Thực trạng kinh tế du lịch Ninh Bình trước năm 1996

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của đảng bộ tỉnh ninh bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 27 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Tiềm năng du li ̣ch Ninh Bình và thực trạng kinh tế du lịch của tỉnh

1.1.2. Thực trạng kinh tế du lịch Ninh Bình trước năm 1996

Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp đã mở ra công cuộc đổi mới toàn diện đối với tất cả các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Trong mấy năm đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thử nghiệm và chuyển đổi mau lẹ về mô hình tổ chức ngành du lịch Việt Nam cho phù hợp với sự chuyển đổi giai đoạn phát triển kinh tế mới của đất nước. Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Qui định 244/QĐ-HĐNN, giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch quản lí nhà nước đối với ngành du lịch. Đến tháng 12/1991, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ lại quyết định chuyển chức năng quản lí nhà nước đối với ngành du lịch sang Bộ Thương mại và Du lịch.

Trước thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam và tiếp tục phát triển quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII (1991) đã đặt ra việc phát triển du lịch như là một nội dung của đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại. Trong “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú

và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch” [26, tr 350].

Năm 1992, Tổng cục Du lịch Việt Nam được lập lại đã đánh dấu sự chuyển đổi về tổ chức bộ máy của ngành du lịch. Sau khi lập lại Tổng cục Du lịch, công tác quản lí nhà nước về du lịch được tăng cường, qui hoạch tổng thể về du lịch được khẩn trương thực hiện. Hệ thống doanh nghiệp được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hóa ngành nghề, cơ sở vật chất từng bước nâng cấp và tích cực xây dựng mới. Mối quan hệ quốc tế về du lịch theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ của đội ngũ những người làm công tác du lịch từng bước được nâng lên; công tác tuyên truyền, quảng cáo, thông tin, tiếp thị được chủ động. Vì vậy thị trường du lịch được mở rộng, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước cũng như doanh thu từ du lịch không ngừng được tăng lên.

Ngày 14/10/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 46- CT/TW về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới. Bản Chỉ thị đã nêu lên quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành du lịch đến năm 2000. Trong đó Chỉ thị đã khẳng định phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội. Phát triển du lịch phải gắn liền với mở rộng giao lưu, hợp tác để phát triển du lịch quốc tế đồng thời chú trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Chỉ thị 46-CT/TW của Đảng đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

Trong bối cảnh chung của du lịch cả nước như vậy, Ninh Bình mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng ngành du lịch lại phát triển tương đối muộn so với các ngành kinh tế khác trong tỉnh và so với nhiều địa phương

khác trong cả nước do chịu tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội riêng ở địa phương.

Ngày 26/12/1991, tại kì họp thứ 10, Quốc hội khoá VIII đã thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh, phân định lại địa giới một số tỉnh, trong đó có quyết định về việc chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Hà. Thực hiệc chủ trương của Bộ chính trị và nghị quyết của Quốc hội, ngày 7/1/1992, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh ra các quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo chia tách tỉnh. Ngày 13/1/1992, Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh ra Nghị quyết số 32-NQ/TU lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, thành lập lại 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.

Tỉnh Ninh Bình được tái lập trên cơ sở giữ nguyên trạng vị trí địa lí, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình thời điểm hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh (tháng 2/1976). Diện tích tự nhiên 1386 km2, gồm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã (5 huyện: Hoàng Long, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Kim Sơn và 2 thị xã: Ninh Bình, Tam Điệp) với tổng số 121 xã, 11 phường, thị trấn, dân số 823.496 người. Toàn tỉnh có khoảng 370.000 lao động.

Khi tái lập tỉnh Ninh Bình, bộ máy tổ chức, cán bộ trong hệ thống chính trị các cơ quan, tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình đến các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh vừa thiếu đồng bộ. Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống xã hội trong tình trạng thấp kém, lạc hậu, nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi được xây dựng trước đây bị xuống cấp nghiêm trọng.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn như vậy, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đặc biệt chú trọng đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm. Ngành du lịch mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng chưa được quan tâm đầy đủ. Ngày 7/5/1992, UBND tỉnh Ninh Bình quyết định thành lập Công ty du lịch Ninh Bình. Cơ sở ban đầu chỉ có khách sạn Hoa Lư ở cạnh núi Kỳ Lân (đường Trần Hưng Đạo, thị xã Ninh Bình). Tổng số cán bộ, nhân viên là 150 người. Nguồn vốn đầu tư cho du lịch vô cùng eo hẹp. Cơ sở hạ tầng, vật chất yếu kém. Ngoài khách sạn

Hoa Lư, chỉ có một xí nghiệp sản xuất dịch vụ du lịch và 2 nhà hàng thuộc công ty. Khách sạn Hoa Lư có 32 phòng ngủ, trong đó có 5 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, 3 phòng ăn, 1 quầy Bar và 1 phòng lễ tân. Nhu cầu về hệ thống khách sạn phục vụ du lịch đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cấp và hoàn thiện.

Sau ngày thành lập, Công ty đã sớm triển khai việc từng bước tu bổ khách sạn, ổn định tổ chức, tập trung hoàn thiện dự án du lịch năm 1993 - 2005, đồng thời bắt đầu tổ chức công tác tuyên truyền, quảng cáo, tuyển chọn và hợp đồng với trường Đại học Kinh tế quốc dân mở lớp khoá I, đào tạo 38 nhân viên du lịch cho ngành, nhằm chuẩn bị thực hiện các dự án.

Tháng 12/1992, Đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XII họp, cùng với việc kiện toàn lại bộ máy tổ chức, Đảng bộ tỉnh đã nhanh chóng đề ra các chỉ tiêu, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đối với vấn đề thương mại, du lịch, dịch vụ nói chung, Đảng bộ tỉnh chủ trương: “Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống thương mại, dịch vụ phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống”. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XII về phát triển du lịch, ngành du lịch Ninh Bình đã nhanh chóng triển khai thực hiện nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành.

Trong giai đoạn này, hệ thống các điểm du lịch Ninh Bình được quy hoạch thành 3 cụm:

1. Cụm du lịch trung tâm bao gồm: Khu đền Đinh Lê, hang Quàn, hang Muối, xuyên thuỷ động, động An Tiêm; Tam Cốc động; Nam thiên đệ nhị động, Bích Động và Động Tiên; Đền Thái Vi; Chùa Bàn Long và Thiên Tôn động.

2. Cụm du lịch vùng rừng: Rừng cổ nguyên sinh Cúc Phương; Đầm Cút - Đá Hàn; Suối nước khoáng Kênh Gà; Nam thiên đệ tam động - Địch Lộng và đền Đinh (Gia Phương - Gia Viễn).

3. Cụm du lịch Kim Sơn: Quần thể kiến trúc văn hoá nhà thờ đá Phát Diệm; Bãi săn bắn biển Cồn Thoi.

Ngoài ra còn một số điểm rải rác khác núi Non Nước; phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; động Tam Giao; bãi săn bắn Ghềnh (Tam Điệp)…

Trong những năm 1992 - 1995, với việc đưa vào khai thác các cụm du lịch trọng điểm trên, ngành du lịch Ninh Bình liên tục phát triển cả về lượng khách (từ 6.380 lên 240.302 lượt) và doanh thu (từ 904 triệu đồng lên 9.842 triệu đồng). Đặc biệt là sau khi ổn định về tổ chức, kinh tế du lịch giai đoạn 1992 - 1993 đã có bước tiến đáng kể. So với 6.380 lượt khách năm 1992, lượng khách du lịch đến Ninh Bình năm 1993 tăng mạnh, đạt 23.688 lượt, tăng gấp 4 lần so với năm trước. Nhờ đó doanh thu của ngành du lịch cũng tăng từ 904 triệu đồng (1992) lên 3.400 triệu đồng (1993). Giai đoạn này, trên tổng số 8 đơn vị huyện, thị của tỉnh mới chỉ có 3 đơn vị có doanh thu về du lịch, đó là: huyện Hoàng Long (huyện Nho Quan sau này); huyện Hoa Lư và thị xã Ninh Bình.

