Tình hình nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các giống cải bắp ở vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả so sánh 5 giống cải bắp tại Phong Thổ Lai Châu

4.1.4. Tình hình nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các giống cải bắp ở vụ

Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Trong quá trình sinh trưởng, cải bắp thường bị nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng và làm giảm năng suất bắp.

Theo dõi thành phần và mức độ xuất hiện của các loại sâu bệnh hại chính ở các giống cải bắp thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.10. Chúng tôi có nhận xét sau:

Bảng 4.10. Tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống cải bắp giai đoạn sau trồng vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017

Đơn vị: điểm

Vụ

Giống Sâuhại Bệnhhại

Sâu tơ Sâu xanh Rệp xanh Thối nhũn

Thu Đông 2016 Kinh phong (đ/c) 3 3 2 2 Tre Việt 68 2 3 3 1 Sakata No 70 3 3 2 1 KK cross 3 3 2 1 Thúy Phong 2 3 2 2 Xuân Hè 2017 Kinh phong (đ/c) 2 2 1 1 Tre Việt 68 2 2 2 2 Sakata No 70 2 2 1 1 KK cross 2 2 1 2 Thúy Phong 2 2 1 3

- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae): là đối tượng phát sinh sớm nhất và gây hại từ giai đoạn cây bắt đầu trải lá. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 các giống đều bị sâu xanh gây hại ở mức trung bình điểm 3. Ở vụ Xuân Hè 2017 các giống bị sâu xanh gây hại ở mức nhẹ điểm 2.

- Sâu tơ (Plutella xylostella): phát sinh muộn hơn so với sâu xanh và sâu khoang, gây hại từ sau khi cây cuốn bắp tập trung. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 các giống đều bị nhiễm sâu tơ. Mức độ bị sâu tơ khác nhau ở các giống cải bắp thí nghiệm, giống Tre Việt 68, Thúy Phong nhiễm nhẹ sâu tơ điểm 2, nhiễm nhẹ hơn đối chứng. Các giống còn lại và đối chứng nhiễm sâu tơ ở mức trung bình điểm 3. Còn ở vụ Xuân Hè 2017 các giống đều bị hại nhẹ bởi sâu tơ (điểm 2).

- Rệp rau (Brevicoryneb rasicace L): xuất hiện xuất hiện ở giai đoạn trải lá kéo dài rải rác đến tận thu hoạch. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 các giống đều nhiễm nhẹ rệp (điểm 2), riêng giống Tre Việt 68 nhiễm rệp nặng hơn (điểm 3). Còn ở vụ Xuân Hè 2017 giống Tre Việt 68 bị rệp nhẹ (điểm 2), các giống còn lại đều bị rệp rất nhẹ (điểm 1).

- Bệnh thối nhũn cải bắp (Erwinia carotovora Holland, Erwinia aroidene

Holland và Pseudomonas sp) xuất hiện ở giai đoạn thu hoạch ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân Hè 2017. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Thu Đông 2016 bệnh thối nhũn chỉ xuất hiện nhẹ ở giống Thúy Phong và Kinh Phong (điểm 2), các giống còn lại không nhiễm bệnh hoặc rất ít. Ở vụ Xuân Hè 2017 giống Thúy Phong bị thối nhũn trung bình (điểm 3). Các giống còn lại bị rất nhẹ bệnh thối nhũn. Nhìn chung bệnh thối nhũn là bệnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cải bắp, tuy nhiên ở trong 2 vụ thí nghiệm bệnh xuất hiện muộn ở giai đoạn thu hoạch nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Qua phân tích số liệu bảng 4.10 chúng tôi nhận thấy các giống trồng vụ Thu Đông 2016 đều bị sâu bệnh nhiều hơn ở vụ Xuân Hè 2017. Do các đợt sâu bệnh hại gây hại lớn nhất ở vụ Xuân Hè 2017 gặp điều kiện nhiệt độ bất lợi không phát triển được.

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, khi mật độ sâu tới ngưỡng kinh tế đã tiến hành các biện pháp phòng trừ kịp thời, cụ thể là dùng tay bắt sâu, ngắt ổ và tiêu diệt sâu (đối với sâu xanh, sâu khoang) và khi mật độ sâu cao tiến hành phun thuốc hóa học (sử dụng luân phiên giữa thuốc sinh học V-BT và Sherpa 25 EC). Do phòng trừ kịp thời nên đã hạn chế tối đa thiệt hại do sâu, bệnh gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)