Đặc điểm sinh trưởng của các giống cải bắp thí nghiệm vụ Thu Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 50 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả so sánh 5 giống cải bắp tại Phong Thổ Lai Châu

4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống cải bắp thí nghiệm vụ Thu Đông

2016 và vụ Xuân Hè 2017

4.1.2.1. Động thái ra lá của các giống cải bắp

Lá là cơ quan sinh dưỡng quan trọng của cây, thông qua quang hợp lá tổng hợp vận chuyển các chất hữu cơ cung cấp cho cây. Bộ lá to khoẻ là tiền đề cho năng suất cao. Lá còn là đặc trưng hình thái để phân biệt giống này với giống khác. Số lá trên cây là khác nhau giữa các giống. Những giống dài ngày có số lá nhiều hơn giống trung và ngắn ngày. Lá cải bắp gồm có lá trong và lá ngoài. Tốc độ ra lá ngoài tuỳ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. Trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ có lợi cho lá ngoài sinh trưởng, do vậy ảnh hưởng tới số lá trong.

Động thái ra lá ngoài của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016 thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.3.

Theo dõi điều kiện thời tiết ở vụ Thu Đông 2016 chúng tôi rút ra một số nhận xét: điều kiện thời tiết phù hợp với yêu cầu của cây cải bắp sinh trưởng. Sau trồng 7 ngày cây bén rễ hồi xanh và bắt đầu tăng trưởng số lá, tuy nhiên giai đoạn 7-14 ngày tốc độ ra lá của các giống tương đối chậm (1-2 lá/7ngày) do cây mới trồng nên khả năng sinh trưởng còn hạn chế. Sau trồng 14 ngày, tiến hành bón thúc đợt 1 cây sinh trưởng mạnh.

Sau trồng 21 ngày, số lá ngoài biến động từ 11,1-12,8 lá, trong đó thấp nhất là giống Kinh Phong đối chứng (11,1 lá), cao nhất giống KK cross (12,8 lá). Giai đoạn sau trồng 21- 49 ngày thì tốc độ ra lá lớn nhất đối với các giống ngắn ngày, đặc biệt là từ 28-35 ngày sau trồng (hình 4.1). Thời điểm 42 ngày sau trồng, các giống ngắn ngày (Tre Việt 68, Thúy Phong, Sakata No 70, KK cross, Kinh Phong) bắt đầu cuốn, số lá ngoài gần đạt mức tối đa (hình 4.1). Sau trồng 49 ngày tốc độ ra lá chậm lại và từ 60-84 ngày sau trồng hầu như không có sự ra

lá mới ở các giống ngắn ngày. Khi kết thúc theo dõi sự ra lá, giống Tre Việt 68 có số lá ngoài ít nhất là 16 lá, giống Kinh Phong đối chứng có số lá ngoài nhiều nhất 24,0 lá.

Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng số lá ngoài của các giống cải bắp trông trong vụ Thu Đông 2016 và Xuân Hè 2017

Đơn vị : lá

Vụ Giống 7 14 Số ngày sau trồng21 28 35 42 49

Thu Đông 2016 Kinh phong (đ/c) 6,8 7,4 11,1 15,3 19,4 21,1 23,2 Tre Việt 68 7,3 8,5 11,3 14,5 15,8 15,9 16,0 Sakata No 70 7,0 8,4 12,7 14,5 17,3 19,5 21,0 KK cross 7,5 8,5 12,8 14,2 16,5 19,1 20,9 Thúy Phong 7,4 8,6 12,3 15,1 17,2 18,7 19,1 Xuân Hè 2017 Kinh phong (đ/c) 6,7 8,6 10,2 12,7 13,3 13,9 14,5 Tre Việt 68 6,8 8,7 13,2 14,2 15,3 15,7 16,0 Sakata No 70 7,0 10,1 14,7 16,5 18,7 20,1 22,0 KK cross 7,0 9,2 13,7 16,8 17,5 18,7 19,6 Thúy Phong 6,9 9,0 12,9 13,5 14,0 14,3 14,7

Hình 4.3. Động thái ra lá của các giống cải bắp vụ Thu Đông 2016 Ở vụ Xuân Hè 2017, tốc độ tăng trưởng số lá chậm hơn so với vụ chính. Ở vụ Xuân Hè 2017, tốc độ tăng trưởng số lá chậm hơn so với vụ chính. Động thái ra lá của các giống cải bắp trồng vụ Xuân Hè 2017 thể hiện qua bảng 4.2 và Hình 4.4. 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 7 14 21 28 35 42 49 Số lá (l á)

Số ngày sau trồng (ngày)

Kinh phong (đ/c) Tre Việt 68 Sakata No 70 KK cross Thúy Phong

Hình 4.4. Động thái ra lá của các giống cải bắp vụ Xuân Hè 2017

Sau trồng 7-28 ngày tốc độ ra lá tăng nhanh do giai đoạn này nhiệt độ trung bình thích hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây cải bắp. Sau trồng 28 ngày số lá dao động 12,7-16,8 lá.

Sau trồng 35-63 ngày tốc độ ra lá của các giống chậm do giai đoạn này nhiệt độ xuống thấp so với yêu cầu của cải bắp có những ngày nhiệt độ trung bình dưới 100C cây ngừng sinh trưởng.

Từ bảy mươi ngày sau trồng trở đi nhiệt độ thích hợp với yêu cầu sinh thái của cải bắp, các giống tiếp tục ra lá cho đến khi đạt số lá cuối cùng, ở giai đoạn này một số giống hình thành bắp tốc độ ra lá chậm lại dinh dưỡng tập chung nuôi bắp. Các giống khác nhau số lá ngoài khác nhau. