định những vấn đề, sự việc mang tính quy phạm pháp luật.
Một số cơ quan cấp bộ dùng hình thức văn bản hành chính thông thường (thông báo và công văn hành chính) để quy định, quyết định các vấn đề sự việc mang tính quy phạm pháp luật, Ví dụ:
- Công văn số 3945/TC/TCT ngày 27/4/2001 của Bộ Tài chính V/v thu thuế theo tỷ lệ nội địa hoá sản xuất, lắp ráp xe gắn máy;
- Công văn số 7333 TC/TCT ngày 02/7/2004 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với dự án ODA không hoàn lại;
Với những nội dung quan trọng có chứa quy phạm pháp luật liên quan đến nhiều đối tượng trong một phạm vi không gian rộng cần được điều chỉnh
bằng một VBQPPL chứ không phải dùng công văn hành chính. Theo chúng tôi trong hai trường hợp trên cần dùng hình thức Thông tư để điều chỉnh.
Theo quy định hiện hành tại khoản 3, Điều 3 của Nghị định số 161/2005/NĐ-CP đối với những văn bản có chứa quy phạm pháp luật như công văn, thông báo, điện báo, hướng dẫn và các giấy tờ hành chính khác thì phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật [64].
Mặc dù Luật BHVBQPPL đã quy định rằng VBQPPL chỉ bị sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ khi có một VBQPPL khác thay thế. Nhưng trong thực tế còn có không ít trường hợp một số cơ quan dùng văn bản hành chính để sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.Ví dụ:
Công văn số 7024 TC/NSNN ngày 25/6/2004 của Bộ Tài chính V/v Đính chính Quyết định số 41/2004/QĐ-BTC ngày 21/4/2004 “ Huỷ bỏ điểm 12 theo thứ tự quy định tại danh mục các văn bản có các điểm bãi bỏ kèm theo Quyết định số 41/2004/QĐ-BTC ngày 21/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, như vậy điểm 4 phần II Thông tư số 83/2001/TT-BTC ngày 04/10/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành
Bộ Tài chính xin đính chính để các bộ, cơ quan trung ương, các tổng công ty 90, 91 biết để tiếp tục triển khai thực hiện điểm 4 phần II Thông tư số 83/2001/TT-BTC ngày 04/10/2001 của Bộ Tài chính” .
Như vậy, trường hợp trên Bộ Tài chính đính chính về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật bằng một công văn hành chính là không đúng. Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 của Nghị định số 161/2005/NĐ-CP đã quy định về việc điính chính VBQPPL như sau:
" 2. Việc đính chính văn bản quy phạm pháp luật dã ban hành hoặc được đăng Công báo phải dựa trên cơ sở đối chiếu với văn bản gốc và không được làm thay đổi nội dung quy định trong bản gốc.
Chỉ đính chính đối với lỗi chính tả hoặc sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật. Việc đính chính văn bản không áp dụng đối với những sai sót về căn cứ ban hành, thẩm quyền, nội dung văn bản quy phạm pháp luật" [64].