Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước thuộc lĩnh vực của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 31)

Một tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu ở Hoa Kì thành lập năm 1977 với mục đích bảo tồn và bảo vệ các giống gia súc, gia cầm có nguy cơ tuyệt chủng. Theo tổ chức này, có 21% trong tổng 8000 giống vật nuôi trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng gồm các loài như gấu Trúc, Hổ, Voi và một số loài gia súc, gia cầm khác. Bên cạnh việc nghiên cứu, tổ chức này còn thành lập các nhóm làm việc trực tiếp với người chăn nuôi để thu hẹp khoảng cách giữa lí thuyết và thực tế từ đó có thể chọn lọc, bảo tồn và nâng cao được chất lượng con giống.

Trước thực trạng trên, một tổ chức có quy mô lớn cũng được thành lập cùng với mục đích bảo tồn các giống vật nuôi với sự tham gia của rất nhiều quốc gia ở châu Âu, đó là tổ chức EuroNatur. EuroNatur đã tạo nhiều vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên ở khu vực châu Âu, ngoài ra tổ chức kết hợp và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân để có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị cao bên cạnh việc bảo tồn giống.

Trong đầu thập kỉ 60, khái niệm “Label Rouge” xuất xứ từ Pháp sau đó phổ biến khắp thế giới. Để có được nhãn hiệu này, các giống gia cầm phải được nuôi theo phương thức chăn thả trên một mảnh đất đủ lớn, thời gian từ 9h sáng cho đến chiều tối, khẩu phần 75% ngũ cốc và trong 81 ngày tăng trọng không được vượt quá 2,2kg. Pháp là nuớc nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà “Label Rouge” nhiều nhất thế giới; năm 1996 là 90 triệu con, sản xuất trên 133.000 tấn thịt sạch chất lượng cao, chiếm khoảng 20% sản lượng thịt gà và trên 10% tổng sản lượng thịt gia cầm (Đoàn Xuân Trúc, 1999).

Công ty gà Kabir (Kabir Co.Ltd) được thành lập năm 1962 tại vùng Moshat Hemed của Israel do sáng kiến của nhà di truyền động vật ZviKatz. Đây là công ty tạo giống gà lớn nhất ở Israel, với mục tiêu tạo ra được các giống gà dễ nuôi, chống chịu tốt với điều kiện môi trường, chất lượng thịt thơm ngon, khi lai tạo vẫn duy trì được hương vị truyền thống của gà địa phương. Qua 36 năm nghiên cứu, nhân giống, chọn lọc, lai tạo nhằm tạo ra giống gà với chi phí tạo giống gà

thấp nhất bằng phương pháp giống đặc thù dựa trên sự thiết lập "ngân hàng gen" điển hình và sự tổ hợp gen. Hiện nay có các nước nhập gà ông bà Kabir, trong đó có các nước nuôi nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaixia, Pakistan, Philipin, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan (Châu Á), Ai Cập, Camarum, Lybia, Nigieria, Uganda (Châu Phi); Panama, Trinidad (Châu Mỹ) và Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha (Châu Âu). Gà Kabir chính thức nhập vào Việt Nam tháng 7/1999 và được người nuôi Việt Nam ưa chuộng. Ở Thụy Điển hiện nay cũng bị chi phối bởi một vài giống gà thương phẩm, hầu hết các giống địa phương cũng bị đe dọa tuyệt chủng khi các giống thương phẩm trở nên phổ biến. Một hiệp hội nghiên cứu bảo tồn giống gà địa phương ở Thụy điển được thành lập, nghiên cứu ở mức độ di truyền phân tử, nguồn gen.

Trung Quốc cũng là nước đi đầu trong việc phát triển các giống gà quý hiếm. Trung Quốc hiện có gà xương đen Thái Hoà, nguyên gốc thuộc huyện Thái Hoà, tỉnh Giang Tây; Tuyền Châu, Hạ Môn và Trùng Nam miền duyên hải tỉnh Phúc Kiến. Gà xương đen Hắc Phượng, có hình dáng tương tự như gà xương đen Thái Hoà, nhưng bộ lông có màu đen, tai giống tai công. Gà xương đen Dư Can, nguyên gốc ở huyện Dư Can, tỉnh Giang Tây. Gà xương đen lông tơ Kim Dương, nguyên gốc tại huyện Kim Dương, Châu Kinh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Gà xương đen Tuyết Phong, nguyên gốc tại huyện Lam Dương, tỉnh Hồ Nam, trên đỉnh núi Tuyết Sơn.

