Thứ tƣ, một số văn bản ban hành chƣa phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi, trái với văn bản của cơ quan cấp trên, không đảm bảo tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 86 - 89)

tính khả thi, trái với văn bản của cơ quan cấp trên, không đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp.

Để VBQPPL đi vào cuộc sống và có khả năng thực hiện đòi hỏi nội dung văn bản phải phù hợp với thực tế và có tính khả thi. Tuy nhiên, trong số những VBQPPL do cơ quan cấp bộ ban hành có một số văn bản sau khi ban hành đã bộc lộ những bất cập về việc chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi. Ví dụ:

Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT- BYT- BTC ngày 25/7/2005 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc kê khai giá, niêm yết giá thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người. Văn bản này có một số nội dung không phù hợp với thực tiễn khi quy định về việc niêm yết giá. Tại điểm a, khoản 3, mục II của Thông tư quy định “Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc phải niêm yết giá bán buôn tại nơi bán buôn và không được cao hơn giá đã niêm yết, đồng thời phải niêm yết giá bán lẻ thuốc bằng cách in hoặc dán hoặc ghi giá bán lẻ thuốc lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài đựng thuốc trước khi bán buôn thuốc cho các cơ sở bán buôn khác, cơ sở điều trị hoặc cho cơ sở bán lẻ”. Quy định này mục đích tạo sự thống nhất về giá thuốc trên thị trường nhưng lại không phù hợp với thực tiễn vì “nhà sản xuất”“cơ sở nhập khẩu” không thể tính được những chi phí của cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ để niêm yết về giá bán lẻ. Đồng thời quy định này cũng không phù hợp với quy luật cạnh tranh của thị trường. Từ quy định không phù hợp với thực tế đã dẫn đến việc thực hiện không đầy đủ và nghiêm túc.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng VBQPPL do các cơ quan cấp bộ ban hành có nội dung trái với văn bản của cơ quan cấp trên, không ít trường hợp, văn bản hướng dẫn vô hiệu hoá văn bản của cấp trên. Ví dụ:

- Theo tinh thần của Pháp lệnh người cao tuổi (ban hành năm 2000), khoản 4, Điều 6, Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Pháp lệnh đã quy định: “Người từ 90 tuổi trở lên, nếu không có lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ ngân sách địa phương”.

Thế nhưng tại khoản 2, mục III của Thông tư số 16/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09/12/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP đã quy định “người cao tuổi đủ 90 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội thàng tháng tại cộng đồng tối thiểu bằng 45.000đ/tháng”. Như vậy quy định này bổ sung thêm một điều kiện nữa là “không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống”, tức là đã thu hẹp đối tượng được thụ hưởng chính sách so với quy định của Nghị định và Pháp lệnh nói trên. Bên cạnh đó Thông tư còn quy định tại mục II: “Người cao tuổi từ đủ 100 tuổi trở lên thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế với mệnh giá 50.000đ/người/năm hoặc khám bệnh miễn phí theo cơ chế thực thanh, thực chi tại các cơ sở y tế quy định tại Điều 1 của Quyết định số 139/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10/2002 về khám chữa bệnh cho người nghèo”. Như vậy có nghĩa là người cao tuổi chỉ được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế với điều kiện đã trọn 100 tuổi và bước sang tuổi 101.

Quy định này chưa phù hợp với thực tiễn vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới 8 triệu người cao tuổi của nước ta. Nó chưa phản ánh đúng truyền thống trọng lão của dân tộc ta đã từng được khẳng định tại Hội nghị Diên Hồng năm 1285 dưới thời nhà Trần và chưa phản ánh đúng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời văn bản này còn trái với chủ trương đúng đắn của cơ quan cấp trên trong Pháp lệnh và Nghị định.

- Trong Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT- VKSNDTC-BCA-BTP- BQP-BTC ngày 25/3/2004 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính V/v hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH. Tại điểm 2.5 phần II của Thông tư này hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế của người bị oan như sau: “Người bị oan chưa có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó hàng tháng không có thu nhập ổn định thì không được bồi thường theo quy định tại Điều 9 của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ”. Tuy nhiên quy định trong văn bản trên đã trái với quy định tại Điều 9 của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 “Người bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù có thu nhập ổn định nhưng đã bị mất do bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường khoản thu nhập đó”.

