định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá Thông tin;
- Căn cứ Nghị định 142/CP của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ;
- Căn cứ Nghị định số 62/CP của Chính phủ hướng dẫn về quản lý và sử dụng con dấu;
- Căn cứ Thông tư số 40/1998/TT-TCCP của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ về tổ chức hệ thống các lưu trữ…”
Cách phân chia kết cấu nội dung văn bản và đánh số thứ tự các chương, mục, điều, khoản chưa hợp lý về kết cấu.
Trong các VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan cấp bộ, thông tư là văn bản có chức năng giải thích hướng dẫn thi hành với số lượng lớn và thường có nội dung dài. Qua nghiên cứu một số thông tư được ban hành, chúng tôi thấy một số văn bản chưa hợp lý:
Việc một số Thông tư được kết cấu dưới dạng điều – khoản; một số khác lại có kết cấu dưới dạng chương – mục; một số khác lại có kết cấu gồm các điểm. Ví dụ:
- Thông tư số 05/2001/TT-BKHĐT ngày 30/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có bố cục được chia thành điều – khoản.
- Thông tư số 05/2001/TT-NHNN ngày 31/5/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ mua bán và mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức lại được cấu tạo thành các chương, mục .
Thông tư này được chia thành 3 chƣơng, dưới chương là các mục:
Chương I: Những quy định chung I. Giải thích từ ngữ
II. Đối tượng áp dụng:
Chương II: Những quy định cụ thể I. Nghĩa vụ bán ngoại tệ cho ngân hàng
II. Các nguồn thu vãng lai không phải thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho ngân hàng
III. Quyền mua ngoại tệ của tổ chức IV. Trách nhiệm của ngân hàng V. Trách nhiệm của tổ chức VI. Xử lý vi phạm
Chương III Điều khoản thi hành.
- Thông tư liên tịch số 10/2001/TTLT-BLĐTBXH- TWĐTNCSHCM ngày 31/5/2001 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm về thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Văn bản này có kết cấu gồm 6 điểm:
1. Đối tượng 2. Điều kiện
3. Hồ sơ thương binh
4. Hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ
5. Trách nhiệm thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong 6. Tổ chức thực hiện
Việc đánh số thứ tự của các kết cấu nội dung văn bản cũng chưa hợp lý.
Ví dụ:
Thông tư số 12/1999/TT-BTP ngày 25/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch.
Kết cấu của Thông tư này như sau: