- Lưu văn bản theo quy định của pháp luật.
3.4. Thƣờng xuyên rà soát và hệ thống hoá các VBQPPL, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp.
những văn bản không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Để trở thành nhà nước pháp quyền, vấn đề cơ bản là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có chất lượng cả về nội dung và hình thức.
Theo quy luật, xã hội luôn vận động và thay đổi nên đòi hỏi pháp luật của Nhà nước cũng phải thay đổi cho phù hợp. Do đó pháp luật không tránh khỏi lạc hậu so với sự vận động và phát triển của xã hội. Vì vậy đòi hỏi cần phải loại bỏ những quy phạm pháp luật đã lỗi thời, thay vào đó những văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn. Cụ thể là các cơ quan cấp bộ cần phải thường xuyên rà soát và hệ thống hoá pháp luật để loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp, đề nghị ban hành văn bản mới thay thế hoặc sửa đổi bổ sung đối với văn bản có liên. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, không nên để một thời gian dài mới lại rà soát một lần. Thông qua việc rà soát, tiến tới thống nhất danh mục các văn bản hiện hành trong tổng tập theo chuyên để, chuyên ngành, từng lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân có điều kiện hơn và dễ dàng tiếp xúc, tìm hiểu thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật.
Các cơ quan cấp bộ phải có trách nhiệm rà soát, hệ thống hoá VBQPPL do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành có liên quan đến chức năng quản lý ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Để làm được điều này, tổ chức pháp chế (Vụ pháp chế) của cơ quan cấp bộ phải chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc bộ rà soát, tập hợp, hệ thống hoá VBQPPL liên quan đến quản lý ngành, lĩnh vực.