Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính tán lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 75 - 79)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của

4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính tán lá

Đơn vị : cm

Vụ Công thức

Số ngày sau trồng (ngày)

7 14 21 28 35 42 49 CC % so với đ/c Thu Đông 2016 Nước lã (đ/c) 8,8 13,2 21,7 27,7 30,8 31,6 32,7 Siêu lân 8,8 14,7 22,3 28,4 31,9 32,8 34,3 + 5 Phân NPK Yzuka 03 8,4 16,8 24,9 30,6 35,5 36,9 38,3 + 17 Seaweed-Extra 8,2 15,6 23,3 29,2 33,5 35,8 36,9 + 13 Xuân hè 2017 Nước lã (đ/c) 7,6 12,8 20,1 25,2 28,2 30,7 31,5 Siêu lân 7,8 13,1 21,8 26,6 29,6 31,2 32,2 + 2 Phân NPK Yzuka 03 7,6 14,3 22,7 28,2 31,9 33,9 35,8 + 14 Seaweed-Extra 7,2 14,5 23,1 27,9 31,1 35,2 37,8 + 20

Số liệu bảng 4.14 cho thấy: các loại phân bón lá có ảnh huởng đến sinh truởng chiều cao cây cải bắp. Ở cả 3 loại phân bón lá trong thí nghiệm nhìn chung đều làm tăng chiều cao cây so với đối chứng.

Trong vụ Thu Đông 2016, chiều cao cây giống cải bắp Kinh Phong tăng cao nhất ở công thức phun phân bón lá NPK Yzuka 03, sau đó đến Seaweed- Extra, Siêu lân và cuối cùng đối chứng là thấp nhất. Ở giai đoạn 49 ngày sau trồng, truớc khi cải bắp bắt đầu cuốn, chiều cao cây giống cải bắp Kinh Phong khi phun Siêu lân là 34,3 cm cao hơn đối chứng 5%, Phân NPK Yzuka 03 là 38,3 cm cao hơn đối chứng 17%, Seaweed-Extra là 36,9 cm cao hơn đối chứng 13%.

Vụ Xuân Hè 2017, giai đoạn sau trồng 49 ngày giống cải bắp Kinh Phong có chiều cao cây cao nhất ở công thức phun Seaweed-Extra là 37,8 cm cao hơn đối chứng 20%.

4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính tán lá cây của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017 cây của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017

dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Khi cây trải lá, số lá trên cây tăng lên không ngừng, diện tích lá ngoài, đường kính tán cây không ngừng tăng trưởng. Đây là thời kỳ tạo cơ sở vật chất cho bắp cuốn.

Đường kính tán rộng hay hẹp còn liên quan tới việc bố trí mật độ của giống. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng đường kính tán cây của giống cải bắp Kinh Phong thể hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính tán lá cây của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và

Xuân Hè 2017

Đơn vị : cm

Vụ Công thức phun Số ngày sau trồng

21 28 35 42 49 56 63 Thu Đông 2016 Nước lã (đ/c) 17,2 23,4 29,3 39,4 48,1 59,3 61,8 Siêu lân 17,6 23,9 29,8 39,8 49,9 61,5 64,7 Phân NPK Yzuka 03 17,0 24,1 31,2 41,2 51,4 63,7 70,8 Seaweed-Extra 17,1 24,3 31,9 43,3 52,4 65,6 72,3 Xuân Hè 2017 Nước lã (đ/c) 17,6 21,4 28,3 37,2 47,1 56,3 58,2 Siêu lân 18,3 22,2 29,4 39,1 49,7 60,3 62,3 Phân NPK Yzuka 03 20,2 23,9 30,5 40,7 50,9 62,5 69,8 Seaweed-Extra 19,3 24,3 31,7 42,6 53,2 64,3 70,3

Qua kết quả bảng 4.15 cho thấy giai đoạn sau trồng tốc độ tăng trưởng đường kính tán cây của giống Kinh Phong trong vụ Thu Đông 2016 của các công thức là tương đương nhau và chậm, sau trồng 21 ngày đường kính tán lá cây từ 17,0 – 17,6 cm. Tuy nhiên, trong vụ Xuân Hè, sau trồng 21 ngày, đường kính tán cây của các công thức có sự khác nhau rõ: công thức có đường kính tán lớn nhất là phun phân NPK Yzuka (20,2 cm), công thức đối chứng (phun nước lã) có đường kính tán nhỏ nhất là công thức (17,6 cm).