Ở Bỉ, các tác giả Leroy, Farnir, tại Trường Đại học Liège (Bỉ) (2008) đã công bố các công trình nghiên cứu về giống gà bản địa Arden, đây là giống có ngoại hình đẹp, có khả năng thích nghi tốt và chất lượng thịt rất tốt, song có hạn chết về sinh trưởng chậm, có nguy cơ bị mất đi. Nghiên cứu đã rất thành công trong bảo tồn và phát triển giống này.

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

+ Khả năng sinh trưởng, sinh sản của gà H’Mông được thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

+ Chất lượng trứng, thịt gà H’Mông được phân tích tại phòng thí nghiệm bộ môn Di truyền-Giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

+ Thành phần hóa học của thịt, trứng gà H’Mông được phân tích tại Phòng thí nghiệm trung tâm, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2016 đến tháng 4/2017. 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đàn gà H’Mmông thuần được mua từ Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi.

3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà H’Mông 3.3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà H’Mông

a. Bố trí thí nghiệm

- Tổng số 51 gà H’Mông thuần lúc 1 ngày tuổi được thực hiện lặp lại trên 3 lô thí nghiệm, 17 gà H’Mông cho mỗi lô, ba lô thí nghiệm được áp dụng cùng quy trình chăn nuôi và phòng bệnh.

- Tất cả gà đều được đeo số để theo dõi (từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi đeo số chân, từ 29 ngày tuổi đến đến 12 tuần tuổi bấm số cánh).

- Khối lượng gà được cân theo tuần và được cân cố định vào 1 ngày trong tuần trước khi cho ăn.

+ Giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi: sử dụng cân đồng hồ 500g, sai số ± 0,01g.

+ Giai đoạn từ 29 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi: sử dụng cân đồng hồ 5kg, sai số ± 2,5 - 5 g.

- Lượng thức ăn cho gà ăn được cân hàng ngày vào buổi sáng, lượng thức ăn còn thừa được cân vào buổi sáng hôm sau (trước khi cân thức ăn mới) để tính lượng thức ăn thu nhận của ngày hôm trước. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà H’Mông được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà H’Mông giai đoạn từ 1 đến 28 ngày tuổi

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Độ ẩm (tối đa) % 14,0

Protein thô (tối thiểu) % 22,0

Xơ thô % 5,0

Ca % 0,8 - 1,5

P tổng số % 0,4 - 1,0

Năng lượng trao đổi (tối thiểu) kcal/kg 3000

Maduramycin mg/kg 5,0

Lysine tổng số (tối thiểu) % 1,00

Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu) % 0,7

Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà H’Mông giai đoạn từ 29 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Độ ẩm (tối đa) % 14,0

Protein thô (tối thiểu) % 18,0

Xơ thô (tối đa) % 5,0

Ca (tối thiểu - tối đa) % 0,8 - 1,5

P tổng số (tối thiểu - tối đa) % 0,4 - 1,0 Năng lượng trao đổi (tối thiểu) kcal/kg 2950

Maduramycin mg/kg 5,0

Lysine tổng số (tối thiểu) % 0,85

Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu) % 0,66

b. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Khả năng sinh trưởng của gà H’Mông được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi (%).

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số gà cuối kỳ Số gà đầu kỳ

- Sinh trưởng tích lũy (g/con): là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi. Cân vào các thời điểm 01 ngày tuổi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi. Cân vào 1 ngày nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một.

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày):

Trong đó:

P1: khối lượng cơ thể tại thời điểm cân lần trước (g/con); P2: khối lượng cơ thể tại thời điểm cân lần sau (g/con); T1: là tuổi của gà ở lần khảo sát trước (ngày);

T2: là tuổi của gà ở lần khảo sát sau (ngày).

- Sinh trưởng tương đối (R, %).

