CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ H’MÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 50)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ H’MÔNG

Tỷ lệ mất nước bảo quản của thịt đùi ở gà H’Mông mái và trống lần lượt là 4,3 % – 4,5 %, ở thịt lườn lần lượt của gà trống và gà mái tương đương nhau là 2,5%. Tỷ lệ mất nước chế biến ở thịt đùi của gà mái và gà trống lần lượt là 21,5 – 22,4%, ở thịt lườn là 23,5 – 23,3% (bảng 4.7).

Bảng 4.7. Khả năng giữ nước, độ pH, màu sắc và độ dai của thịt gà H’Mông 12 tuần tuổi Chỉ tiêu Thịt đùi Mean ± SE Thịt lườn Mean ± SE Gà trống (n=3) Gà mái (n=3) Gà trống (n=3) Gà mái (n=3) Tỉ lệ mất nước bảo quản (%) 4,5 ± 0,19 4,3 ± 0,16 2,5 ± 0,05 2,5 ± 0,03 Tỉ lệ mất nước chế biến (%) 22,4 ± 0,30 21,5 ± 0,26 23,3 ± 0,14 23,5 ± 0,44 pH15 6,1 ± 0,08 6,1 ± 0,04 6,0 ± 0,09 6,1 ± 0,04 pH24H 5,9 ± 0,07 5,8 ± 0,01 5,8 ± 0,28 5,8 ± 0,01 Màu sáng L* 40,3 ± 1,06 40,1 ± 1,54 42,3 ± 0,22 42,3 ± 0,68 Màu đỏ a* 4,5 ± 0,19 4,9 ± 0,16 3,6 ± 0,34 3,5 ± 0,20 Màu vàng b* 4,5 ± 0,50 4,5± 0,28 4,3 ± 0,22 4,5 ± 0,20 Độ dai của thịt (kg) 2,5 ± 0,03 2,5 ± 0,01 2,4 ± 0,02 2,32± 0,03

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thúy và cs. (2010), tỷ lệ mất nước bảo quản của thịt gà Ri ở 14 tuần tuổi là 2,37%, mất nước chế biến là 20,67%. Cũng theo tác giả này tỷ lệ mất nước bảo quản của thịt gà H’Mông ở cùng tuần tuổi là 2,4%, mất nước chế biến là 24,54%. Theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010), tỷ lệ mất nước bảo quản của thịt gà Ri nuôi trong điều kiện nông trại chăn nuôi gà thả vườn là 3,65%, mất nước chế biến 17%, mất nước bảo quản của thịt gà Ri lai trong ở cùng tuần tuổi là 3,54 %, mất nước chế biến là 16,38%. Theo Schilling et al. (2008), tỷ lệ mất nước chế biến và mất nước tổng của thịt gà lần lượt là 17,9 -19% và 21,92 – 22,65%. Như vậy, chỉ tiêu mất nước trong bảo quản và chế biến của thịt gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp trong nghiên cứu này là bình thường và nằm trong giới hạn về chất lượng thịt gà của các nghiên cứu khác.

Giá trị pH15 của thịt đùi, thịt lườn ở gà trống và gà mái từ 6,0 - 6,1; giá trị pH24 từ 5,8 – 5,9. Như vậy, so sánh theo tính biệt của gà với giá trị pH ở thịt đùi và thịt lườn không có có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo Jaturasitha et al. (2008), giá trị pH15 và pH24 của thịt gà Thái Lan địa phương lần lượt là 5,89 và 5,77. Theo Yu et al. (2005), giá trị pH15 và pH24 của thịt gà địa phương Hàn Quốc lần lượt là 6,41 và 5,93. Theo Lê Thị Thúy và cs. (2010), giá trị pH15 và pH24 của gà Ri lần lượt là 6,02 và 5,69, của gà H’Mông lần lượt là 6,06 và 5,68. Như vậy kết quả giá trị pH của thịt gà H’Mông trong nghiên cứu này là bình thường tương đương với giống gà khác.

