7. Bố cục của luận văn
1.2. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong những
1.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình trong những năm 1996 - 2000
Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong 5 năm (1996 - 2000), ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, ổn định tổ chức và bước đầu đi vào phát triển. Ngành du lịch và mạng lưới dịch vụ du lịch dần được hình thành.
Từ sau khi UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định số 87/QĐ-UB ngày 25/1/1995 về việc thành lập Sở Du lịch Ninh Bình, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh được đặt dưới sự quản lí thống nhất của Sở Du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi và hết sức cần thiết trong vấn đề quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch. Nhờ đó, số lao động làm việc trong ngành du lịch tăng mạnh. Nếu như năm 1996, toàn ngành chỉ có 46 lao động do Sở trực tiếp quản lí thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên 5.500 người, trong đó có 338 lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch do Sở trực tiếp quản lí. Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch được nâng lên đáng kể. Năm 2000, trong tổng số 338 lao động do Sở Du lịch quản lí đã có 23 lao động có trình độ đại học và cao đẳng, 121 lao động có trình độ trung cấp, 79 lao động có trình độ ngoại ngữ. Thu nhập bình quân/ tháng của mỗi lao động đạt trung bình 400 nghìn đồng. So với giai đoạn trước thì đây là những con số đáng mừng và là những bước tiến rất có ý nghĩa đối với sự phát triển vững chắc của ngành du lịch Ninh Bình giai đoạn sau.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nói chung, giai đoạn 1996 - 2000, đầu tư giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 1992 - 1995. Mạng lưới điện lực phát triển, 100% số xã, phường, thị trấn đã có điện sinh hoạt. Đối với ngành du lịch, địa bàn du lịch ngày càng được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp. Trong 5 năm (1996 - 2000), ngành du lịch tập trung tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng một số khu di tích gắn liền với hình ảnh của du lịch Ninh Bình như: Vân Long, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư... Năm 1997, dự án “Quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Cốc - Bích Động” được lập và phê duyệt theo Quyết định số 89/1997/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Theo đó, Sở Du lịch đã kế thừa công tác chuẩn bị đầu tư về đường bộ từ quốc lộ 1A vào Tam Cốc - Bích Động từ Sở Giao thông - Vận tải và tiếp tục dự án đầu tư cải tạo bến thuyền, hồ trung tâm và nạo vét sông Ngô Giang. Đến năm 1999, UBND tỉnh lại phê duyệt bản: “Định hướng phát triển không gian du lịch Tam Cốc - Bích Động
đến năm 2010”. Đây là khu du lịch nổi tiếng từ lâu của Ninh Bình, phong cảnh sơn thủy hữu tình, vốn được mệnh danh là “Hạ Long cạn”. Với những “dấu ấn” đã lưu lại từ trước trong lòng du khách, việc quy hoạch lại không gian du lịch Tam Cốc - Bích Động một cách hợp lí sẽ giúp nơi đây trong tương lai trở thành điểm du lịch văn hóa, sinh thái lí tưởng.
Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Cùng với xu hướng chung của cả nước, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình đã không ngừng nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống khách sạn phục vụ ăn, nghỉ với tổng giá trị là 6,5 tỷ đồng Việt Nam gồm: Khách sạn Thùy Anh, Khách sạn Kinh Đô, Khách sạn Hòa Bình, Khách sạn Thanh Bình, Khách sạn Tháng Tám, khách sạn Thanh Thủy. Nhìn chung, các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch đã tăng về số lượng, qui mô và phương thức hoạt động. Năm 1992, toàn tỉnh chỉ có duy nhất một khách sạn Hoa Lư được tách ra từ Công ty du lịch Hà Nam Ninh với 33 phòng nghỉ; năm 1995 đã tăng lên 25 cơ sở lưu trú với 240 phòng và đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 35 cơ sở lưu trú (3 cơ sở lưu trú thuộc sở hữu của nhà nước và 32 cơ sở lưu trú thuộc sở hữu tư nhân) với tổng số phòng tăng gấp đôi (500 phòng). Trong đó có 18 khách sạn, 10 nhà nghỉ, nhà khách, 7 khu du lịch và 1 làng du lịch; 12 cơ sở đạt chuẩn, 1 cơ sở được xếp hạng 2 sao. Tuy nhiên, về cơ bản các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh qui mô còn nhỏ, trang thiết bị, nội thất chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch thương mại.
Các cơ sở ăn uống phục vụ ăn uống cũng được mở mang. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Theo thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2000 cả tỉnh có 13 cơ sở phục vụ ăn uống với 2.134
ghế. Mặc dù vậy, cần phải chú ý đến các vấn đề như: vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ, giá cả…
Trong giai đoạn này (1996 - 2000), nhằm đạt được mục tiêu “Phấn đấu để tỉnh ta sớm trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của đất nước” [43, tr 47] được đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch đã nhận được sự quan tâm tập trung chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND và lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Ninh Bình với phương châm: hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chính là chiếc cầu nối để đưa du khách trong và ngoài nước đến với non nước Ninh Bình.
Hình ảnh về du lịch Ninh Bình từ lâu đã được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến với những địa danh nổi tiếng như thắng cảnh Tam Cốc -
Bích Động; quần thể di tích cố đô Hoa Lư; vườn quốc gia Cúc Phương với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới điển hình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn… Vì vậy, trong những năm qua, để góp phần nâng cao hơn nữa hình ảnh của du lịch Ninh Bình, ngành du lịch đã cho xây dựng các bài thuyết minh ở các điểm du lịch nổi tiếng như đền thờ vua Đinh, vua Lê; nhà thờ đá Phát Diệm; khu du lịch Tam Cốc - Bích Động,… bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh để làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên hướng dẫn du khách. Thông qua đó, các du khách trong và ngoài nước đến với Ninh Bình có thể tìm hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống, ý nghĩa và giá trị của các khu di tích. Đồng thời, tham gia tuyên truyền báo ảnh trên báo Ninh Bình, báo Nhân dân, Tuần tin tức, báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Du lịch… Tổ chức các hội chợ, hội thảo với qui mô vừa và nhỏ để quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình. Sửa chữa, nâng cấp, hoàn chỉnh các biển chỉ dẫn, biển quảng cáo du lịch ở các xã Gia Xuân (Gia Viễn), Trường Yên (Hoa Lư),…
Hàng năm, phối hợp với Sở văn hóa thông tin và các ban ngành tổ chức thành công lễ hội Trường Yên - lễ hội truyền thống lớn nhất, mang nhiều ý nghĩa, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Năm 2000, Sở Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng qui chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001 - 2005 làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 2000, Sở Du lịch đã tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế tại các tỉnh miền Trung, miền Nam, tham gia triển lãm các gian hàng hội chợ Xuân Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đạt 5 giải toàn quốc.
Về kết quả kinh doanh du lịch, giai đoạn 1996 - 2000 nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của du lịch Ninh Bình nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn này tăng mạnh.
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển du lịch giai đoạn 1996 - 2000 Nội dung Đvt 1996 1997 1998 1999 2000 Lượt khách Lượt 205.800 234.104 307.698 405.600 450.000 -Khách quốc tế - 66.650 60.667 83.048 96.400 111.000 -Khách nội địa - 139.150 174.437 224.650 309.200 340.000 Doanh thu (thuần túy du lịch) Triệu đồng 17.000 20.000 27.553 27.275 28.000 Nộp NSNN - 2.000 2.500 3.100 2.750 3.500 Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Trong 5 năm, toàn ngành du lịch Ninh Bình đón được gần 1,8 triệu lượt khách. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Ninh Bình ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong những năm 1996 - 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới bắt đầu lan rộng đã tác động tiêu cực đến hầu hết các nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Năm 1996, lượng khách quốc tế đến Ninh Bình sụt giảm, chỉ đạt 83,31% so với dự
báo trong Quy hoạch 1995 (dự báo đạt 80 ngàn lượt khách), năm 1997 chỉ đạt 68,17% so với dự báo (dự báo đạt 89 ngàn lượt khách). Đến năm 1998, 1999, nền kinh tế thế giới và khu vực có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, mặc dù vậy ngành du lịch vẫn chưa khôi phục được mức tăng trưởng như trước khi xảy ra khủng hoảng. Bắt đầu vào năm 2000, cùng với xu hướng hồi phục chung của du lịch cả nước, du lịch Ninh Bình cũng có những tín hiệu lạc quan, lượng khách quốc tế đã tăng trở lại, đạt 111.000 lượt khách.
Bên cạnh đó, lượng khách nội địa đến Ninh Bình cũng tăng đều qua các năm, từ 139,15 nghìn lượt khách (năm 1996) tăng lên 340 nghìn lượt khách (năm 2000). Đáng chú ý là giai đoạn 1997 - 1999, lượng khách du lịch nội địa chiếm đến 75% tổng lượng khách du lịch đến toàn tỉnh. Các điểm tham quan như Vườn quốc gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động… là những địa chỉ quen thuộc của các đoàn khách trong nước đến với Ninh Bình. Khách du lịch nội địa đến đây nhiều một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người lao động trong cả nước, đặc biệt là từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, từ Huế, Đà Nẵng tới. Lượng khách này chủ yếu là học sinh, sinh viên đi tham quan, dự trại hè tại Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, Nhà thờ đá Phát Diệm… và một lượng lớn khách du lịch tham gia vào các chương trình lễ hội tại cố đô Hoa Lư, đền Thái Vi, đền Dâu… Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 - 1999 của dòng khách nội địa đạt 26,04%.
