Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 40)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.5.1.1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng sinh trưởng và phát triển của 5 giống cải bắp trồng ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 tại xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

- Công thức thí nghiệm: có 5 giống tham gia CT1: Giống cải bắp Thúy Phong. CT2: Giống cải bắp KK. Cross. CT3: Giống cải bắp Tre Việt 68. CT4: Giống cải bắp Sakata No 70.

CT5: Giống cải bắp Kinh Phong (đối chứng).

- Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại, tổng cộng có 15 ô thí nghiệm. Diện tích ô thí nghiệm là 6,0 m2 (5 m x 1,2 m), rãnh giữa các luống rộng 0,3 m, lên luống cao 30 cm, khoảng cách giữa các lần nhắc là 30 cm, mỗi ô thí nghiệm trồng 2 hàng, khoảng cách trồng cây_cây: 45 cm, hàng_hàng: 50 cm (20 cây/ô thí nghiệm).

Thí nghiệm so sánh giống không sử dụng phân bón lá để phun

- Kỹ thuật áp dụng:

+ Thời gian gieo, trồng:

Vụ Thu Đông 2016: Gieo ngày 02/08/2017, trồng 28/08/2017 Vụ Xuân Hè 2017: Gieo ngày 01/03/2017, trồng 31/03/2017

+ Lượng phân bón (áp dụng theo định mức sản xuất cải bắp an toàn tại Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT), cụ thể:

Phân Đạm urê 200 kg/ha. (92 kg N/ha) Phân Lân Super 300 kg/ha. (54 kg P205/ha) Phân Kali clorua 120 kg/ha. (72 kg K20/ha) Phân chuồng: 2.000 kg/ha.

+ Cách bón.

Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân và 20% phân đạm, 20% phân Kali. Bón thúc lần 1 (sau trồng 15 ngày) 20% phân đạm, 20% phân Kali.

Bón thúc lần 2 (thời kỳ trải lá bàng) 30% phân đạm, 30% phân Kali. Bón thúc lần 3 (bắt đầu vào cuốn) 20% phân đạm, 20% phân Kali.

- Sơ đồ thí nghiệm vụ Thu Đông 2016:

Dải bảo vệ

NL1 CT2 CT1 CT3 CT4 CT5

NL2 CT5 CT4 CT1 CT3 CT2

NL3 CT1 CT5 CT4 CT2 CT3

- Sơ đồ thí nghiệm vụ Xuân Hè 2017:

Dải bảo vệ

NL1 CT4 CT1 CT3 CT2 CT5

NL2 CT1 CT4 CT5 CT3 CT2

NL3 CT3 CT5 CT4 CT2 CT1

3.5.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cải bắp Kinh Phong trong hai vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017

- Giống sử dụng: giống cải bắp Kinh Phong là giống đang được trồng phổ biến tại địa phương.

- Công thức thí nghiệm: gồm 3 công thức và 1 công thức đối chứng. CT1: Phun nước lã (Đối chứng).

CT2:Siêu lân.

CT3: Phân NPK Yzuka 03. CT4: Seaweed – Extra.

- Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần nhắc lại, tổng số ô thí nghiệm là 12 ô. Diện tích ô thí nghiệm là 6,0m2 (5m x 1,2 m), rãnh giữa các luống rộng 0,3m, lên luống cao 30 cm, khoảng cách giữa các lần nhắc là 30 cm, mỗi ô thí nghiệm trồng 2 hàng, khoảng cách trồng: cây x cây: 45cm, hàng x hàng: 50 cm (trung bình 20 cây/ô thí nghiệm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sơ đồ thí nghiệm vụ Hè Thu 2016: Dải bảo vệ

NL1 CT2 CT1 CT3 CT4

NL2 CT2 CT4 CT1 CT3

NL3 CT1 CT3 CT4 CT2

- Sơ đồ thí nghiệm vụ Xuân Hè 2017: Dải bảo vệ

NL1 CT2 CT1 CT3 CT4

NL2 CT4 CT2 CT3 CT1

- Kỹ thuật áp dụng:

+ Thời vụ trồng:

Vụ Thu Đông năm 2016: trồng ngày 28/8/2016 Vụ Xuân Hè năm 2017: trồng ngày 31/3/2017.

+ Tiến hành phun sau khi trồng 15 ngày, dùng bình bơm điện phun ướt đẫm và đều toàn bộ lá vào buổi sáng khi lá không còn ướt sương, phun 4 lần từ khi trồng đến khi thu hoạch, định kỳ 15 ngày/lần với lượng nước như nhau. Các loại phân bón lá pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất, cụ thể:

Phân bón Seaweed – Extra: pha 10gr/bình 16 lít nước. Phân NPK Yzuka 03: pha 20gr/bình 16 lít nước.