Màu sáng (L), màu đỏ (a), màu vàng (b) của thịt đùi gà trống và gà mái H’Mông lần lượt là 40,3; 4,5; 4,5 và 42,3; 3,6; 4;3. Tương tự màu sáng (L), màu đỏ (a), màu vàng (b) ở thịt lườn của gà trống và gà mái H’Mông lần lượt là 40,1; 4,9; 4,5 và 42,3; 3,5; 4,5. Theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010), màu sáng của thịt gà Ri là 48,52; màu sáng của thịt gà Ri lai là 49,62. Theo Lê Thị Thúy và cs. (2010), màu sáng của thịt gà Ri là 49,68; màu sáng của thịt gà H’Mông là 42,94. Màu sáng của thịt gà địa phương Thái Lan là 54,8 (Jaturasitha et al. , 2008). Khi so sánh với gà Ri của Việt Nam, gà địa phương của Thái Lan thì màu sáng của gà H’Mông thấp hơn. Điều này có cho thấy thịt gà H’Mông có màu sắc đặc trưng của giống, thịt gà H’Mông có hàm lượng sắt cao nên màu sắc thịt tối hơn theo tác giả Bùi Hữu Đoàn và cs. (2006) hàm lượng sắt trong thịt đùi của gà Hồ là 5,74 mg/100g). Khi so sánh với màu sắc thịt gà H’Mông trong nghiên cứu của Lê Thị Thúy và cs. (2010) cho thấy kết quả tương tự.

Độ dai của thịt gà trống và gà mái H’Mông từ 2,3 – 2,5 kg tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thúy và cs. (2010) (2,47kg). Cũng theo tác giả này độ dai của thịt gà Ri là 2,69 kg. Theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010), độ dai của thịt gà Ri là 2,15 kg và gà Ri lai là 1,73 kg. Theo Schilling et al. (2008), thịt gà được coi là dai khi có độ dai lớn hơn 4,5 kg, thịt gà không dai khi có độ dai nhỏ hơn 4,5 kg. Như vậy thịt gà H’Mông trong nghiên cứu này là bình thường, nằm trong giới hạn về chất lượng thịt gà nội Việt Nam của các nghiên cứu khác. 4.4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỊT GÀ H’MÔNG

Để đánh giá chất lượng thịt của gà H’Mông chúng tôi tiến hành phân tích các thành phần hóa học và thành phần acid amin của thịt gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi. Kết quả phân tích về thành phần hóa học và axit amin của thịt gà H’Mông được trình bày tại bảng 4.8 và bảng 4.9.

Bảng 4.8. Thành phần hóa học của thịt gà H’Mông lúc 12 tuần tuổi (n=6)

Chỉ tiêu Thịt đùi

Mean ± SE

Thịt lườn Mean ± SE Vật chất khô (%) 26,43± 0,38 26,55± 0,38 Hàm lượng protein thô (%) 19,76± 0,25 20,40± 0,12 Hàm lượng lipit thô (%) 1,46a± 0,03 0,67b ± 0,02 Hàm lượng khoáng tổng số (%) 1,30±0,05 1,32± 0,03 Hàm lượng sắt (mg/100g) 136,86± 3,27 137,73± 2,96

Chú thích: các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả phân tích cho thấy thành phần hóa học của thịt đùi và thịt lườn của gà H’Mông hầu hết không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, riêng chỉ tiêu hàm lượng lipit thô trong thịt đùi cao hơn trong thịt lườn với sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tỷ lệ vật chất khô trong thịt gà H’Mông từ 26,4 -26,5%. Hàm lượng protein thô từ 19,7 – 20,4%, hàm lượng lipit thô là 0,6 (thịt lườn)– 1,4% (thịt đùi), hàm lượng khoáng tổng số là 1,3%.

Theo Nguyễn Bá Mùi và cs. (2012), vật chất khô trong thịt đùi gà Lông Cằm 27,47 - 28,57%, hàm lượng protein thô là 19,36 - 20,25%, hàm lượng lipit thô là 4,44-4,99%. Theo Lê Thị Thúy và cs. (2010), tỷ lệ protein thô trong thịt gà H’Mông là 20,42%, thịt gà Ri là 20,9%. Cũng theo tác giả này hàm lượng lipit và khoáng tổng số trong thịt gà H’Mông là 1,06% và của thịt gà Ri lần lượt là 0,81 và 1,09%. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2010), hàm lượng protein thô trong thịt gà Ác Việt Nam là 23,86%, trong thịt gà Ác Thái Hòa là 21,98%. Như vậy kết quả nghiên cứu về tỷ lệ protein, lipit thô, khoáng tổng số trong thịt gà H’Mông là tương tự thịt của giống gà nội khác. Hàm lượng sắt trong thịt gà H’Mông là 136,8 -137 mg/100gam. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2010), hàm lượng sắt là 19,05 mg/100 gam thịt gà Ác Việt Nam; 18,68 mg/100 gam thịt gà Ác Thái Hòa. Như vậy hàm lượng sắt trong thịt gà H’Mông là lớn hơn rất nhiều so với thịt gà Ác.