- Công văn số 1250/BTP-BTTP ngày 16/8/2004 của Bộ Tư pháp gửi UBND các tỉnh, Sở Tư pháp và Đoàn luật sư các tỉnh về hướng dẫn thi hành khoản 1 Điều 42 của Pháp lệnh Luật sư và khoản 2 Điều 41 của Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Luật sư có những vi phạm pháp luật về hình thức và nội dung như sau:

+ Vi phạm về hình thức: Nội dung của văn bản có chứa quy phạm pháp luật đáng lẽ ra phải dùng thông tư nhưng lại dùng hình thức công văn hướng dẫn.

+ Vi phạm về nội dung: Nội dung hướng tại điểm a, khoản 2 của công văn quy định: “Ban chủ nhiệm đoàn luật sư có thể xem xét, kết nạp vào Đoàn luật sư những người tuy không thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Pháp lệnh luật sư, nhưng đã có thời gian công tác pháp luật với chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Sở Tư pháp từ 5 năm trở lên nay đã nghỉ công tác”. Hướng dẫn này không đúng quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Pháp lệnh luật sư. Bởi vì theo quy định tại Điều 10 thì để gia nhập Đoàn luật sư cần phải có một trong những điều kiện là phải tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh luật sư. Thế nhưng trong các đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư mà Điều 9 quy định không có Giám đốc, Phó giám đốc của các Sở Tư pháp.

Điểm b, khoản 2 của công văn quy định: “Đối với những đoàn luật sư sau ngày 01/10/2004 mà số lượng luật sư của Đoàn còn dưới 3 luật sư thì ngoài các đối tượng kể trên, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể xem xét kết nạp những người có thời gian công tác pháp luật với chức danh chuyên viên pháp lý, giảng viên luật, thẩm tra viên, điều tra viên, công chứng viên, chấp hành viên, thanh tra viên từ 10 năm trở lên nay đã nghỉ công tác ”.

Nội dung này cũng trái với Pháp lệnh, vì theo Pháp lệnh chỉ điều tra viên cao cấp, chuyên viên pháp lý cao cấp, nghiên cứu viên pháp lý cao cấp mới được miễn đào tạo nghề luật sư để được kết nạp, các đối tượng còn lại không được miễn (khoản 3 Điều 9 và khoản 1 Điều 10).

Không những vậy, có những văn bản do các cơ quan cấp bộ ban hành không đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp, ví dụ:

Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/01/2003 của Bộ Công an hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới quy định “Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy”. Quy định này đã hạn chế quyền sở hữu của công dân được quy định tại Điều 58 của Hiến pháp năm 1992 và khoản 1 Điều 221 của Bộ luật hình sự:“Công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị”; gián tiếp tạo ra những thủ tục rườm ra, gây khó khăn trong các giao dịch mua bán xe máy, buộc người mua phải chi thêm những khoản tiền vô lý (nhờ người đăng ký, xin xác nhận chưa đăng ký xe lần nào…). Trong thực tế, quy định này cũng không phải là giải pháp hữu hiệu nhằm tiến tới giảm dần số vụ tai nạn giao thông và khắc phục được tình trạng ùn tắc. Bởi vì nếu một người dù mua nhiều xe nhưng ra đường cũng chỉ sử dụng được một chiếc. Trước sức ép của dư luận và qua việc kiểm tra, giám sát theo chuyên đề về tình hình soạn thảo và ban hành VBQPPL của Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 8, ngày 23/11/2005 Bộ Công an “chữa cháy” bằng việc ban hành Thông tư số 17/2005/TT-BCA Về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó quy định tại phần II về “Các giấy tờ của chủ xe khi đến đăng ký xe” được sửa đổi, bổ sung như sau: Bỏ quy định “Mỗi người chỉ được đăng ký 01 xe mô tô hoặc xe gắn máy”. Đồng thời trong hồ sơ đăng ký xe không phải có thêm bản phô-tô giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Các nội dung khác của Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/01/2003 không được đề cập tại Thông tư này vẫn tiếp tục được thực hiện. Như vậy sau gần 3 năm, quy định vô lý không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi trên mới chấm dứt (Ngày 14/12/2005 tại Hà Nội đã thực hiện việc đăng ký xe tại 7 quận nội thành sau 2 năm, 11 tháng, 01 ngày thực hiện quy định vô lý trên).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)