Thành phần hóa học của trứng gà H’Mông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 41)

+ Hàm lượng vật chất khô (%): xác định theo TCVN-4326-86. + Hàm lượng khoáng tổng số (%): xác định theo TCVN-4329-86. + Hàm lượng protein (%): xác định theo TCVN-4328-86.

+ Hàm lượng mỡ thô (%): xác định theo TCVN-4331-86. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng chương trình Excel 2010 và phần mềm Minitab 16 với các tham số như giá trị trung bình, sai số trung bình và so sánh thống kê.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ VỀ NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA GÀ H’MÔNG 4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các tuần tuổi 4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi. Nó đánh giá khả năng chống chịu bệnh tật và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của gà. Đây cũng là thước đo về việc áp dụng tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tốt trên đàn gà thí nghiệm. Để đánh giá tỷ lệ nuôi sống của đàn gà ở giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi hàng ngày chúng tôi tiến hành theo dõi và đếm chính xác số gà chết . Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn 01 đến 12 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi Tuần tuổi Gà trống Gà mái Tính chung Số lượng (con) Tỷ lệ sống (%) Số lượng (con) Tỷ lệ sống (%) Số lượng (con) Tỷ lệ sống (%) 1 17 100,0 34 100,0 51 100,0 2 17 100,0 34 100,0 51 100,0 3 17 100,0 34 100,0 51 100,0 4 17 100,0 34 100,0 51 100,0 5 17 100,0 33 97,1 50 98,0 6 17 100,0 33 100,0 50 100,0 7 17 100,0 33 100,0 50 100,0 8 17 100,0 32 97,0 49 98,0 9 17 100,0 32 100,0 49 100,0 10 17 100,0 31 96,9 48 98,0 11 17 100,0 31 100,0 48 100,0 12 17 100,0 31 100,0 48 100,0 1-12 17 100,0 31 91,2 48 94,1

Gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp có tỉ lệ nuôi sống cao, tính cho cả giai đoạn nuôi đạt 94,1%. Đặc biệt giai đoạn gà con nuôi úm từ 1 đến 4 tuần tuổi gà không bị hao hụt. Theo Phạm Ngọc Thạch (2014), gà H’Mông nuôi theo phương thức chăn thả trong nông hộ, giai đoạn gà con tỷ lệ nuôi sống đạt 65-75%, giai đoạn gà dò đạt 62-70%. Theo Trần Văn Phùng và Trần Huê Viên (2006), tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông trong phương thức

nuôi chăn thả tự nhiên đạt 72,09% trong giai đoạn từ 1-11 tuần tuổi. Theo Phạm Công Thiếu và cs. (2009) gà H’Mông nuôi theo phương thức thả vườn, sử dụng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ 1 – 9 tuần tuổi đạt 93,3%. Theo kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này của tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn từ 1 – 12 tuần tuổi là 93,67%. Như vậy, gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp có tỷ lệ nuôi sống cao và kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Kết quả của chúng tôi đạt được như vậy là do đảm bảo về điều kiện vệ sinh chuồng trại, công tác tiêm phòng vaccine và chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tốt.

4.1.2. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông

Trong chăn nuôi gà thịt, sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi là một trong những tính trạng năng suất quan trọng. Tính trạng có hệ số di truyền khá cao (h2 = 0,4 – 0,6) và phụ thuộc nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chăm sóc, …Kết quả sinh trưởng tích lũy của đàn gà H’Mông thí nghiệm giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi được trình bày tại bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 cho thấy, khối lượng của đàn thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng bình thường của gia cầm. Khối lượng gà H’Mông 1 ngày tuổi ở gà trống là 26,7 gam/con, gà mái là 26,9 gam/con. Khối lượng này cũng tương tự như một số giống gà nội khác như gà nhiều ngón là 27,98 gam/con (Nguyễn Hoàng Thịnh và cs., 2016), gà Lông cằm là 28,78 gam/con (Nguyễn Bá Mùi và cs., 2012), gà Ri vàng rơm là 29,3 gam/con và gà Ai Cập là 29,13 gam/con (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2008). Từ 1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của con trống và con mái là tương đương nhau và sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Từ tuần tuổi thứ 5 trở đi sinh trưởng của con trống có tốc độ sinh trưởng cao hơn gà mái và sai khác có ý nghĩa thống kê với mức P<0,05.

Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông từ 1-12 tuần tuổi

ĐVT: g/con

Tuần tuổi Trống Mái P-Value

n Mean ± SE n Mean ± SE Mới nở 17 26,76 34 26,99 0,69 1 17 66,96 ± 1,45 34 67,06 ± 1,59 0,962 2 17 125,07 ± 2,63 34 128,89 ± 3,34 0,406 3 17 172,24 ± 5,21 34 176,50 ± 4,97 0,565 4 17 273,10 ± 8,50 34 253,43 ± 6,01 0,057 5 17 361,40 ± 11,70 33 333,03 ± 8,01 0,043 6 17 480,00 ± 13,90 33 429,66 ± 9,93 0,003 7 17 599,50 ± 16,00 33 527,20 ± 13,80 0,001 8 17 715,70 ± 15,70 32 622,50 ± 14,00 0,000 9 17 828,60 ± 15,70 32 725,40 ± 15,90 0,000 10 17 957,60 ± 14,20 31 822,60 ± 15,30 0,000 11 17 1091,0 ± 13,30 31 927,80 ± 16,50 <0,000 12 17 1195,7 ± 15,40 31 1011,00 ± 16,70 <0,000

Khối lượng của gà H’Mông ở 12 tuần tuổi gà trống đạt 1195,7 gam/con, gà mái đạt 1011 gam/con. Theo Nguyễn Huy Đạt và cs. (2008), sinh trưởng tích lũy của gà Ri vàng rơm và gà Ai cập nuôi theo phương thức công nghiệp ở 12 tuần tuổi đạt lần lượt 868,6 gam/con gà Ri vàng rơm đạt 953,3 gam/con. Như vậy gà H’Mông có tốc độ sinh trưởng lớn hơn so với gà Ri vàng rơm và gà Ai Cập. Theo Nguyễn Hoàng Thịnh và cs. (2016), khối lượng gà nhiều ngón lúc 12 tuần tuổi đạt 1140,43 gam/con. Theo Nguyễn Bá Mùi và cs. (2012), khối lượng gà Lông Cằm lúc 12 tuần tuổi gà trống đạt 1440,34 gam/con, gà mái đạt 1069,41 gam/con. Theo tác giả Dương Thị Anh Đào và cs. (2011) khối lượng gà H’Mông nuôi bán công nghiệp lúc 12 tuần tuổi con trống đạt 1159,33g và con mái đạt 1007,23g.

Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi

Qua hình 4.1 ta thấy, đường biểu diễn về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông thí nghiệm tăng dần từ 1 tuần tuổi đến 12 tuẩn tuổi. Giai đoạn từ 1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của gà trống và gà mái là tương đương nhau, từ tuần thứ 5 đến tuần 12 thì đường biểu diễn sinh trưởng của con trống cao hơn con mái. Điều này cho thấy, đàn gà H’Mông sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm và phù hợp với điều kiện chăm sóc tại trại thực nghiệm.

4.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông

Trong chăn nuôi gia cầm thì việc xác định sinh trưởng tuyệt đối có ý nghĩa rất quan trọng, từ đó giúp cho người chăn nuôi trong việc điều chỉnh thức ăn, chế độ nuôi dưỡng và thời điểm giết mổ để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà H’Mông thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Kết quả cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của gà trống và gà mái H’Mông tăng dần từ tuần 01 đến tuần thứ 10, sau đó giảm dần. Tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất tại tuần tuổi thứ 10 ở con trống là 17,43 g/con/ngày; con mái là 15,03 g/con/ngày. Từ tuần tuổi thứ 6 trở đi thì sinh trưởng tuyệt đối giữa con trống và con mái có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với mức P<0,05. Sinh trưởng tuyệt đối của con trống luôn cao hơn so với con mái.

Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi

ĐVT: g/con/ngày

Tuần tuổi Trống Mái P-

value n Mean ± SE n Mean ± SE 1 17 5,74 ± 0,24 34 5,72 ± 0,20 0,952 2 17 8,16 ± 0,44 34 8,23 ± 0,33 0,928 3 17 8,30 ± 0,55 34 8,83 ± 0,42 0,340 4 17 11,63 ± 0,56 34 10,49 ± 0,47 0,123 5 17 12,61 ± 0,66 33 11,40 ± 0,46 0,128 6 17 14,93 ± 0,72 33 13,30 ± 0,77 0,006 7 17 15,57 ± 0,94 33 13,94 ± 0,87 0,020 8 17 16,17 ± 0,88 32 14,20 ± 0,50 0,007 9 17 16,82 ± 0,89 32 14,79 ± 0,86 0,006 10 17 17,43 ± 0,96 31 15,03 ± 0,84 0,001 11 17 16,24 ± 0,97 31 14,33 ± 1,12 0,011 12 17 14,97 ± 1,39 31 13,22 ± 0,96 0,047

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) giai đoạn từ 01 đến 12 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông là 13,25 g/con/ngày.

Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà H’Mông thí nghiệm còn được biểu thị rõ hơn qua Hình 4.2.

Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông

Qua Hình 4.2 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông tăng dần qua các tuần tuổi và đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 10, sau tuần thứ 10 sinh trưởng tuyệt

đối giảm dần. Như vậy cho thấy, đối với giống gà H’Mông nên giết mổ ở tuần tuổi thứ 12 là cho hiệu quả nhất.

4.1.4. Sinh trưởng tương đối của gà H’Mông

Trong chăn nuôi gia cầm, sinh trưởng tương đối được xác định theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là %. Kết quả về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.3.

Kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của gà trống, gà mái là tương đương nhau và đều đạt cao nhất ở tuần đầu tiên. Cụ thể ở con trống là 85,16%; con mái là 84,54%. Sau đó sinh trưởng tương đối giảm dần ở các tuần tuổi tiếp theo, từ tuần thứ 3 và thứ 4 tốc độ sinh trưởng giảm mạnh và thấp nhất ở tuần thứ 12 chỉ còn 9,33% ở con trống và 9,49% ở con mái.

Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà H’Mông giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi

ĐVT: % Tuần tuổi Trống Mái P n Mean ± SE n Mean ± SE 0-1 17 85,16 2,94 34 84,54 1,59 0,8416 1-2 17 60,23 3,20 34 62,84 1,50 0,4225 2-3 17 36,78 2,19 34 36,41 1,67 0,8919 3-4 17 35,00 1,26 34 33,99 1,35 0,6023 4-5 17 27,77 1,04 33 27,25 0,93 0,7199 5-6 17 25,39 1,21 33 25,37 1,38 0,1235 6-7 17 22,23 1,21 33 20,20 0,98 0,1964 7-8 17 18,10 1,02 32 17,54 0,70 0,6448 8-9 17 14,55 0,67 32 15,27 0,84 0,5338 9-10 17 14,49 0,75 31 13,01 0,83 0,2103 10-11 17 13,17 0,74 31 12,06 0,90 0,3644 11-12 17 9,33 0,90 31 9,49 0,65 0,4944

Theo tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) khi nghiên cứu về gà H’Mông cho biết sinh trưởng tương đối giai đoạn 1 tuần tuổi là 57,81%, kết thúc 12 tuần tuổi là 10,17%. So với giống gà Thái Hòa – Trung Quốc thì theo tác giả Trần Công Xuân và cs. (2002) tốc độ sinh trưởng tương đối của gà xương đen thịt đen đạt 55,5% ở con trống và 46,75% ở con mái (tuần đầu tiên) và sau đó giảm dần đến tuần 12 thì tốc độ sinh trưởng tương đối còn 12%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với các tác giả trên.

Sinh trưởng tương đối của gà H’Mông thí nghiệm còn được thể hiện trên hình 4.3.

Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà H’Mông

Sinh trưởng tương đối của gà H’Mông giảm dần qua các tuần tuổi và có xu hướng giảm mạnh từ tuần tuổi thứ 10 trở đi.

4.1.5. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà H’Mông

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm lấy thịt vì mục tiêu cơ bản là khai thác sản phẩm ở thời gian ngắn nhất với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất. Muốn có hiệu quả kinh tế cao cần phải xác định tuổi giết thịt thích hợp nhất, không chỉ tính khối lượng gia cầm khi giết thịt mà phải tính đến tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể.

Kết quả về khả năng thu nhận và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà H’Mông giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi được trình bày tại bảng 4.5.

