nguyên nhân và giải pháp khắc phục vv.
Đối với công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ, theo số liệu tổng hợp bước đầu, tính đến tháng 5/2005, các Bộ, ngành đã tổ chức kiểm tra theo thẩm quyền được 3.632 văn bản, bước đầu đã phát hiện trên 400 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Kết quả phân loại, đánh giá sơ bộ về những dấu hiệu trái pháp luật cho thấy: Văn bản có nội dung trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, sai thẩm quyền cần huỷ bỏ, bãi bỏ chiếm tỷ lệ từ 4 đến 5%; không đảm bảo về căn cứ pháp lý là trên 20%; sai về tên cơ quan ban hành, sai số, ký hiệu văn bản chiếm tỷ lệ trên 15%; sai về thể thức và kỹ thuật trình bày chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng 50%; sai về ký, đóng dấu văn bản chiếm từ 5 đến 6%.
Đối với công tác tự kiểm tra văn bản, tính đến tháng 5/2005 các bộ, ngành đã tự tổ chức kiểm tra 1.383 văn bản, bước đầu đã phát hiện 383 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Một số bộ, ngành bước đầu đã triển khai tương đối tốt công tác tự kiểm tra như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Nội vụ…Tuy nhiên cũng còn nhiều bộ, ngành chưa thực sự quan tâm đến công tác này nên chưa kịp thời phát hiện để tự xử lý đối với những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do bộ, ngành mình ban hành [05].
2.5. Nhận xét chung về công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ. của các cơ quan cấp bộ.
2.5.1. ƣu điểm:
- Thứ nhất, công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn soạn thảo và ban hành VBQPPL. VBQPPL.
Trong hoạt động soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao, cụ thể để có những bước tiến mới nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đối với VBQPPL được ban hành. Các cơ quan cấp bộ nhìn chung đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn việc soạn thảo và ban hành VBQPPL. Các vấn đề được quan tâm là việc cải tiến thủ tục, quy trình soạn thảo và ban hành VBQPPL một cách
khoa học và tổ chức thực hiện nghiêm túc; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, xử lý và hệ thống hoá văn bản để nâng cao chất lượng của văn bản.
Trong đó, đã kịp thời xây dựng được các quy định về soạn thảo và ban hành VBQPPL trên những hình thức như: xây dựng quy chế riêng hoặc lồng ghép trong các văn bản khác. Các quy định về soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ được quy định trong các văn bản như quy chế làm việc của cơ quan, quy chế soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt có cơ quan bộ đã ứng dụng công nghệ hành chính hiện đại trong quản lý để xây dựng một quy trình chuẩn soạn thảo và ban hành VBQPPL của bộ, ngành mình. Đó là áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 - một bộ tiêu chuẩn đưa ra những yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng. Trên cơ sở đó để xây dựng các quy trình quản lý, trong đó có quy trình soạn thảo và ban hành văn bản.
Chính phủ đã đánh giá như sau về VBQPPL của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: “trong một, hai năm gần đây, công tác ban hành VBQPPL theo thẩm quyền của nhiều bộ, ngành được quan tâm và có nhiều tiến bộ so với trước. Một số bộ, ngành đã ban hành Quy chế soạn thảo và ban hành VBQPPL hoặc Quy chế kiểm tra, xử lý VBQPPL, tạo nên những chuyển biến tích cực công tác này, vì thế chất lượng và tiến độ văn bản được ban hành đã được nâng lên nhiều, đem lại hiệu quả nhất định cho hoạt động quản lý nhà nước trong từng bộ, ngành, từng lĩnh vực” [05].