Siêu lân: pha 10gr/bình 16 lít nước. + Phân nền:

Phân Đạm urê 200 kg/ha. (92 kg N/ha). Phân Lân Super 300 kg/ha. (54 kg P205/ha). Phân Kali clorua 120 kg/ha. (72 kg K20/ha). Phân chuồng: 2.000 kg/ha.

+ Cách bón.

Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân và 20% phân đạm, 20% phân Kali.

Bón thúc lần 1 (sau trồng 15 ngày) 20% phân đạm, 20% phân Kali. Bón thúc lần 2 (thời kỳ trải lá bàng) 30% phân đạm, 30% phân Kali. Bón thúc lần 3 (bắt đầu vào cuốn) 20% phân đạm, 20% phân Kali. 3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

3.5.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Thời gian từ trồng đến trải lá (cây có 12 – 14 lá thật) (ngày). - Thời gian từ trồng đến cuốn bắp 10% (ngày).

- Thời gian từ trồng đến cuốn bắp tập trung 75% (ngày). - Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày).

- Động thái tăng trưởng của các giống cải bắp thí nghiệm: Định kỳ 7 ngày/lần, đo 10 cây/ô, 3 lần nhắc lại với các chỉ tiêu:

+ Động thái tăng trưởng đường kính tán cây: đo đường kính tán cây theo hai chiều vuông góc và lấy chỉ số trung bình (cm).

+ Động thái ra lá ngoài: đếm số lá thật xuất hiện qua các kỳ ngày điều tra (lá). + Động thái tăng trưởng chiều cao bắp (H): đo khoảng cách từ vị trí tiếp giáp thân ngoài đến đỉnh bắp (cm).

+ Động thái tăng trưởng đường kính bắp (D): đo tại điểm giữa bắp theo hai chiều vuông góc lấy chỉ số trung bình (cm).

3.5.2.2. Đặc trưng hình thái của các giống cải bắp lúc thu hoạch

- Thân ngoài:

+ Chiều cao thân ngoài: đo từ cổ rễ đến phần tiếp giáp bắp (cm). + Đường kính thân ngoài: đo đường kính phần thân gần gốc (cm). + Khối lượng thân ngoài (g/thân).

- Thân trong:

+ Chiều cao thân trong: đo khoảng cách từ phần tiếp với thân ngoài đến đỉnh sinh trưởng (cm).

+ Đường kính thân trong: đo phần giữa thân trong (cm). + Khối lượng thân trong (g/thân). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khối lượng toàn cây: cân cây có đầy đủ các bộ phận (kg). - Lá ngoài:

+ Số số lá ngoài.

+ Chiều dài, chiều rộng lá (cm).

+ Mức độ phấn sáp (nhiều, trung bình, ít).

+ Màu sắc lá ngoài (xanh đậm, xanh trung bình, xanh nhạt). - Bắp:

+ Chiều cao bắp: đo khoảng cách từ vị trí tiếp giáp thân ngoài đến đỉnh bắp (đơn vị : cm).

+ Đường kính bắp: đo tại điểm giữa bắp theo hai chiều vuông góc lấy chỉ số trung bình (đơn vị: cm).

+ Số lá cuốn bắp (đếm số lá có chiều dài lá > 2cm cuốn bắp). + Màu sắc bắp.

+ Màu sắc lá trong (Hơi trắng, hơi vàng, hơi xanh, tím). + Khối lượng bắp so với khối lượng toàn cây (%).

+ Hình dạng bắp: I = H/D (trong đó: I là chỉ số hình dạng bắp, H là chiều cao của bắp, D là đường kính bắp). Được chia làm 5 nhóm cơ bản như sau: Nhóm I - Bắp tròn (0,8 = H/D • 1,1). Nhóm II - Bắp phẳng dẹt (tỷ lệ 0,4 • H/D ≤ 0,7). Nhóm III - Bắp tròn dẹt (tỷ lệ 0,8•H/D• 0,7). Nhóm IV - Bắp nhọn dài (tỷ lệ 1,1 ≤ H/D ≤ 1,4). Nhóm V - Bắp oval (tỷ lệ 1,4 • H/D ≤ 2,1).

+ Độ chặt của bắp (dựa theo khối lượng bắp) P = G / (0,523 x D2 x H) Trong đó: P là độ chặt bắp (g/cm3), P càng tiến tới 1 thì bắp càng chặt.

G là khối lượng trung bình bắp (g).

D2 là bình phương của đường kính bắp (cm2). H là chiều cao bắp (cm), 0,523 là hệ số điều chỉnh.

+ Khẩu vị (độ giòn, ngọt, ...): thành lập hội đồng gồm 7 người tham gia đánh giá cảm quan theo thang điểm từ 1 - 5 (1- Rất ngon; 2 - Ngon; 3 - Trung bình; 4 - Kém; 5 - Rất kém).