Ở 1 tuần tuổi mức tiêu thụ thức ăn trung bình 7,40 g/con/ngày và mức tiêu tốn 1,30 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Sau đó lượng thu nhận thức ăn tăng dần đều, tính cho cả giai đoạn từ 1 -12 tuần tuổi gà H’Mông thu nhận trung bình 42,81 gam thức ăn/ngày và mức tiêu tốn thức ăn là 3,13 kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể.

Bảng 4.5. Thu nhận và hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở gà H’Mông (n=3) Tuần tuổi Thu nhận thức ăn

(g/con/ngày)

FCR

(Kg Tă/kg tăng khối lượng)

Mean ± SE Mean ± SE 1 7,40 ± 0,17 1,30 ± 0,01 2 16,58 ± 0,27 1,92 ± 0,02 3 20,56 ± 0,21 2,50 ± 0,05 4 28,31 ± 0,27 2,59 ± 0,14 5 34,23 ± 0,10 2,87 ± 0,01 6 42,75 ± 0,32 2,98 ± 0,03 7 48,28 ± 0,77 3,10 ± 0,06 8 49,35 ± 0,30 3,30 ± 0,01 9 61,36 ± 1,64 4,11 ± 0,04 10 65,51 ± 0,48 4,20 ± 0,01 11 68,71 ± 0,12 4,23 ± 0,01 12 70,63 ± 0,28 4,58 ± 0,05 Trung bình 42,81 ± 1,24 3,13± 0,16

Theo Phạm Công Thiếu và cs. (2009) gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghệp có mức tiêu tốn thức ăn là 3,76 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Theo Trần Văn Phùng và Trần Huê Viên (2006), gà H’Mông nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, tiêu tốn thức ăn tinh bổ sung là 5,22 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Theo Nguyễn Bá Mùi và cs. (2012), mức tiêu tốn thức ăn của gà Lông Cằm trung bình là 3,34 kg. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả trên.

4.2. NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ H’MÔNG

Kết thúc thí nghiệm sinh trưởng ở 12 tuần tuổi, 6 cá thể gà H’Mông (3 trống và 3 mái) được chọn ngẫu nhiên để đánh giá năng suất, chất lượng và thành phần hóa học của thịt. Các cá thể được chọn có khối lượng gần với khối lượng trung bình của cả đàn. Kết quả về năng suất thịt của gà H’Mông lúc12 tuần tuổi được trình bày tại bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6. Năng suất, tỷ lệ các phần thịt và nội tạng của gà H’Mông ở 12 tuần tuổi Chỉ tiêu Gà Trống (n=3) Mean ± SE Gà Mái (n=3) Mean ± SE Khối lượng cơ thể sống (g) 1206,7 ± 6,67 1026,7 ±17,6 Khối lượng thân thịt (g) 876,0 ± 8,19 743,7 ±12,9 Tỷ lệ thân thịt (%) 72,4 ± 0,01 72,6 ± 0,10 Tỷ lệ thịt lườn (%) 16,1 ± 0,12 15,6± 0,39 Tỷ lệ thịt đùi (%) 21,1 ± 0,11 20,9± 0,38

Tỷ lệ tim (%) 0,6± 0,01 0,5 ±0,03

Tỷ lệ gan (%) 3,8 ± 0,06 3,9± 0,06

Gà trống H’Mông được khảo sát năng suất thịt tại thời điểm 12 tuần tuổi có khối lượng là 1206,7 gam, tỷ lệ thân thịt đạt 72,4%, thịt đùi là 21,1 % và thịt lườn là 16,1%. Gà mái H’Mông tại thời điểm khảo sát có khối lượng là 1026,7 gam, tỷ lệ thân thịt là 72,6%, thịt đùi là 20,9%, thịt lườn là 15,6%. Kết quả về năng suất thịt của gà H’Mông trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Công Thiếu và cs. (2009) với tỷ lệ thịt xẻ đạt 72,47%, thịt đùi 21,52%, và thịt lườn 16,98%. Theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010), gà Ri ở 11 tuần tuổi có khối lượng là 1016,67 gam, tỷ lệ thân thịt là 67,77%, thịt đùi 20,38% và thịt lườn là 14,72%. Theo Nguyễn Bá Mùi và cs. (2012), tỷ lệ thân thịt của gà Lông Cằm tại thời điểm 15 tuần tuổi là 69,9%, thịt đùi là 22,25% và thịt lườn là 14,39%. Như vậy tỷ lệ thân thịt, thịt đùi và thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)