Điều kiện khí hậu huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 36 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Điều kiện khí hậu huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Khí hậu trong khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm khoảng 20,20C; tháng 5 và là những tháng nóng nhất, nhiệt độ bình quân đạt trên 240C. Tháng 1 và tháng 2 là tháng có nhiệt độ thấp nhất có nhiệt độ bình quân xấp xỉ 130C. Do đặc điểm địa hình nên chế độ nhiệt ở mỗi vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn, cụ thể:

- Vùng núi cao (độ cao trên 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm là dưới 60000C, là vùng nhiệt độ khá thấp, có điều kiện phát triển các cây trồng ôn đới.

- Vùng núi trung bình (độ cao trên 1.500 và dưới 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm khoảng trên 6.0000C.

là vùng nhiệt độ cao, thích hợp cho phát triển nhiều vụ trong năm, nhất là lúa 2 vụ và các cây trồng nhiệt đới.

Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng hơn 1.900 giờ, tháng 4 có số giờ nắng cao nhất, nhiệt độ mặt đất đo được trên 200C.

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu khí hậu tại Trạm khí tượng thủy văn Tam Đường (giáp Phong Thổ) Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí (%) Trung bình năm 20,2 166,2 ∑2.185 81,7 Tháng 1 13,4 176 74 83 Tháng 2 12,5 130 23 79 Tháng 3 19,2 182 67 72 Tháng 4 23,3 212 198 76 Tháng 5 24 183 308 79 Tháng 6 24,1 145 446 85 Tháng 7 23,6 129 423 88 Tháng 8 23,7 153 236 88 Tháng 9 22,8 133 282 87 Tháng 10 22,6 176 46 83 Tháng 11 18,1 181 82 82 Tháng 12 15,2 195 0 79

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu (2016)

Chế độ mưa: Phong Thổ là một trong những huyện có lượng mưa bình quân năm lớn nhất tỉnh Lai Châu, lượng mưa 2.295mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm trên 80% lượng mưa cả năm và tập trung nhất vào tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa trung bình 20 ngày/tháng. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, đặc biệt là hệ cây ngắn ngày. Phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện (mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa khô, thời gian mưa ít kéo dài, gây nên tình

trạng thiếu nước, khô hạn).

Chế độ gió: Phong Thổ bị dãy núi cao che khuất ở phía Bắc, nên tần suất gió hướng Bắc và lệch Bắc không đáng kể, hướng gió chính là gió Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình trong năm gần 2 m/s.

Chế độ sương: Trong năm bình quân có khoảng 18 ngày sương mù, tháng 1 có sương mù nhiều nhất (bình quân 6 ngày/tháng), tháng 6 và tháng 7 có sương mù ít nhất (0,2 ngày/tháng). Chế độ sương có sự chênh lệch lớn giữa vùng cao và vùng thấp.

Độ ẩm không khí bình quân trong năm 81%, từ tháng 6 đến tháng 12 có độ ẩm trên 82%.

Như vậy, với điều kiện khí hậu 2 mùa rõ rệt với điều kiện nhiệt đới ẩm, nắng nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất là thiếu nước vào các tháng mùa khô. Vì vậy cần bố trí cây trồng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)