7. Bố cục của luận văn
2.2. Quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình những
2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
* Số lượng khách du lịch:
Trong những năm từ 2001 đến 2010, nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng bộ tỉnh trong việc huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa, tôn tạo các di tích, danh thắng, các khu du lịch, khách sạn, nhà nghỉ; cùng với việc ngành du lịch Ninh Bình chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn… nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng.
Trong 10 năm toàn ngành đón được hơn 13 triệu lượt khách, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt xấp xỉ 22%. Trong 4 năm trở lại đây, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng đột biến, tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 25%.
Năm 2010, tỉnh Ninh Bình dự kiến thu hút khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, nhưng chỉ 5 tháng đầu năm toàn tỉnh đã đạt 2,3 triệu lượt khách, tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 35%. Có được kết quả trên là do năm 2010 được coi là một "cơ hội vàng” đối với ngành du lịch Việt Nam, với hàng loạt các sự kiện lớn được tổ chức trong nước, mà tiêu điểm là năm du lịch quốc gia 2010 hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ninh Bình là một trong những điểm đến quan trọng trong tour du lịch đặc sắc "Hành trình qua các kinh đô Việt cổ" phục vụ cho Năm Du lịch quốc gia 2010. Hơn nữa, việc đầu tư xây dựng và
đưa vào khai thác một số khu du lịch mới, trọng điểm như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Vân Long… đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 2001 - 2010
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
Tổng số
khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa Số lượng % tăng so với năm
trước
Số lượng % tăng so với năm trước
Số lượng % tăng so với năm trước 2001 510.700 13,24 159.850 44,01 350.850 3,19 2002 647.072 26,70 254.375 59,13 329.697 11,93 2003 739.671 14,31 218.805 -13,98 520.866 32,64 2004 877.343 18,61 287.900 31,58 589.443 13,17 2005 1.021.236 16,46 329.847 14,57 619.389 17,30 2006 1.186.988 16,23 375.017 12,04 811.971 31,09 2007 1.518.559 27,93 457,902 22,11 1.060.639 30,63 2008 1.900.888 25,18 584.400 27,62 1.316.488 24,12 2009 2.390.905 25,78 601.785 2,97 1.789.120 35,90 2010 3.232.412 35,19 721.051 19,81 2.511.361 40,36 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình
Bên cạnh sự tăng lên về lượng khách, cơ cấu khách cũng có sự thay đổi rõ nét. Khách quốc tế đến Ninh Bình chiếm trung bình khoảng trên 30% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình từ 2001 đến 2010 đạt trên 21%. Trong 10 năm, cũng có những thời điểm do tình hình thế giới có nhiều biến động, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2003, do thế giới chịu tác động mạnh của các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, bão lụt; dịch bệnh (SARS và cúm gia cầm) nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng có sụt giảm so với những năm trước. Đến năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngành Du lịch lại một lần nữa trải qua giai đoạn khó khăn và đầy thách thức
nhưng với những chủ trương, chính sách kích cầu du lịch phù hợp, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng dần phục hồi trở lại.
Thị trường khách nội địa cũng ngày được mở rộng. Năm 1995 lượng khách du lịch nội địa tới Ninh Bình với con số khiêm tốn là 122.500 khách thì đến năm 2010, con số này đã tăng gấp 20,5 lần sau 15 năm phát triển, đạt 2.511.361 lượt khách. Trong cả thời gian này, lượng khách nội địa luôn chiếm tỷ trọng trên 69% tổng lượng khách (khoảng trên 9 triệu lượt khách), với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 24%. Từ sau năm 2000 đến nay, cả nước bắt đầu thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/1 tuần và tăng số ngày nghỉ cuối tuần lên 2 ngày, cho phép nghỉ bù nếu các ngày lễ trong năm trùng vào 2 ngày cuối tuần khiến cho thời gian nghỉ của cán bộ, công chức tăng lên là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng khách du lịch nội địa đến Ninh Bình tăng lên một cách đáng kể. Nhất là 4 năm trở lại đây, do du lịch Ninh Bình đã dần xây dựng được thương hiệu và khai thác được thế mạnh về du lịch sinh thái và du lịch tâm linh nên lượng khách nội địa đến Ninh Bình luôn đạt trên 1 triệu lượt khách mỗi năm. Năm 2010, đạt trên 2 triệu lượt khách.
