Giống bắp cải Thúy Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 67 - 103)

Hình 4.15. Giống bắp cải Kinh Phong (đối chứng)

4.1.4. Tình hình nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các giống cải bắp ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Trong quá trình sinh trưởng, cải bắp thường bị nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng và làm giảm năng suất bắp.

Theo dõi thành phần và mức độ xuất hiện của các loại sâu bệnh hại chính ở các giống cải bắp thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.10. Chúng tôi có nhận xét sau:

Bảng 4.10. Tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống cải bắp giai đoạn sau trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Đơn vị: điểm

Vụ

Giống Sâuhại Bệnhhại

Sâu tơ Sâu xanh Rệp xanh Thối nhũn

Thu Đông 2016 Kinh phong (đ/c) 3 3 2 2 Tre Việt 68 2 3 3 1 Sakata No 70 3 3 2 1 KK cross 3 3 2 1 Thúy Phong 2 3 2 2 Xuân Hè 2017 Kinh phong (đ/c) 2 2 1 1 Tre Việt 68 2 2 2 2 Sakata No 70 2 2 1 1 KK cross 2 2 1 2 Thúy Phong 2 2 1 3

- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae): là đối tượng phát sinh sớm nhất và gây hại từ giai đoạn cây bắt đầu trải lá. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 các giống đều bị sâu xanh gây hại ở mức trung bình điểm 3. Ở vụ Xuân Hè 2017 các giống bị sâu xanh gây hại ở mức nhẹ điểm 2.

- Sâu tơ (Plutella xylostella): phát sinh muộn hơn so với sâu xanh và sâu khoang, gây hại từ sau khi cây cuốn bắp tập trung. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 các giống đều bị nhiễm sâu tơ. Mức độ bị sâu tơ khác nhau ở các giống cải bắp thí nghiệm, giống Tre Việt 68, Thúy Phong nhiễm nhẹ sâu tơ điểm 2, nhiễm nhẹ hơn đối chứng. Các giống còn lại và đối chứng nhiễm sâu tơ ở mức trung bình điểm 3. Còn ở vụ Xuân Hè 2017 các giống đều bị hại nhẹ bởi sâu tơ (điểm 2).

- Rệp rau (Brevicoryneb rasicace L): xuất hiện xuất hiện ở giai đoạn trải lá kéo dài rải rác đến tận thu hoạch. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 các giống đều nhiễm nhẹ rệp (điểm 2), riêng giống Tre Việt 68 nhiễm rệp nặng hơn (điểm 3). Còn ở vụ Xuân Hè 2017 giống Tre Việt 68 bị rệp nhẹ (điểm 2), các giống còn lại đều bị rệp rất nhẹ (điểm 1).

- Bệnh thối nhũn cải bắp (Erwinia carotovora Holland, Erwinia aroidene

Holland và Pseudomonas sp) xuất hiện ở giai đoạn thu hoạch ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 bệnh thối nhũn chỉ xuất hiện nhẹ ở giống Thúy Phong và Kinh Phong (điểm 2), các giống còn lại không nhiễm bệnh hoặc rất ít. Ở vụ Xuân Hè 2017 giống Thúy Phong bị thối nhũn trung bình (điểm 3). Các giống còn lại bị rất nhẹ bệnh thối nhũn. Nhìn chung bệnh thối nhũn là bệnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cải bắp, tuy nhiên ở trong 2 vụ thí nghiệm bệnh xuất hiện muộn ở giai đoạn thu hoạch nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Qua phân tích số liệu bảng 4.10 chúng tôi nhận thấy các giống trồng vụ Thu Đông 2016 đều bị sâu bệnh nhiều hơn ở vụ Xuân Hè 2017. Do các đợt sâu bệnh hại gây hại lớn nhất ở vụ Xuân Hè 2017 gặp điều kiện nhiệt độ bất lợi không phát triển được.

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, khi mật độ sâu tới ngưỡng kinh tế đã tiến hành các biện pháp phòng trừ kịp thời, cụ thể là dùng tay bắt sâu, ngắt ổ và tiêu diệt sâu (đối với sâu xanh, sâu khoang) và khi mật độ sâu cao tiến hành phun thuốc hóa học (sử dụng luân phiên giữa thuốc sinh học V-BT và Sherpa 25 EC). Do phòng trừ kịp thời nên đã hạn chế tối đa thiệt hại do sâu, bệnh gây ra.

4.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cải bắp ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Năng suất cây trồng là kết quả cuối cùng mà bất cứ người sản xuất nông nghiệp nào cũng hướng tới, năng suất là thước đo sự sinh trưởng của từng giống cây trồng trong từng điều kiện cụ thể. Năng suất cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc... Trong các yếu tố trên thì giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng vì vậy người trồng trọt cần phải biết chọn những giống tốt phù hợp trồng trong từng thời vụ sao cho năng suất đạt cao nhất.

Năng suất cải bắp được cấu thành bởi các yếu tố: khối lượng trung bình của bắp, tỷ lệ cuốn bắp và mật độ cây trên đơn vị diện tích.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 thể hiện ở bảng 4.11 và hình 4.17, cụ thể:

Bảng 4.11. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất thực thu của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Vụ Giống Khối lượng bắp (kg) Tỷ lệ cuốn bắp (%)

Năng suất thực thu Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Tấn/ha % so với đối chứng Thu Đông 2016 Kinh phong (đ/c) 1,34c 100,0 43,33bc 55,83 Tre Việt 68 1,40 bc 100,0 45,03bc + 3,9 58,33 Sakata No 70 1,76a 100,0 54,80a + 26,5 73,33 KK cross 1,45b 100,0 49,17ab + 13,5 60,42 Thúy Phong 1,21d 100,0 40,90c - 5,6 50,42 CV% 3,2 7,8 LSD0.05 0,08 6,84 Xuân Hè 2017 Kinh phong (đ/c) 1,22bc 65,2 20,2e 50,83 Tre Việt 68 1,18c 88,7 32,8c + 62,6 49,17 Sakata No 70 1,31b 98,6 39,8ab + 97,5 54,58 KK cross 1,85a 91,8 43,43a + 115,0 77,08 Thúy Phong 0,75d 93,7 22,97d + 13,8 31,25 CV% 4,7 9,3 LSD0,05 0,11 5.57

- Khối lượng bắp của các giống cải bắp thí nghiệm trồng là khác nhau. Ở vụ Thu Đông 2016, khối lượng bắp biến động từ 1,21-1,76 kg. Trong đó giống Thúy Phong có khối lượng bắp thấp nhất (1,21 kg) thấp hơn đối chứng Kinh Phong (1,34 kg) là 0,13 kg. Giống Sakata No 70 là giống có khối lượng bắp cao nhất (1,76 kg) cao hơn đối chứng 0,42 kg. Các giống còn lại có khối lượng bắp biến động từ 1,40-1,45 kg.

Ở vụ Xuân Hè 2017, khối lượng bắp của các giống cải bắp thí nghiệm có sự khác nhau giữa các giống và biến động từ 0,75-1,85 kg. Trong đó giống Thúy Phong có khối lượng bắp thấp nhất (0,75 kg) thấp hơn đối chứng Kinh Phong (1,22 kg) là 0,47 kg. Giống KK cross là giống có khối lượng bắp cao nhất (1,85 kg) cao hơn đối chứng 0,63 kg. Các giống còn lại biến động 1,18-1,31 kg.

bắp 100%. Ở vụ Xuân Hè 2017 tỷ lệ cuốn bắp của các giống khác nhau biến động từ 65,2-98,6%. Giống Kinh Phong (đ/c) có tỷ lệ cuốn bắp thấp nhất là 65,2%. Giống Sakata No 70 có tỷ lệ cuốn bắp cao nhất 98,6 % cao hơn so với đối chứng. Như vậy thời vụ Xuân Hè 2017 có ảnh hưởng đến tỷ lệ cuốn bắp của các giống. Các giống trồng trong vụ này đều có tỷ lệ cuốn bắp thấp hơn trồng vụ Thu Đông 2016.

Hình 4.17. Năng suất thực thu của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Năng suất là yếu tố quyết định một giống có đứng vững trên thị trường hay không. Tuy nhiên, một số giống có năng suất cao nhưng chưa hẳn đã được chấp nhận trong sản xuất vì nó còn phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, do chính sách kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình số lượng thành viên ít (3-4 người) nên người tiêu dùng đang có xu hướng nghiêng về chất lượng bắp và trọng lượng bắp không quá lớn. Như vậy, sẽ phù hợp hơn cho việc sử dụng và bảo quản. Quan sát các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chúng tôi có nhận xét.

Trong điều kiện gieo trồng vụ Thu Đông 2016: giống có năng suất thực thu cao nhất là Sakata No 70 (54,8 tấn/ha) cao hơn đối chứng Kinh Phong

0 10 20 30 40 50 60 Kinh phong (đ/c) Tre Việt 68 Sakata No 70 KK cross Thúy Phong N ăn g su ất t hự c th u ( tấ n /h a) Giống Thu Đông 2016 Xuân Hè 2017

(43,33 tấn/ha) là 11,5 tấn/ha chiếm 26,5%. Giống có năng suất thấp nhất là Thúy phong (40,9 tấn/ha) thấp hơn đối chứng là 2,43 tấn/ha, chỉ bằng 94,4 % so với đối chứng.

Các giống thí nghiệm trồng trong điều kiện vụ Thu Đông 2016 giống Sakata No 70, Tre Việt 68 và KK cross là những giống có năng suất vượt đối chứng ở độ tin cậy 0,05.

Trong điều kiện gieo trồng vụ Xuân Hè 2017: giống có năng suất cao nhất là KK cross (43,43 tấn/ha) cao hơn đối chứng Kinh Phong (20,20 tấn/ha) là 23,23 tấn/ha và % so với đối chứng là 215,0%. Giống cao thứ 2 là Sakata No 70 (39,8 tấn/ha) cao hơn đối chứng 19,6 tấn/ha, phần trăm so với đối chứng là 197,5%. Trong các giống thí nghiệm trồng trong điều kiện vụ Xuân Hè 2017 các giống đều có năng suất cao hơn đối chứng ở xác xuất tin cậy 95%.

Khi gieo trồng vụ Xuân Hè 2017 có thể trồng được giống KK cross, Sakata No 70, và Tre Việt 68. Các giống này đều là những giống cho năng xuất cao, tỷ lệ cuốn bắp khá cao.

Năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng của giống, thông qua năng suất lý thuyết so sánh được giống có tiềm năng năng suất cao. Qua bảng số liệu cho thấy năng suất lý thuyết của các giống cải bắp khi gieo trồng vụ Thu Đông 2016 (dao động từ 50,42 – 73,33 tấn/ha) cao hơn vụ Xuân Hè 2017 (dao động từ 31,25 – 77,08 tấn/ha). Vụ Thu Đông 2016 cao nhất là giống Sakata No 70 (73,33 tấn/ha), vụ Xuân Hè 2017 cao nhất là giống KK cross (77,08 tấn/ha).

Như vậy, thời vụ khác nhau cũng ảnh hưởng đến năng suất của các giống thí nghiệm. Trong điều kiện vụ Thu Đông 2016 giống Sakata No 70 cho năng xuất cao nhất, trong điều kiện vụ Xuân Hè 2017 giống KK cross cho năng suất cao nhất.

4.1.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Chất lượng của cải bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời vụ, điều kiện chăm sóc, điều kiện khí hậu... của mỗi vùng. Trong điều kiện vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017, chất lượng cảm quan của các giống cải bắp trồng thể hiện qua kết quả bảng 4.12.

68, KK cross và Sakata No 70 được đánh giá là có khẩu vị rất ngon. Vì thế theo chúng tôi, những giống này thích hợp cho chọn giống làm sa lát. Giống Kinh Phong là giống có khẩu vị trung bình, nên khi chọn giống làm sa lát không nên chọn giống này. Giống Thúy Phong được đánh giá có khẩu vị ngon ở vụ Thu Đông 2016 nhưng vụ Xuân Hè 2017 có khẩu vị trung bình, có thể sử dụng làm sa lát ở vụ Thu Đông 2016, còn vụ Xuân Hè 2017 không nên sử dụng.

- Độ chặt bắp (P): Theo sự phân chia độ chặt bắp (giáo trình cây rau 2007), độ chặt bắp càng tiến tới 1 thì bắp càng chặt. Ở vụ Thu Đông 2016, các giống Sakata No 70, KK cross, Tre Việt 68 có độ chặt bắp dao động từ 0,71-0,74 g/cm3, có thể coi chúng thuộc nhóm có độ chặt bắp chặt. Các giống còn lại, bao gồm cả đối chứng có độ chặt bắp dao động từ 0,63-0,64 g/cm3.

Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu về chất lượng bắp của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Vụ Giống Khẩu vị Độ chặt (P) (g/cm3)

Thu Đông

2016

Kinh phong (đ/c) Trung bình 0,63

Tre Việt 68 Rất ngon 0,74

Sakata No 70 Rất ngon 0,77

KK cross Rất ngon 0,71

Thúy Phong Ngon 0,64

Xuân Hè 2017

Kinh phong (đ/c) Trung bình 0,57

Tre Việt 68 Ngon 0,74

Sakata No 70 Ngon 0,72

KK cross Ngon 0,78

Thúy Phong Trung bình 0,55

Ở vụ Xuân Hè 2017, có độ chặt bắp biến động từ 0,56-0,71 g/cm3. Hai giống Thúy Phong và Kinh Phong có độ chặt bắp kém lần lượt là 0,55 và 0,57 g/cm3. Giống KK cross có độ chặt bắp là 0,78g/cm3 lớn hơn so với đối chứng Kinh Phong (0,57g/cm3) là 0,21g/cm3. Nhìn chung trong hai thời vụ gieo trồng thì vụ Thu Đông 2016 độ chặt bắp của các giống tương đương so với ở vụ Xuân Hè 2017.

4.1.7. Hiệu quả kinh tế của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 Xuân Hè 2017

Kết quả hoạch toán kinh tế của các giống cải bắp trong thí nghiệm (phụ lục 3) cho kết quả bảng 4.13. Qua bảng kết quả cho thấy, vụ Thu Đông 2016, các giống cải bắp cho lãi thuần từ 13.940.000 – 45.590.000 đồng/ha, cao nhất là giống Sakata No 70.

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 Vụ Giống Tổng thu (1.000 đồng/ha) Tổng chi (1.000 đồng/ha) Lãi thuần (1.000 đồng/ha) % tăng lãi thuần so với đối chứng Thu Đông 2016 Kinh phong (đ/c) 151.655 127.610 24.045 Tre Việt 68 157.605 128.610 28.995 + 20,58 Sakata No 70 191.800 146.210 45.590 + 89,6 KK cross 172.095 128.610 43.485 + 80,84 Thúy Phong 143.150 129.210 13.940 - 42,02 Xuân Hè 2017 Kinh phong (đ/c) 151.500 127.610 23.890 Tre Việt 68 246.000 128.610 117.390 + 391,37 Sakata No 70 298.500 146.210 152.290 + 537,46 KK cross 325.725 128.610 197.115 + 725,09 Thúy Phong 172.275 129.210 43.065 +80,26

Vụ Xuân Hè 2017, các giống cải bắp cho lãi thuần từ 23.890.000 – 197.115.000 đồng/ha, cao nhất là giống KK cross.

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CẢI BẮP KINH PHONG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CẢI BẮP KINH PHONG

4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017 giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017

Đơn vị : cm

Vụ Công thức

Số ngày sau trồng (ngày)

7 14 21 28 35 42 49 CC % so với đ/c Thu Đông 2016 Nước lã (đ/c) 8,8 13,2 21,7 27,7 30,8 31,6 32,7 Siêu lân 8,8 14,7 22,3 28,4 31,9 32,8 34,3 + 5 Phân NPK Yzuka 03 8,4 16,8 24,9 30,6 35,5 36,9 38,3 + 17 Seaweed-Extra 8,2 15,6 23,3 29,2 33,5 35,8 36,9 + 13 Xuân hè 2017 Nước lã (đ/c) 7,6 12,8 20,1 25,2 28,2 30,7 31,5 Siêu lân 7,8 13,1 21,8 26,6 29,6 31,2 32,2 + 2 Phân NPK Yzuka 03 7,6 14,3 22,7 28,2 31,9 33,9 35,8 + 14 Seaweed-Extra 7,2 14,5 23,1 27,9 31,1 35,2 37,8 + 20

Số liệu bảng 4.14 cho thấy: các loại phân bón lá có ảnh huởng đến sinh truởng chiều cao cây cải bắp. Ở cả 3 loại phân bón lá trong thí nghiệm nhìn chung đều làm tăng chiều cao cây so với đối chứng.

Trong vụ Thu Đông 2016, chiều cao cây giống cải bắp Kinh Phong tăng cao nhất ở công thức phun phân bón lá NPK Yzuka 03, sau đó đến Seaweed- Extra, Siêu lân và cuối cùng đối chứng là thấp nhất. Ở giai đoạn 49 ngày sau trồng, truớc khi cải bắp bắt đầu cuốn, chiều cao cây giống cải bắp Kinh Phong khi phun Siêu lân là 34,3 cm cao hơn đối chứng 5%, Phân NPK Yzuka 03 là 38,3 cm cao hơn đối chứng 17%, Seaweed-Extra là 36,9 cm cao hơn đối chứng 13%.

Vụ Xuân Hè 2017, giai đoạn sau trồng 49 ngày giống cải bắp Kinh Phong có chiều cao cây cao nhất ở công thức phun Seaweed-Extra là 37,8 cm cao hơn đối chứng 20%.

4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính tán lá cây của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017 cây của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017

dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Khi cây trải lá, số lá trên cây tăng lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 67 - 103)