Qua bảng 4.9 cho thấy trong thịt gà H’Mông có đầy đủ 8 loại acid amin thiết yếu, hàm lượng acid amin thiết yếu như: arginine (1,75%), histidine (0,56%). Hàm lượng arginine và histidine trong thịt gà Ai Cập lần lượt là 1,28 và 0,44%; trong thịt gà Ác lần lượt là 1,17 và 0,43% (Phùng Đức Tiến và cs., 2010). Như vậy hàm lượng arginine và histidine trong thịt gà H’Mông cao hơn trong thịt của gà Ai Cập, gà Ác ở nghiên cứu trên. Hàm lượng Isoleucine, Leucine, Lysine và Methionie trong thịt gà H’Mông lần lượt là 0,62; 1,33; 1,76 và 0,55%. Khi so sánh hàm lượng của các axit amin này trong thịt gà H’Mông với thịt gà Ai Cập, gà Ác thì thấy thấp hơn. Hàm lượng các axit amin có trong thịt phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thức ăn và phương thức chăn nuôi.

Bảng 4.9. Thành phần acid amin của thịt gà H’Mông lúc 12 tuần tuổi

Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu phân tích Kết quả (n=6)

Mean ± SE 1 Aspatic acid 2,10 ± 0,01 2 Glutamic acid 2,87 ± 0,05 3 Serine 0,94 ± 0,01 4 Glycine 0,74 ± 0,01 5 Histidine 0,56 ± 0,01 6 Arginine 1,75 ± 0,01 7 Threonine 0,81 ± 0,09 8 Alanine 1,34 ± 0,02 9 Proline 0,85 ± 0,01 10 Cystine 1,05 ± 0,00 11 Tyrosine 0,56 ± 0,01 12 Valine 0,57 ± 0,01 13 Methionie 0,55 ± 0,02 14 Lysine 1,76 ± 0,01 15 Iso – Leucine 0,62 ± 0,02 16 L – Leucine 1,33 ± 0,01 17 Phenylalanine 0,74 ± 0,01

Như vậy, thịt gà H’Mông có đầy đủ thành phần các loại axit amin và đặc biệt là có các axit amin thiết yếu, hàm lượng sắt cao, thịt gà H’Mông là thịt có giá trị dinh dưỡng cao và có thể được xem như là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng chất lượng, bồi bổ sức khỏe và tốt cho hệ tim mạch.

4.5. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ H’MÔNG 4.5.1. Năng suất sinh sản của gà H’Mông 4.5.1. Năng suất sinh sản của gà H’Mông

Năng suất sinh sản là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm lấy trứng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Kết quả về năng suất sinh sản của gà mái H’Mông thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.10.

Qua bảng 4.10 cho thấy, gà mái H’Mông có tuổi thành thục sinh dục là 151,67 ngày với khối lượng lúc thành thục sinh dục là 1323,8 kg. Kết thúc 38 tuần theo dõi gà H’Mông thuần có khối lượng là 1534,21 g. Theo tác giả Nguyễn Viết Thái và cs. (2011) khi nghiên cứu chỉ tiêu này cho biết gà H’Mông thành thục lúc 154 ngày và có khối lượng lúc thành thục là 1276,30g, khối lượng lúc 38

tuần tuổi là 1463,3g. Tác giả Phạm Công Thiếu (2009) thì gà H’Mông nuôi thả vườn có tuổi thành thục sinh dục là 152 ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Bảng 4.10. Năng suất sinh sản của gà H’Mông

Chỉ tiêu Mean ± SE

Tuổi thành thục sinh dục (ngày) 151,67 ± 0,33 Khối lượng gà lúc thành thục sinh dục (g) 1323,8 ± 5,57 Khối lượng gà lúc 38 tuần tuổi (g) 1534,21 ± 6,24 Năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi (quả/mái) 19,45 ± 0,11 Tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm (%) 16,78 ± 0,75 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) 6,58 ± 0,03

Năng suất trứng là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Kết quả thu được cho thấy, năng suất trứng của gà H’Mông lúc 38 tuần tuổi là 19,45 quả/mái, tỷ lệ đẻ đạt 16,78%. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thái (2012), tỷ lệ đẻ của gà H’Mông giai đoạn 37-40 tuần tuổi trung bình là 34,07%. So sánh với giống gà Ri theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng (2016), tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Ri lúc 38 tuần tuổi là 39,94%; 55,92 quả/mái.

Hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Đối với gà đẻ trứng thương phẩm, hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng hay 10kg trứng (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009). Chỉ tiêu này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa mang ý nghĩa kỹ thuật, vừa mang ý nghĩa kinh tế, đánh giá sức sản xuất của gia cầm, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm và quyết định lợi nhuận kinh tế của người chăn nuôi. Qua kết quả thu được cho thấy, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà H’Mông là 6,58 kg. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thái và cs. (2011) tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà H’Mông thuần là 3,44 kg thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này là cao hơn. Tác giả Lương Thị Hồng và cs. (2007) cho biết tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà H’Mông là 3,46kg, gà mái lai F1(H’Mông x Ai Cập) là 2,49 kg.