R (%) = P2 - P1 x 100

(P1 + P2)/2 Trong đó:

P1: khối lượng cơ thể tại thời điểm cân lần trước (gam); P2: khối lượng cơ thể tại thời điểm cân lần sau (gam).

- Hiệu quả chuyển hóa thức ăn (FCR) qua các tuần tuổi và trung bình (kg TA/kgTT).

3.3.2. Đánh giá năng suất cho thịt của gà H’Mông

Kết thúc thí nghiệm sinh trưởng ở 12 tuần tuổi, 6 cá thể gà (3 trống và 3 mái) được chọn ngẫu nhiên để đánh giá năng suất, chất lượng và thành phần hóa học của thịt. Các cá thể được chọn có khối lượng gần với khối lượng trung bình của cả đàn. Năng suất cho thịt được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Khối lượng thân thịt (g/con): là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các bộ phận phụ khác như ruột, khí quản, cơ quan sinh dục…nội tạng; giữ lại gan, tim và dạ dày cơ, bỏ chất chứa và lớp sừng.

FCR (kg TA/kgTT) =

Tổng lượng thức ăn thu nhận (kg) Tổng khối lượng cơ thể tăng (kg) Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) = P2 – P1

- Tỷ lệ thịt thân thịt (%)

Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt x 100 Khối lượng sống (g)

- Tỷ lệ thịt lườn (%): Dọc một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương và cân khối lượng.

Tỷ lệ thịt lườn (%) = Khối lượng thịt lườn trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

- Tỷ lệ thịt đùi (%): tách đùi ra khỏi thân thịt, rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác, xương bánh chè và sụn, bỏ da và cân khối lượng.

Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

- Tỷ lệ tim (%)

Tỷ lệ tim (%) = Khối lượng tim (g) x 100

Khối lượng thân thịt (g) - Tỷ lệ gan (%)

Tỷ lệ gan (%) = Khối lượng gan (g) x 100

Khối lượng thân thịt (g) 3.3.3. Đánh giá chất lượng thịt gà H’Mông

Kết thúc thí nghiệm sinh trưởng ở 12 tuần tuổi, mẫu thịt của những cá thể được lựa chọn mổ khảo sát đánh giá năng suất cho thịt cũng được sử dụng để đánh giá chât lượng thịt. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

- Độ pH của thịt: được xác định ở 2 thời điểm 15 phút (pH15) sau khi giết thịt và tại thời điểm 24 giờ (pH24) được đo bằng máy đo pH Testo 230.

- Màu sắc thịt: Màu sắc thịt được xác định tại thời điểm sau 24 giờ bảo quản bằng máy đo màu sắc thịt Nippon Denshoker Handy Colorimeter NR - 3000. Màu sắc thịt được xác đánh giá qua các chỉ tiêu:

+ Độ sáng L* (Lightness): Giá trị màu sắc thịt là trung bình của 5 lần đo trên 5 điểm không trùng nhau hoàn toàn.

+ Độ đỏ a* (redness): có giá trị từ - 60 đến + 60. Giá trị a* càng lớn thì màu của thịt càng đỏ, a* càng bé thịt chuyển màu xanh lá cây.

+ Độ vàng b*(yellowness): có giá trị từ - 60 đến + 60. Giá trị b* càng lớn thì thịt càng có màu vàng, b* càng bé thịt chuyển màu xanh sẫm.

- Độ dai của thịt: Độ dai được xác định bằng máy xác định lực Warner Bratzer 2000D (Mỹ), lực cắt được tính bằng đơn vị Newton (kg/cm2). Độ dai của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo lặp lại.

3.3.4. Phân tích thành phần hóa học của thịt gà H’Mông

Sau khi khảo sát năng suất cho thịt, mẫu thịt lườn và thịt đùi của 6 cá thể gà ở nội dung 2 được sử dụng để phân tích thành phần hóa học. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:

+ Hàm lượng vật chất khô (%): xác định theo TCVN-4326-86; + Hàm lượng khoáng tổng số (%):xác định theo TCVN-4329-86; + Hàm lượng protein (%): xác định theo TCVN-4328-86;

+ Hàm lượng mỡ thô (%): xác định theo TCVN-4331-86; + Hàm lượng sắt (%): xác định theo TCVN-3797-83;