3.5.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cải bắp

- Tỷ lệ cuốn bắp (%) = Số cây cuộn bắp/tổng số cây/ô x 100. - Năng suất cá thể: cân khối lượng bắp (kg/bắp).

- Năng suất thực thu/ô thí nghiệm: cân khối lượng bắp thu được thực tế trên ô thí nghiệm (quy đổi ra đơn vị tạ/ha).

- Năng suất lý thuyết = năng suất cá thể x mật độ trồng (tạ/ha).

3.5.2.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại

Điều tra theo các giai đoạn sinh trưởng của cây cải bắp gồm: 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày sau trồng. Phương pháp điều tra theo QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT (Quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch

hại cây trồng).

- Bệnh thối nhũn cải bắp (Erwinia carotovora Holland, Erwinia aroidene Holland và Pseudomonas sp.) đánh giá theo thang điểm từ 1-5 dựa trên % số cây bị bệnh.

Điểm 1: Dưới 10% số cây nhiễm - không nhiễm Điểm 2: 10-25% số cây nhiễm - nhiễm nhẹ

Điểm 3: 26 - 50% số cây nhiễm - nhiễm trung b́ình Điểm 4: 51-75% số cây nhiễm - nhiễm nặng

Điểm 5: Trên 75% số cây nhiễm - nhiễm rất nặng

- Đối với một số loại sâu chính hại rau như sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh (Pieris rapae L.), bọ nhảy (Phyllotreta vittata F.), rệp rau (Brevicoryneb rassicae L) cho điểm như sau:

Điểm 1: Không nhiễm.

Điểm 2: Nhiễm nhẹ, có > 30 % số cây bị hại.

Điểm 3: Nhiễm mức trung bình, có 30-60% số cây bị hại. Điểm 4: Nhiễm nặng, có 60 – 90 % số cây bị hại.

Điểm 5: Nhiễm rất nặng, có > 90% số cây bị hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2.5. Hiệu quả kinh tế

- Tổng thu = Năng suất x giá bán.

- Thu nhập thuần (TNT) = ∑ Thu - ∑ Chi phí vật chất (không gồm tiền công).

- Giá trị ngày công (GTNC) = Thu nhập thuần/∑ ngày công lao động. - Lãi thuần = ∑Thu - ∑Chi.

3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê ANOVA và LSD0.05 bằng chương trình IRRISTAT 5.0 và EXCEL 2007.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ SO SÁNH 5 GIỐNG CẢI BẮP TẠI PHONG THỔ - LAI CHÂU CHÂU

4.1.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống cải bắp thời kỳ sau trồng ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 trồng ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Quá trình sinh trưởng của cây cải bắp luôn trải qua những thời kỳ nhất định. Với mỗi thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây thì yêu cầu về ngoại cảnh kỹ thuật canh tác khác nhau. Việc xác định đúng thời gian sinh trưởng của các giống giúp ta chủ động được thời vụ, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý điều khiển quá trình sinh trưởng theo hướng có lợi. Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về thời gian sinh trưởng của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm. Thời kỳ sinh trưởng của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các giống cải bắp trồng trong vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 2017

Đơn vị : ngày VỤ Giống Trồng – trải lá bàng Trồng – cuốn bắp Trồng – thu hoạch 10% 75% Thu Đông 2016 Kinh Phong (đ/c) 26 39 55 85 Tre Việt 68 23 30 45 72 Sakata No 70 25 35 45 80 KK cross 26 37 47 80 Thúy Phong 23 30 45 72 Xuân Hè 2017 Kinh phong (đ/c) 25 65 85 103 Tre Việt 68 24 57 80 92 Sakata No 70 25 61 84 96 KK cross 24 59 81 93 Thúy Phong 24 58 80 92

- Thời gian từ trồng đến khi có 12-14 lá thật: đây là thời gian cải bắp bước vào giai đoạn trải lá bàng, tốc độ sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng nước tăng cao. Tuy nhiên thời gian này lại khác nhau giữa các giống và giữa các thời

vụ. Xác định thời gian này là việc làm cần thiết để giúp ta cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây, đặc biệt là dinh dưỡng đạm.

Ở vụ Thu Đông 2016, giống có thời gian này ngắn nhất là Tre Việt 68 và Thúy Phong (23 ngày), dài nhất là giống KK cross và Kinh phong (đ/c) (26 ngày). Các giống còn lại có thời gian này dao động từ 23-26 ngày.

Ở vụ Xuân Hè 2017, giống có thời gian ngắn nhất là Tre Việt 68, KK cross, Thúy Phong (24 ngày), dài nhất là giống Kinh Phong (đ/c) và Sakata No 70 (25 ngày).

- Thời gian từ trồng đến bắt đầu cuốn bắp (10%) và cuốn bắp tập trung (75%) của các giống có sự khác nhau đáng kể. Các giống khác nhau thì thời gian từ trồng đến cuốn bắp khác nhau. Đây là đặc điểm để phân biệt các giống. Thông thường những giống có thời gian từ trồng đến cuốn bắp sớm nhất là những giống có thời gian thu hoạch sớm nhất.

Ở vụ Thu Đông 2016, các giống có thời gian từ khi trồng đến cuốn bắp 10% dao động 30-39 ngày. Trong đó giống Thúy Phong, Tre Việt 68, Sakata No 70 là 3 giống có thời gian từ trồng đến bắt đầu cuốn bắp ngắn nhất 30 ngày cũng chính là những giống có thời gian thu hoạch ngắn nhất (72-80 ngày) ngắn hơn đối chứng Kinh phong (85 ngày) là 5-13 ngày. Thời gian tính từ lúc bắt đầu cuốn bắp đến khi cuốn bắp tập trung của các giống biến động từ 10-16 ngày tuỳ thuộc giống.

Ở vụ Xuân Hè 2017 cũng tương tự như ở vụ Thu Đông 2016, tuy nhiên thời gian từ khi trồng đến bắt đầu cuốn bắp và cuốn bắp tập trung của các giống bị kéo dài hơn so với vụ Thu Đông 2016. Giai đoạn này cây gặp nhiệt độ thấp nên sinh trưởng chậm. Thời gian từ trồng đến bắt đầu cuốn bắp của các giống dao động 57-65 ngày. Giống Tre Việt 68 có thời gian này ngắn nhất 57 ngày ngắn hơn đối chứng 8 ngày.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch có sự khác nhau rõ rệt giữa các giống: Ở vụ Thu Đông 2016, thời gian từ trồng đến thu hoạch của các giống biến động 72- 85 ngày. Theo cách phân chia thời gian sinh trưởng của Recheva các giống đều thuộc nhóm chín sớm (Tre Việt 68, Sakata No 70, KK cross, Thúy Phong và đối chứng Kinh Phong).

Ở vụ Xuân Hè 2017, thời gian từ trồng đến thu hoạch của các giống biến động 92- 103 ngày và được phân thành 2 nhóm giống. Nhóm chín sớm gồm 3

giống (Tre Việt 68, KK cross, Thúy Phong), nhóm chín trung bình gồm 2 giống (Sakata No 70, Kinh Phong đối chứng).

Hình 4.1. Bố trí thí nghiệm và trồng cây con

Tóm lại, khi nghiên các thời kỳ sinh trưởng của cải bắp chúng tôi nhận thấy các giống có thời gian từ trồng đến cuốn bắp ngắn thì cũng là những giống chín sớm. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống là khác nhau. Thời vụ có ảnh hưởng lớn đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống, thông thường vụ Xuân Hè 2017 có thời gian qua các giai đoạn dài hơn vụ Thu Đông 2016 do điều kiện vụ Xuân Hè 2017 năm nay nhiệt độ xuống thấp cây sinh trưởng chậm. Khi trồng trong điều kiện vụ Xuân Hè 2017 nên chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh cho thu hoạch, chọn những giống nhiệt độ xuân hoá thấp.

4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống cải bắp thí nghiệm vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017 2016 và vụ Xuân Hè 2017

4.1.2.1. Động thái ra lá của các giống cải bắp

Lá là cơ quan sinh dưỡng quan trọng của cây, thông qua quang hợp lá tổng hợp vận chuyển các chất hữu cơ cung cấp cho cây. Bộ lá to khoẻ là tiền đề cho năng suất cao. Lá còn là đặc trưng hình thái để phân biệt giống này với giống khác. Số lá trên cây là khác nhau giữa các giống. Những giống dài ngày có số lá nhiều hơn giống trung và ngắn ngày. Lá cải bắp gồm có lá trong và lá ngoài. Tốc độ ra lá ngoài tuỳ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. Trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ có lợi cho lá ngoài sinh trưởng, do vậy ảnh hưởng tới số lá trong.

Động thái ra lá ngoài của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.3.

Theo dõi điều kiện thời tiết ở vụ Thu Đông 2016 chúng tôi rút ra một số nhận xét: điều kiện thời tiết phù hợp với yêu cầu của cây cải bắp sinh trưởng. Sau trồng 7 ngày cây bén rễ hồi xanh và bắt đầu tăng trưởng số lá, tuy nhiên giai đoạn 7-14 ngày tốc độ ra lá của các giống tương đối chậm (1-2 lá/7ngày) do cây mới trồng nên khả năng sinh trưởng còn hạn chế. Sau trồng 14 ngày, tiến hành bón

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 40)