Từ 21-28 ngày sau trồng giống cải bắp Kinh Phong bước vào giai đoạn trải lá. Trong thời kỳ trải lá, do tốc độ sinh trưởng nhanh nên nhu cầu về dinh

dưỡng của cây là rất lớn. Sau trồng 35-56 ngày, đường kính tán cây tăng lên không ngừng, khi cây bước vào thời kỳ cuốn bắp, đường kính tán cây tiếp tục tăng lên song tốc độ chậm lại và đạt trị số cực đại, tuy nhiên khác nhau không nhiều giữa các công thức phun phân bón lá và giữa hai thời vụ. Giai đoạn 63 ngày sau trồng trong vụ Thu Đông 2016, giống Kinh Phong có đường kính tán cây từ 61,8 – 72,3 cm, cao nhất ở công thức phun phân bón lá Seaweed-Extra (72,3 cm), thấp nhất ở công thức đối chứng phun nước lã (61,8 cm). Trong vụ Xuân Hè 2017, giai đoạn sau trồng 63 ngày, giống cải bắp Kinh Phong có đường kính tán cây từ 58,2 – 70,3 cm, cao nhất ở công thức phun phân bón lá Seaweed-Extra (70,3 cm), thấp nhất ở công thức đối chứng phun nước lã (58,2 cm). Như vậy ở cả hai thời vụ khi phun phân bón lá Seaweed-Extra đều cho đường kính tán cây cao hơn các công thức khác vàcông thức đối chứng có giá trị nhỏ nhất.

4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khối lượng bắp, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017

Năng suất cây trồng là kết quả cuối cùng mà bất cứ người sản xuất nông nghiệp nào cũng hướng tới, năng suất là thước đo sự sinh trưởng của từng giống cây trồng trong từng điều kiện cụ thể. Năng suất cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, phân bón, chế độ chăm sóc...

Kết quả theo dõi yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện ở bảng 4.16, qua bảng kết quả cho thấy:

* Khối lượng trung bình bắp: của giống cải bắp Kinh Phong trong vụ Thu Đông 2016 dao động khoảng 1,3-1,62 kg/bắp, cao nhất ở công thức phun phân bón lá Seaweed-Extra (1,62 kg/bắp), thấp nhất là đối chứng phun nước lã (1,3 kg/bắp).

Vụ Xuân Hè 2017, khối lượng trung bình bắp của giống cải bắp Kinh Phong 1,25 – 1,4 kg/bắp, cũng cho kết quả cao nhất ở công thức phun phân bón lá Seaweed-Extra (1,4 kg/bắp), thấp nhất là đối chứng phun nước lã (1,25 kg/bắp).

* Năng suất lý thuyết: Kết quả tính năng suất lý thuyết trên cơ sở từ các yếu tố cấu thành như: khối lượng bắp, mật độ cây trồng ở bảng trên cho thấy:

năng suất lý thuyết của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông 2016 cao hơn vụ Xuân Hè 2017, thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống cao và phù hợp hơn trong điều kiện vụ Thu Đông. Ở cả hai thời vụ, năng suất lý thuyết cao nhất ở công thức phun phân bón lá Seaweed-Extra lần lượt là 71,28 tấn/ha và 61,6 tấn/ha.

* Năng suất thực thu:

Các công thức phun phân bón lá làm tăng năng suất thực thu của giống cải bắp Kinh Phong từ 44,12- 52,32 tấn/ha (tăng từ 0 – 18,59% so với đối chứng) trong vụ Thu Đông 2016 và từ 21,1 – 25,1 tấn/ha (tăng từ 0-18,96% so với đối chứng) trong vụ Xuân Hè 2017. Ở cả hai thời vụ, công thức phun phân bón lá Seaweed-Extra đều cho năng suất thực thu cao nhất.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khối lượng bắp, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống cải bắp Kinh Phong vụ Thu Đông

2016 và Xuân Hè 2017

Vụ Công thức Khối lượng bắp (kg)

Năng suất thực thu

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Tấn/ha % so với đối chứng Thu Đông 2016 Nước lã (đ/c) 1,30 44,12c 57,20 Siêu lân 1,38 47,81bc + 8,06 60,72 Phân NPK Yzuka 03 1,45 49,35ab + 11,85 63,80 Seaweed-Extra 1,62 52,32a + 18,59 71,28 CV% 4,2 4,6 LSD0.05 0,12 4,46 Xuân Hè 2017 Nước lã (đ/c) 1,25 21,10b 55,00 Siêu lân 1,29 22,60ab + 7,11 56,76 Phân NPK Yzuka 03 1,35 23,80ab + 12,8 59,40 Seaweed-Extra 1,40 25,10a + 18,96 61,60 CV% 6,2 6,6 LSD0,05 0,16 3,05

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)