Trong các điểm du lịch ở Ninh Bình, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long,… là nơi có lượng khách du lịch lớn nhất và có xu hướng tăng mạnh nhất . Ngoài ra, còn phải kể đến một số điểm du lịch khác như: cố đô Hoa Lư, vườn quốc gia Cúc Phương, khu suối nước nóng Kênh Gà…
*Doanh thu du lịch:
Trong những năm 2001 - 2010, do chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh du lịch của Đảng bộ tỉnh nên trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng hình thành một mạng lưới du lịch và dịch vụ du lịch rộng khắp. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh du lịch của Ninh Bình đạt hiệu quả cao hơn và doanh thu của ngành du lịch đã tăng lên một cách đáng kể.
Bảng 2.3. Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình (2001 - 2010) Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng DT 30,5 40,4 41,6 51 63,1 87,9 109,0 162,1 250,1 559
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình
Nếu như năm 1995, tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỉ đồng thì đến năm 2000 đã tăng 3,27 lần, đạt 28 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 -2000 là 26, 78%/ năm. Đến năm 2005 (tức là 10 năm sau khi thực hiện qui hoạch phát triển du lịch), doanh thu thuần đã đạt 63,18 tỉ đồng, tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện qui hoạch. Và đến năm 2010 thì doanh thu du lịch đạt hơn 500 tỷ đồng, tức là gấp gần 60 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn này đạt trên 18%/năm. Điều này được lí giải là do điểm xuất phát của du lịch Ninh Bình thấp nên giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ ở mức cao, nhưng những năm tiếp theo du lịch Ninh Bình mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng doanh thu vẫn tăng ở mức đáng khích lệ.
Về cơ cấu doanh thu du lịch, trong những năm gần đây, doanh thu từ khách du lịch quốc tế có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân là do Ninh Bình tập trung đầu tư nhiều nguồn tài nguyên có giá trị, hấp dẫn đối với khách quốc tế như khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long,… Ngoài ra, còn có nhiều điểm du lịch khác mới được phát hiện và đưa vào khai thác nên trong tương lai nếu có chiến lược đầu tư thích hợp sẽ là thế mạnh của du lịch Ninh Bình.
Với mức tăng trưởng về doanh thu du li ̣ch nói trên , ngành du lịch Ninh Bình cũng có đóng góp đáng kể trong viê ̣c ta ̣o nguồ n thu cho ngân sách nhà nước, trở thành nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển những ngành khác trong tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung . Tính tổng các khoản mà
ngành du lịch Ninh Bình đã nộp cho ngân sách nhà nước (bao gồm cả nghĩa vụ thuế và các khoản lệ phí khác) từ năm 2001 đến 2010 là 130,17 tỷ đồng và mức đóng góp đó tăng lên theo từng năm . Nếu như năm 2001, doanh thu du lịch Ninh Bình nộp cho ngân sách nhà nước mới đạt 3,5 tỷ đồng thì đến năm 2010, con số này đã tăng gấp hơn 14 lần, đa ̣t 43,38 tỷ đồng. Đây là con số rất đáng khích lê ̣, thể hiê ̣n chiều hướng phát triển đi lên ngày mô ̣t ma ̣nh mẽ và vững chắc của du li ̣ch Ninh Bình trong những năm đầu tiên của thế kỷ mới.
