Đảng bộ tỉnh Ninh Bình với chủ trương phát triển kinh tế du lịch trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của đảng bộ tỉnh ninh bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 33 - 40)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong những

1.2.1. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình với chủ trương phát triển kinh tế du lịch trong

trong những năm 1996 - 2000

1.2.1. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vớ i chủ trương phát triển kinh tế du lịch trong những năm 1996 - 2000 lịch trong những năm 1996 - 2000

Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ 1986), các ngành kinh tế nước ta nói chung đã dần bước ra khỏi tình trạng khủng hoảng và bước đầu đi vào phát triển ổn định. Riêng đối với ngành du lịch, từ sau Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới”, đã có những biến chuyển và tiến bộ cơ bản trong hoạt động kinh doanh, quản lí nhà nước, đầu tư cơ sở hạ tầng và tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch.

Ngày 25/5/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 307/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2000”. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế quy hoạch này còn chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc phát triển du lịch gắn với việc chống tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Bước sang giai đoạn mới, giai đoạn 1996 - 2000, với chủ trương đưa du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng phong phú về TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã nêu rõ: “Triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn

hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau” [26, tr 568]. Đại hội cũng nhấn mạnh, phát triển du lịch trong thời gian tới phải chú trọng tới đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật nhất là việc nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở lưu trú hiện đại, có chất lượng phục vụ tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đẩy mạnh huy động vốn và các nguồn lực trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hóa một số khách sạn hiện có nhằm huy động tối đa các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp. Bên cạnh đó, ngành du lịch phải không ngừng mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm và thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để việc phát triển du lịch đạt kết quả cao nhất.

Trong giai đoạn này, Đảng cũng chủ trương sự nghiệp du lịch cần được tiếp tục phát triển theo tinh thần của Chỉ thị số 46-CT/TW về “Lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới” với 3 quan điểm cơ bản:

- Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh du lịch dưới sự quản lí thống nhất của Nhà nước, trong đó doanh nghiệp Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo.

- Mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế, đồng thời chú trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Mục tiêu của ngành du lịch đến năm 2000 là “đổi mới và phát triển các cơ sở và phương thức kinh doanh phục vụ, tạo được các sản phẩm du lịch

mang tính dân tộc, kết hợp với tính hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đón khách du lịch và những chỉ tiêu kinh tế, xã hội Nhà nước giao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và lành mạnh du lịch Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI” [26, tr 642]. Để thực hiện phương hướng và mục tiêu trên, các cấp ủy, các tổ chức đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác du lịch; chỉ đạo các cơ quan nhà nước tăng cường quản lí; ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, luật pháp về công tác du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; chỉ đạo ngành du lịch đổi mới quản lí; phối hợp với các ban ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội để hướng dẫn, tổ chức phát triển du lịch theo đúng pháp luật…

Đến những năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á đã cuốn nền kinh tế nhiều nước trên thế giới vào vòng suy thoái, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Ngành du lịch nước ta, sau một thời gian dài tăng trưởng liên tục, đã chững lại và sụt giảm cả về lượng khách, doanh thu và thu hút đầu tư. Trước tình hình ấy, Tổng cục Du lịch đã trình Chính phủ đề án phát triển du lịch trong tình hình mới, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm chặn đà suy giảm, phục hồi tăng trưởng và tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển khi bước vào thiên niên kỷ mới. Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị đã có kết luận, ra Thông báo số 179/TB-TW về việc phát triển du lịch trong tình hình mới. Từ đó, Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập; Chương trình hành động quốc gia về Du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 với tiêu đề “Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện trong 2 năm 2000 - 2001.

Năm 1999, dựa trên tinh thần Chỉ thị 46-CT/TW và quan điểm của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nhằm phát triển kinh tế du lịch đúng với vị trí của nó, tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngày 8/2/1999, Ủy ban

Thường vụ Quốc hội (Khóa X) đã thông qua Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10, có hiệu lực kể từ ngày 1/5/1999. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam bao gồm 9 chương, 56 điều với những qui định chung và qui định cụ thể về các vấn đề: bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển TNDL; xúc tiến du lịch; khách du lịch; kinh doanh du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch; quản lý nhà nước về du lịch;… Pháp lệnh đã khẳng định lại vị trí của ngành du lịch “là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [44, tr 6]. Việc ban hành Pháp lệnh nhằm điều chỉnh các hoạt động du lịch; xác định quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp lệnh Du lịch ra đời năm 1999 là khung pháp lý cao nhất, là bước ngoặt quan trọng khẳng định vai trò của Ngành và thể chế hóa đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và có định hướng mục tiêu rõ ràng.

Tiếp đó, ngày 13/2/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 23/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối các hoạt động về du lịch.

Như vậy, trong 5 năm (1996 - 2000), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến việc phát triển kinh tế du lịch trên phạm vi cả nước. Đây là cơ sở để ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ tầm cỡ trong khu vực” [26, tr 474] mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra.

Ninh Bình là một địa phương nằm trong vùng ĐBSH, sự phát triển kinh tế - xã hội trong một thời gian dài dựa trên kinh tế truyền thống là nông

nghiệp. Cùng với sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình cũng đã xác định vai trò của công nghiệp và dịch vụ, trong đó, du lịch được đánh giá là ngành kinh tế có nhiều triển vọng trên cơ sở khai thác những lợi thế về vị trí và tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương.