Dấu hiệu đáng mừng nhất đối với du lịch Ninh Bình giai đoạn này là lượng khách quốc tế đến Ninh Bình ngày càng nhiều. Năm 1992, mới chỉ có 126 khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình nhưng đến năm 1993 đã tăng lên 1.059 người và đến năm 1995 con số này đạt 86.094 người. Có được kết quả này là do công tác thông tin, quảng cáo, mở rộng quan hệ, hợp tác với các công ty nước ngoài của Công ty du lịch Ninh Bình được tăng cường một cách hiệu quả. Bên cạnh đó còn phải kể đến những cố gắng trong hoạt động của các đơn vị kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng trên địa bàn. Con số này tuy tăng lên không đáng kể nhưng là một trong những điều kiện quan trọng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Ninh Bình.

Tuy nhiên, trong những năm đầu của thâ ̣p kỷ 90, cũng như nhiều đi ̣a phương khác trên cả nước, ở Ninh Bình du li ̣ch còn là một ngành kinh tế khá mới mẻ. Nhâ ̣n thức của các cấp ủy Đảng , của chính quyền, của ngành du lịch về vai trò nhiều mă ̣t của du li ̣ch còn ở mức ha ̣n chế . Vì vậy, kinh tế du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về cơ chế , chính sách . Nguồn tài

nguyên du li ̣ch phần lớn vẫn còn ở da ̣ng tiềm năng , chưa được khai thác, mô ̣t số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới da ̣ng quy hoa ̣ch mà chưa triển khai thành các dự án đầu tư cu ̣ thể , hoă ̣c đã lâ ̣p dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn châ ̣m... nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du li ̣ch . Mô ̣t số tai biến tự nhiên bất lợi như lũ quét , bão lụt, ngâ ̣p úng... cùng những tác động tiêu cực của con người như chă ̣t phá rừng hay khai thác vâ ̣t liê ̣u xây dựng bừa bãi ... cũng gây cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, mô ̣t số vùng cảnh quan bi ̣ ô nhiễm và xuống cấp. Hơn nữa, do ha ̣n chế về nguồn vốn nên hê ̣ thống cơ sở ha ̣ tầng , vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t phục vụ cho phá t triển du li ̣ch còn sơ sài , chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hoạt động xúc tiến , quảng bá hình ảnh du li ̣ch chưa được chú tro ̣ng . Trình độ dân trí còn thấp , nguồn nhân lực và đ ội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch còn thiếu về số lượng , yếu về chất lượng , lao đô ̣ng nhàn rỗi , thiếu viê ̣c làm còn nhi ều. So với các ngành k inh tế khác , du li ̣ch còn là một ngành kinh tế non trẻ và phát triển khá mờ nhạt, chiếm tỷ tro ̣ng nhỏ trong cơ cấu giá tri ̣ sản xuất kinh tế của tỉnh.

Với thực tra ̣ng phát triển trên của ngành du lịch , Đảng bô ̣ tỉnh Ninh Bình cần có nhận thức đúng đắn về vị trí , vai trò của du li ̣ch trong phát triển kinh tế từ đó đề ra những chủ trương, biê ̣n pháp cu ̣ thể, sát thực hơn nữa trong chỉ đạo để khẩn trương khắc phục những khó khăn , hạn chế trong ngành du lịch; nhanh chóng ổn định tổ chức, bô ̣ máy quản lý nhà nước về du li ̣ch ; củng cố, xây dựng cơ sở vật chất; đào tạo nhân lực để trong tương lai có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu phục vụ lượng khách du lịch ngày một đông lên. Bên cạnh đó, sớm mở rộng sự hợp tác, đầu tư với các công ty nước ngoài, nhanh chóng rút ngắn giai đoạn thiếu vốn và giải quyết những khó khăn mà bước đi đầu tiên đang gặp phải.

Mặc dù vâ ̣y, những cố gắng, nỗ lực của ngành du lịch Ninh Bình và những đóng góp của ngành vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh trong những năm đầu sau khi tái lập rất đáng được ghi nhận. Những kết quả

đã đạt được này là những bước đi cơ bản, có ý nghĩa đặt nền móng cho những bước phát triển tiếp theo của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của đảng bộ tỉnh ninh bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)