Cùng với sự tăng lên của lượng khách du lịch, tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh thu du lịch được xác định dựa trên các tiêu chí như mức chi tiêu trung bình của khách du lịch, số lượng khách và số ngày lưu trú trung bình của khách… Nếu như năm 1996 tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 17 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã tăng lên gấp 1,64 lần để đạt mức 28 tỷ đồng. Tính chung cả giai đoạn 1996 - 2000, doanh thu của ngành du lịch Ninh Bình đạt 119,83 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn này là 26%/năm. Về cơ cấu doanh thu du lịch, khách du lịch đến Ninh Bình (cả
khách quốc tế và khách nội địa) đều chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ ăn uống và lưu trú (chiếm 57%). Doanh thu từ các dịch vụ khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi, giải trí… chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. Đây là một hạn chế cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của Ninh Bình.
Tuy nhiên, với mức tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng góp phần đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tính tổng các khoản mà ngành du lịch Ninh Bình đã nộp cho ngân sách nhà nước từ 1996 đến 2000 là 15,58 tỷ đồng. Ngoài ra, việc phát triển kinh tế du lịch còn tạo ra một lượng doanh thu xã hội đáng kể đối với các địa phương biết khai thác lợi thế về du lịch. Năm 1998, ngoài Công ty du lịch Ninh Bình còn có 37 hộ kinh doanh cố định, 70 thợ ảnh, 1.280 số đò và hàng trăm tay kim làm hàng thêu ren. Ước tính doanh thu của các thành phần kinh tế này năm 1998 đạt khoảng 9 tỷ đồng. Trên thực tế, việc phát triển du lịch đã tạo ra việc làm cho cộng đồng dân cư trong khu, điểm du lịch thông qua các dịch vụ du lịch, đem lại lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với việc phát triển nông nghiệp thuần túy.
* * *
Như vậy, có thể thấy, Ninh Bình là tỉnh có thế mạnh về tiềm năng du lịch, với sự phong phú, đa dạng cả về TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. Trong 5 năm (1996 - 2000) thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ; trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngành du lịch Ninh Bình đã không ngừng vươn lên khắc phục những khó khăn ban đầu của thời kì tái lập tỉnh, kế thừa những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước, phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực, đạt được nhiều thành tích, kết quả quan tro ̣ng trên các lĩnh vực hoạt động. Những cố gắng, nỗ lực đi lên
của ngành du lịch Ninh Bình đã được BCH Đảng bộ tỉnh (Khóa XII) ghi nhận trong “Báo cáo tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội” đọc tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII: “Ngành du lịch đã xây dựng được qui hoạch tổng thể 1995 - 2010, hình thành và bước đầu đi vào khai thác một số điểm du lịch trong tỉnh. Số khách đến du lịch ngày càng đông, doanh thu ngày càng tăng” [43, tr 19].
Tuy nhiên tốc đô ̣ phát triển du li ̣ch chưa tương xứng với tiềm năng và thế ma ̣nh củ a Tỉnh. Viê ̣c đầu tư cơ sở ha ̣ t ầng mới chỉ bắt đầu , còn dàn trải , viê ̣c thu hút đầu tư vào các khu du li ̣ch còn ha ̣n chế . Hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác tự nhiên, chưa ta ̣o ra được sản phẩm du li ̣ch đô ̣c đáo , có sức hút khách cao . Có nơi còn làm nghèo đi các sản phẩm du lịch tự nhiên , môi trường, cảnh quan bị xâm hại do không nghiên cứu kỹ , trâ ̣t tự an ninh còn bất câ ̣p. Cơ sở lưu trú và hê ̣ thống di ̣ch vu ̣ du li ̣ch chất lượng chưa cao nên phần đông khách du li ̣ch đều đến và đi trong ngày do vâ ̣y chưa tâ ̣n du ̣ng được nguồn thu. Đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý , hướng dẫn viên và phu ̣c vụ kinh doanh du lịch còn quá nhỏ bé , lại chưa được đào tạo nên trình độ chuyên môn, nghiệp vu ̣ còn yếu , chất lượng phu ̣c vu ̣ ha ̣n chế , chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
Trước những khó khăn và ha ̣n chế đó, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cần phải