Tháng 4/1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII họp (từ ngày 25/4 đến ngày 27/4/1996) trong “Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đến năm 2000” đã khẳng định phải “chấn chỉnh và tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành du lịch và thương mại”

[66, tr 47]. Riêng đối với ngành du lịch phải “tạo bước chuyển biến thực sự mạnh mẽ, toàn diện, có hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh” [66, tr 47]. Mặc dù trong thời gian trước mắt, kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, chưa có nhiều điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật cho ngành du lịch, nhưng về mặt lâu dài, chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Ninh Bình là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII cũng nhấn mạnh, trên cơ sở bản “Quy hoạch tổng thể du lịch Ninh Bình giai đoạn 1995 - 2010”, với khả năng vốn đầu tư cho phép, bằng huy động từ nhiều nguồn, tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng (đường, khách sạn) tại các điểm du lịch, trước hết là điểm Tam Cốc -

Bích Động, cố đô Hoa Lư, thị xã Ninh Bình. Phát triển du lịch phải chú ý đến việc bảo tồn giá trị cảnh quan và môi trường theo luật định, không được gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội. Phân định rõ quản lí Nhà nước và quản lí sản xuất, kinh doanh. Chấn chỉnh, tăng cường tổ chức dịch vụ du lịch theo hướng gọn nhẹ, hợp lí, hiệu quả, không gây phiền hà cho khách du lịch. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao chất lượng phục vụ. Giải quyết tốt mối quan hệ, có quy chế cụ thể, tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa du lịch với các ngành, địa phương, cơ sở có điểm du lịch. Khuyến

khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch. Phát triển du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực để đảm bảo tính liên kết vùng để tạo thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh. Đồng thời, không ngừng đẩy mạnh quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư và lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình.

Đảng bộ tỉnh cũng xác định, bên cạnh vai trò kinh tế, phát triển du lịch còn có ý nghía đặc biệt trong việc tạo ra sự gia tăng của các ngành kinh tế có liên quan như thương mại, giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp… Hơn thế nữa, sự phát triển du lịch Ninh Bình còn tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương có thêm nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập thông qua việc tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch. Qua đó, từng bước xây dựng một nông thôn mới, một nông thôn văn minh lấy du lịch - dịch vụ làm cơ sở để phát triển trù phú, thịnh vượng.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, tháng 8/1996, UBND tỉnh Ninh Bình ra Kế hoạch 19/KH-UBND về vấn đề “Thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2000”, nhằm đưa các hoạt động kinh doanh du lịch trong toàn tỉnh đi vào hoạt động nề nếp và có hiệu quả hơn.

Trong 5 năm (1996 - 2000), Đảng bộ tỉnh chủ trương tích cực triển khai trên thực tế dự án “Qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1995 - 2010” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 949/QĐ-UB ngày 22/9/1995. Coi đây là công cụ đắc lực và hữu hiệu cho công tác quản lí và phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới. Theo dự án quy hoạch này, không gian du lịch Ninh Bình bao gồm các yếu tố chính sau:

- Các điểm du lịch:

+ Các điểm thuộc khu vực Hoa Lư

+ Các điểm du lịch thuộc khu vực Tam Cốc - Bích Động + Nhà thờ Phát Diệm

+ Vườn quốc gia Cúc Phương

- Các cụm du lịch:

+ Cụm Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động - thị xã Ninh Bình + Cụm Cúc Phương - Kỳ Phú

+ Cụm Phát Diệm - Cồn Thoi

+ Cụm Địch Lộng - Đầm Cút - Kênh Gà

- Các tuyến du lịch:

+ Tuyến thị xã Ninh Bình - Hoa Lư

+ Tuyến thị xã Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động

+ Tuyến thị xã Ninh Bình - Địch Lộng - Đầm Cút - Kênh Gà

+ Tuyến thị xã Ninh Bình - Cúc Phương - Kỳ Phú - Căn cứ Quỳnh Lưu + Tuyến thị xã Ninh Bình - Phát Diệm - Cồn Thoi - Hòn Nẹ

+ Các tuyến du lịch liên tỉnh gồm các tuyến theo trục Quốc lộ 1 và Quốc lộ 10

- Định hướng đầu tư theo lãnh thổ:

+ Dự án 1: Khu trung tâm thị xã Ninh Bình, cố đô Hoa Lư (trước 2000) + Dự án 2: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và phụ cận (trước 2000) + Dự án 3: Tổ chức điều hành các tuyến du lịch nội tỉnh (trước 2000) + Dự án 4: Phát triển cụm du lịch Nhà thờ đá và các cơ sở dịch vụ ven sông Kim Sơn (trước 2000)

+ Dự án 5: Dự án du lịch ven biển Cồn Thoi - Hòn Nẹ

+ Dự án 6: Khai thác khu du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương (trước 2000)

+ Dự án 7: Dự án điểm nước nóng Kỳ Phú (sau 2000)

+ Dự án 8: Khai thác khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và phụ cận Như vậy, có thể thấy tổ chức không gian của quy hoạch du lịch Ninh Bình 1995 được xây dựng trên cơ sở phát triển 4 điểm du lịch trọng điểm; 4 cụm du lịch; 5 tuyến du lịch nội tỉnh và 2 tuyến du lịch liên tỉnh. Việc thực

hiện tổ chức không gian này được triển khai thông qua 8 dự án đầu tư trọng điểm với 6/8 dự án sẽ được triển khai thực hiện trước năm 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của đảng bộ tỉnh ninh bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)