Lao động ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của đảng bộ tỉnh ninh bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 73 - 75)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình những

2.2.2. Lao động ngành du lịch

Nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng và rất đáng quan tâm trong việc phát triển du lịch ở Ninh Bình. Trong 10 năm qua (2001 -

2010), số lao động làm du lịch trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2001, toàn tỉnh thu hút được 5.510 lao động hoạt động kinh doanh du lịch thì đến năm 2009 đã có hơn 6.350 lao động tham gia vào kinh doanh

du lịch trong đó lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 1.000 người, lao động gián tiếp là 5.350 người. Ngành du lịch đang phấn đấu đến năm 2015 con số này sẽ tăng lên hơn 20.000 trong đó lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.000-10.000 người, lao động gián tiếp là 20.000 người. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch của Trung ương Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nói riêng trong những năm đầu thiên niên kỷ mới.

Một trong những điểm đáng chú ý của du lịch Ninh Bình trong 10 năm đầu thế kỷ mới là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng cao 72% tổng số lao động ngành. Số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng cũng tăng mạnh. Năm 2005 có 85 lao động, năm 2010 tăng lên hơn 200 lao động. Lao động có trình độ ngoại ngữ cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2001, toàn ngành mới chỉ có 90 lao động có trình độ ngoại ngữ, đến năm 2010 đã tăng lên hơn 400 lao động. Với đội ngũ lao động này, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho phát triển du lịch.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động, ngay từ năm 2005, toàn ngành đã thực hiện xong quy hoạch cán bộ (cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp) theo sự chỉ đạo của Ban tổ chức Tỉnh ủy, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý được duy trì đều đặn hàng năm; chế độ tiền lương, sắp xếp quản lý được triển khai kịp thời góp phần tạo điều kiện cho cơ sở quản lý tốt lao động.

Hàng năm đã tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ tiếng Anh cho nhiều cán bộ, viên chức của Sở. Năm 2010, tỉnh đã ưu tiên dành nguồn kinh phí, liên kết tổ chức đào tạo khoá đầu tiên ngành hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nấu ăn, lễ tân… cho gần 300 người, (ưu tiên những người có hộ khẩu Ninh Bình) tại Trường Đại học Hoa Lư, nhằm cung cấp cho ngành du lịch một lực lượng lao động chuyên nghiệp, có trình độ. Tháng 12/2010, Sở Văn

hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội du lịch Ninh Bình và Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng kỹ năng quản lý khách sạn du lịch cho các đối tượng là cán bộ quản lý tại các khu, điểm du lịch, chủ các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm tại lớp học có ý nghĩa tích cực trong việc bồi dưỡng, cập nhật và làm mới lại các kiến thức, kỹ năng quản lý khách sạn - du lịch của đội ngũ cán bộ quản lý điểm đến du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch, thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững.

Bên cạnh việc đào tạo chính quy, ngành du lịch còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp… cho cán bộ quản lý, nhân viên ở các Ban, Trạm quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn như Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Trạm quản lý khu du lịch Vân Long, Khu di tích Cố đô Hoa Lư; mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng về xây dựng nếp sống văn minh văn hoá trong du lịch cho người dân các địa phương tham gia hoạt động bán hàng, chụp ảnh, chèo đò, lễ tân… ở các danh lam thắng cảnh, các nhà hàng, khách sạn. Với quan điểm “mưa dầm thấm lâu”, các bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng được ngành du lịch tổ chức liên tục hàng năm, luân phiên giữa các khu, điểm du lịch đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong quá trình phục vụ khách du lịch và xây dựng hình ảnh điểm đến của địa phương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của đảng bộ tỉnh ninh bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)