4.5.2. Thành phần hóa học của trứng gà H’Mông

Thành phần hóa học của trứng là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng đánh giá chất lượng trứng. Ở các loài gia cầm khác nhau thì thành phần hóa học của trứng cũng khác nhau, kết quả về thành phần hóa học của trứng gà H’Mông

được trình bày tại bảng 4.11. Thành phần hóa học của trứng gà H’Mông bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ, những chất này phân bổ trên các thành phần chính của trứng như vỏ trứng, lòng đỏ và lòng trắng trứng. Trong nghiên cứu này chúng tôi phân tích các chỉ tiêu về thành phần hóa học của trứng trên lòng đỏ và lòng trắng trứng.

Bảng 4.11. Thành phần hóa học của trứng gà H’Mông (n=12)

Chỉ tiêu Lòng đỏ Mean ± SE Lòng trắng Mean ± SE Vật chất khô (%) 50,51a ± 1,01 12,18b ± 0,05

Hàm lượng protein thô (%) 16,51a ± 0,76 9,45b ± 0,09 Hàm lượng lipit thô (%) 29,50a± 0,73 0,06b ± 0,01 Hàm lượng khoáng tổng số (%) 2,43a ±0,1 0,57b ± 0,02

Chú thích: các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vật chất khô của lòng đỏ trứng chiếm 50,51%, protein là 16,51%, lipit là 29,50% và hàm lượng khoáng tổng số là 2,41%. Kết quả phân tích trên lòng trắng trứng cho thấy, vật chất khô là 12,18%, protein thô là 9,45%, lipid thô là 0,06 và hàm lượng khoáng tổng số là 0,57%. Theo Al-Obaidi và cs. (2011) lòng trắng trứng gà có 11,43% protein, 0,02% lipit, lòng đỏ trứng gà có 16,59% protein và 33,72% lipit. Như vậy, trứng gà H’Mông có chất lượng tốt và các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn chất lượng trứng của các giống gà nội.

4.5.3. Chất lượng trứng của gà H’Mông

Để đánh giá chất lượng trứng gà H’Mông chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng tại tuần tuổi 28 với 30 quả trứng, gồm các chỉ tiêu: Khối lượng trứng, đường kính quả trứng, chỉ số hình dạng, độ chịu lực, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, độ dày vỏ, màu sắc và đơn vị Haugh. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Chất lượng trứng của gà H’Mông (n=30) (n=30) Chỉ tiêu Mean ± SE Khối lượng trứng (g) 38,10 ± 0,79 Đường kính lớn (mm) 47,87 ± 0,34 Đường kính nhỏ (mm) 37,43 ± 0,31 Chỉ số hình dạng 1,27 ± 0,79 Độ chịu lực (kg/cm2) 3,82 ± 1,05 Chỉ số lòng đỏ 0,40 ± 0,01 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 29,67 ± 0,22 Chỉ số lòng trắng 0,10 ± 0,00 Tỷ lệ lòng trắng (%) 59,07 ± 0,34 Độ dày vỏ (mm) 0,37 ± 0,01 Tỷ lệ vỏ (%) 11,26 ± 0,16 Màu sắc lòng đỏ 8,08 ± 0,28 Đơn vị Haugh 89,42 ± 0,98 + Khối lượng trứng

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Khối lượng trứng trung bình của gà H’Mông thuần lúc 28 tuần tuổi là 38,10g. Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Công Thiếu và cs. (2009) thì khối lượng trứng của gà H’Mông thuần lúc 29 tuần tuổi là 37,94g, còn theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thái (2012) thì khối lượng trứng của gà H’Mông lúc 26-27 tuần tuổi là 39,32g. Nguyễn Huy Đạt và cs. (2006), trứng gà Ri lúc 28 tuần tuổi là 36,5g. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được ở chỉ tiêu này là tương đương với kết quả của các tác giả trên.

+ Chỉ số hình dạng

Hình dạng trứng của các loài, giống khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, phụ thuộc vào cấu tạo, đặc điểm co bóp của ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng. Chỉ số hình dạng có liên quan đến tỷ lệ ấp nở và chỉ số này trung bình ở trứng gà là 1,32. Kết quả thu được của chúng tôi về chỉ số hình dạng của gà H’Mông là 1,27. Tác giả Lương Thị Hồng và cs. (2007) cho biết, chỉ số hình dạng trứng của gà H’Mông thuần là 1,31, gà lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)