Bảng 2.4. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình (2001 - 2010)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nộp
NSNN 3,5 4,63 4,5 6,06 7,46 8,63 10,51 16,15 25,35 43,38
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình
Du lịch bứt phá đã kéo theo nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải… cùng phát triển. Sự phát triển của kinh tế du li ̣ch cũng góp phần đáng kể làm tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu các ngành k inh tế của tỉnh qua các năm , đồng thời cũng là mô ̣t trong những nhân tố có tác du ̣ng thúc đẩy quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ở đi ̣a phương theo hướng công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa.
Bảng 2.5. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình
Đơn vị : %
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Công nghiệp - xây dựng 29,99 35,7 38,49 39,52 43,7 47,05 47,4 Nông, lâm, ngư nghiệp 36,72 30,89 27,53 27,08 22,4 17,93 16,2 Dịch vụ 32,29 33,41 33,99 33,4 33,9 35,02 36,4
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình
Những năm gần đây, dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn bắt đầu đã có sự đa dạng, sôi động, với nhiều loại hình như dịch vụ lưu trú, giải trí, vận tải,
ăn uống, trao đổi sản phẩm truyền thống, hàng lưu niệm, tranh ảnh nghệ thuật… Nhiều địa phương như Ninh Hải (Hoa Lư), Gia Vân (Gia Viễn)…nhờ khai thác và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như chở đò, thêu ren, bán hàng lưu niệm mà kinh tế địa phương có sự chuyển biến rõ nét. Ở các xã này tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã chiếm trên 50% trong cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh đó, kinh tế du lịch phát triển cũng góp phần giải quyết được việc làm và tạo ra thu nhập cho hàng nghìn người lao động. Một số đơn vị sở tại, nơi có các khu, điểm du lịch, lực lượng lao động tham gia làm du lịch có đến hàng trăm, nghìn người, mức thu nhập từ 700.000 - 1.200.000 đồng/người/ tháng. Hàng loạt các nhà hàng, quán ăn, các sạp hàng bán đồ lưu niệm, trông xe ô tô, xe máy, xe đạp... mọc lên san sát. Một số khu, điểm du lịch đã bắt đầu hình thành được những nét riêng. Tại khu nhà thờ đá Phát Diệm nhiều sản phẩm vùng biển được bày bán như gạo tám thơm, nếp, dự, mắm cáy; khu Cố đô Hoa Lư, Bái Đính, Tràng An, nhiều nhà hàng mọc lên với món ăn đặc sản thịt dê, cơm cháy.
* * *
Như vậy, trong 10 năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2010), những chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình được triển khai hiệu quả đã và đang tạo ra diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình. Ngành du lịch đang vươn lên mạnh mẽ với ý thức là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Doanh thu của toàn ngành trong thời gian từ 2001 - 2010 đạt vượt mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra tại Nghị quyết 03-NQ/TU (mục tiêu đến năm 2010 đón được 3-4 triệu lượt khách, doanh thu đạt 450 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 40 tỷ). Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch được đầu tư nâng cấp. Nhiều điểm du lịch mới, hấp dẫn đang được xây dựng và đưa vào khai thác. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch được mở rộng.
Tuy nhiên, trong thực tế còn bộc lộ những hạn chế trong công tác quy hoạch, nhất là chưa dự báo chính xác các chỉ tiêu và nhu cầu phát triển chủ yếu của ngành du lịch Ninh Bình. Công tác quản lý nhà nước ta ̣i các khu , điểm du li ̣ch còn nhiều yếu kém , thiếu sự phối hợp giữa các cấp , các ngành nên tình tra ̣ng lô ̣n xô ̣n , mất an n inh còn thường xuyên xảy ra , gây ấn tượng xấu với du khách.Cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t phu ̣c vu ̣ cho du li ̣ch mă ̣c dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tình hình mới. Ninh Bình thiếu các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cao cấp.
Để du lịch Ninh Bình tiếp tục phát huy vai trò xung kích của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần có sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành cũng như các tầng lớp nhân dân nhằm tập trung mọi nguồn lực, khai thác triệt để lợi thế để phát triển du lịch, đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước.