pháp luật với số lượng có xu hướng tăng dần do đòi hỏi của thực tiễn. Số chuyên gia này chưa được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về kiến thức pháp luật, năng lực phân tích chính sách và kỹ năng lập pháp, ít có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các nước có nền khoa học pháp lý tiên tiến. Đây là một thực trạng chung ở các cơ quan cấp bộ. Ví dụ:
Bộ Tư pháp trong năm 2005 đã chủ trì soạn thảo 74 VBQPPL, thẩm định 305 VBQPPL. Với số lượng văn bản lớn như vậy đòi hỏi đội ngũ chuyên viên làm công tác soạn thảo, thẩm định, thẩm tra phải đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản chưa thật đồng đều, đang có sự bất cập, chưa ngang tầm trước đòi hỏi của sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội và hội nhập với quốc tế [9].
- Thứ tƣ, thiếu cơ chế hợp lý về phân công và phối hợp trong soạn thảo văn bản: thảo văn bản:
Về sự phối hợp giữa các đối tượng liên quan trong việc soạn thảo và ban hành VBQPPL nếu thực hiện không tốt cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của VBQPPL. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo với các cơ quan khác còn rất hạn chế và không phân định rõ trách nhiệm. Đặc biệt là cơ chế phối hợp liên ngành trong việc soạn thảo, chuẩn bị, lấy ý kiến vào dự thảo.
Việc tổ chức xin ý kiến đóng góp, nhất là đối với những văn bản do liên ngành ban hành thường gặp khó khăn do không thống nhất quan điểm, chờ đợi hoặc thuyết phục nhau mất rất nhiều thời gian, hoặc ''khoán trắng'' cho cơ quan chủ trì. Vì thế các văn bản liên ngành thường bị kéo dài. Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết do thành viên Ban soạn thảo gồm đại diện của
nhiều bộ, ngành, các thành viên thường rất bận rộn với công việc của cơ quan mình nên hoạt động của Ban soạn thảo (tổ soạn thảo) gặp khó khăn. Mặt khác cũng có biểu hiện do bảo vệ lợi ích cục bộ của bộ, ngành nên có tình trạng khi tham gia còn phải vừa chờ đợi, vừa thuyết phục nhau. Ví dụ:
Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao về miễn, giảm án phí, tiền phạt để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án dân sự thông qua ngày 14/01/2004. Dự kiến văn bản này sẽ ban hành trong tháng 3/2005 nhưng do phải “chờ ý kiến” của TANDTC nên đến ngày Quốc hội họp về kiểm tra giám sát về tình hình ban hành VBQPPL (23/11/2005) vẫn chưa ban hành.