+ Hàm lượng các axít amin: xác định theo phương pháp HPLC. 3.3.5. Năng suất sinh sản của gà H’Mông

a. Bố trí thí nghiệm

Kết thúc giai đoạn nuôi sinh trưởng, tổng số 27 gà được giữ lại để đánh giá khả năng sinh sản và được chia vào 3 lô (9con/lô) với tỉ lệ trống/mái là 1 trống/8 mái. Thời gian theo dõi từ tuần tuổi 20 đến tuần tuổi 38. Thí nghiệm đánh giá năng suất sinh sản của gà H’Mông được thực hiện tại Trại thực nghiệm của khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Giai đoạn này gà được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp tự phối trộn trên cơ sở sử dụng thức ăn đậm đặc kết hợp với ngô, cám gạo, thóc. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đậm đặc và tỉ lệ phối trộn được trình bày ở bảng 3.3 và 3.4.

Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đậm đặc cho gà giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến khi xuất chuồng

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Độ ẩm (tối đa) % 13,0

Protein thô (tối thiểu) % 45,0

Xơ thô (tối đa) % 6,0

Ca (tối thiểu - tối đa) % 2,5 - 3,5

P tổng số (tối thiểu - tối đa) % 1,2 - 2,5 Năng lượng trao đổi (tối thiểu) kcal/kg 2600

Bảng 3.4. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần TA cho gà H’Mông sinh sản

Thành phần 42 ngày – 38 tuần tuổi

Cám đậm đặc 9210 26 26

Ngô 60 40

Tấm 20

Cám 14 14

Tổng cộng 100 100

b. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

+ Tuổi thành thục sinh dục (ngày): được tính bằng số ngày tuổi của gà ở thời điểm tỉ lệ đẻ đạt 5%.

+ Khối lượng gà lúc thành thục sinh dục (kg): Cân từng cá thể bằng cần đồng hồ 5kg, tại thời điểm thành thục sinh dục.

+ Năng suất trứng (quả/mái): bằng tổng số trứng đẻ ra so với số gà mái bình quân nuôi đẻ trong khoảng thời gian quy định, bắt đầu tính từ tuần đẻ thứ nhất (tuần đẻ đầu tiên được tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%).

Công thức tính năng suất trứng là:

Năng suất trứng (quả) = Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)

+ Tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm:

Tỷ lệ đẻ (%) = Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần (con)

+ Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kg)

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) x 10 Tổng trứng đẻ ra (quả)

Trong đó lượng thức ăn thu nhận được tính như sau:

Lượng thức ăn thu nhận = Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) 3.3.6. Chất lượng trứng gà H’Mông

- Chất lượng trứng gà H’Mông được đánh giá trên 30 quả trứng ở thời điểm 28 tuần tuổi.

- Trứng được chọn để phân tích chất lượng có khối lượng xung quanh giá trị trung bình của đàn tại thời điểm lấy mẫu.

- Các chỉ tiêu chất lượng trứng được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

+ Xác định khối lượng các thành phần trứng bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,1gram.

+ Chỉ số hình dạng: được xác định dựa trên đường kính lớn, đường kính nhỏ của quả trứng bằng thước kẹp điện tử có độ chính xác ± 0,01 mm. Chỉ số hình dạng được tính như sau:

Chỉ số hình dạng = D d Trong đó: D là đường kính lớn (mm); d là đường kính nhỏ (mm). + Chỉ số lòng đỏ: Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ được xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng đỏ = H

D

Trong đó: H: Chiều cao lòng đỏ (mm); D: Đường kính lòng đỏ (mm).

+ Chỉ số lòng trắng đặc:

Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 0,01mm để xác định các chỉ tiêu đường kính lớn, đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. Chỉ số lòng trắng đặc xác định theo công thức sau:

Chỉ số lòng trắng đặc = 2H (mm)

D +d (mm) Trong đó: H: là chiều cao lòng trắng đặc;

D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc; d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.

+ Đơn vị Haugh (HU): được tính theo công thức của Haugh (1937) trên cơ sở quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc.

HU = 100 log ( H – 1,7 W0,37 + 7,57) Trong đó: HU: đơn vị Haugh;

H: chiều cao lòng trắng đặc (mm); W: khối lượng trứng (gam).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 31)