lệ sống (%) 1 17 100,0 34 100,0 51 100,0 2 17 100,0 34 100,0 51 100,0 3 17 100,0 34 100,0 51 100,0 4 17 100,0 34 100,0 51 100,0 5 17 100,0 33 97,1 50 98,0 6 17 100,0 33 100,0 50 100,0 7 17 100,0 33 100,0 50 100,0 8 17 100,0 32 97,0 49 98,0 9 17 100,0 32 100,0 49 100,0 10 17 100,0 31 96,9 48 98,0 11 17 100,0 31 100,0 48 100,0 12 17 100,0 31 100,0 48 100,0 1-12 17 100,0 31 91,2 48 94,1

Gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp có tỉ lệ nuôi sống cao, tính cho cả giai đoạn nuôi đạt 94,1%. Đặc biệt giai đoạn gà con nuôi úm từ 1 đến 4 tuần tuổi gà không bị hao hụt. Theo Phạm Ngọc Thạch (2014), gà H’Mông nuôi theo phương thức chăn thả trong nông hộ, giai đoạn gà con tỷ lệ nuôi sống đạt 65-75%, giai đoạn gà dò đạt 62-70%. Theo Trần Văn Phùng và Trần Huê Viên (2006), tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông trong phương thức

nuôi chăn thả tự nhiên đạt 72,09% trong giai đoạn từ 1-11 tuần tuổi. Theo Phạm Công Thiếu và cs. (2009) gà H’Mông nuôi theo phương thức thả vườn, sử dụng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ 1 – 9 tuần tuổi đạt 93,3%. Theo kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này của tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn từ 1 – 12 tuần tuổi là 93,67%. Như vậy, gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp có tỷ lệ nuôi sống cao và kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Kết quả của chúng tôi đạt được như vậy là do đảm bảo về điều kiện vệ sinh chuồng trại, công tác tiêm phòng vaccine và chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tốt.

4.1.2. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông

Trong chăn nuôi gà thịt, sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi là một trong những tính trạng năng suất quan trọng. Tính trạng có hệ số di truyền khá cao (h2 = 0,4 – 0,6) và phụ thuộc nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chăm sóc, …Kết quả sinh trưởng tích lũy của đàn gà H’Mông thí nghiệm giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi được trình bày tại bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 cho thấy, khối lượng của đàn thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng bình thường của gia cầm. Khối lượng gà H’Mông 1 ngày tuổi ở gà trống là 26,7 gam/con, gà mái là 26,9 gam/con. Khối lượng này cũng tương tự như một số giống gà nội khác như gà nhiều ngón là 27,98 gam/con (Nguyễn Hoàng Thịnh và cs., 2016), gà Lông cằm là 28,78 gam/con (Nguyễn Bá Mùi và cs., 2012), gà Ri vàng rơm là 29,3 gam/con và gà Ai Cập là 29,13 gam/con (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2008). Từ 1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của con trống và con mái là tương đương nhau và sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Từ tuần tuổi thứ 5 trở đi sinh trưởng của con trống có tốc độ sinh trưởng cao hơn gà mái và sai khác có ý nghĩa thống kê với mức P<0,05.

Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông từ 1-12 tuần tuổi

ĐVT: g/con

Tuần tuổi Trống Mái P-Value

n Mean ± SE n Mean ± SE Mới nở 17 26,76 34 26,99 0,69 1 17 66,96 ± 1,45 34 67,06 ± 1,59 0,962 2 17 125,07 ± 2,63 34 128,89 ± 3,34 0,406 3 17 172,24 ± 5,21 34 176,50 ± 4,97 0,565 4 17 273,10 ± 8,50 34 253,43 ± 6,01 0,057 5 17 361,40 ± 11,70 33 333,03 ± 8,01 0,043 6 17 480,00 ± 13,90 33 429,66 ± 9,93 0,003 7 17 599,50 ± 16,00 33 527,20 ± 13,80 0,001 8 17 715,70 ± 15,70 32 622,50 ± 14,00 0,000 9 17 828,60 ± 15,70 32 725,40 ± 15,90 0,000 10 17 957,60 ± 14,20 31 822,60 ± 15,30 0,000 11 17 1091,0 ± 13,30 31 927,80 ± 16,50 <0,000 12 17 1195,7 ± 15,40 31 1011,00 ± 16,70 <0,000

Khối lượng của gà H’Mông ở 12 tuần tuổi gà trống đạt 1195,7 gam/con, gà mái đạt 1011 gam/con. Theo Nguyễn Huy Đạt và cs. (2008), sinh trưởng tích lũy của gà Ri vàng rơm và gà Ai cập nuôi theo phương thức công nghiệp ở 12 tuần tuổi đạt lần lượt 868,6 gam/con gà Ri vàng rơm đạt 953,3 gam/con. Như vậy gà H’Mông có tốc độ sinh trưởng lớn hơn so với gà Ri vàng rơm và gà Ai Cập. Theo Nguyễn Hoàng Thịnh và cs. (2016), khối lượng gà nhiều ngón lúc 12 tuần tuổi đạt 1140,43 gam/con. Theo Nguyễn Bá Mùi và cs. (2012), khối lượng gà Lông Cằm lúc 12 tuần tuổi gà trống đạt 1440,34 gam/con, gà mái đạt 1069,41 gam/con. Theo tác giả Dương Thị Anh Đào và cs. (2011) khối lượng gà H’Mông nuôi bán công nghiệp lúc 12 tuần tuổi con trống đạt 1159,33g và con mái đạt 1007,23g.

Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi

Qua hình 4.1 ta thấy, đường biểu diễn về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông thí nghiệm tăng dần từ 1 tuần tuổi đến 12 tuẩn tuổi. Giai đoạn từ 1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của gà trống và gà mái là tương đương nhau, từ tuần thứ 5 đến tuần 12 thì đường biểu diễn sinh trưởng của con trống cao hơn con mái. Điều này cho thấy, đàn gà H’Mông sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm và phù hợp với điều kiện chăm sóc tại trại thực nghiệm.

4.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông

Trong chăn nuôi gia cầm thì việc xác định sinh trưởng tuyệt đối có ý nghĩa rất quan trọng, từ đó giúp cho người chăn nuôi trong việc điều chỉnh thức ăn, chế độ nuôi dưỡng và thời điểm giết mổ để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà H’Mông thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Kết quả cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của gà trống và gà mái H’Mông tăng dần từ tuần 01 đến tuần thứ 10, sau đó giảm dần. Tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất tại tuần tuổi thứ 10 ở con trống là 17,43 g/con/ngày; con mái là 15,03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 35)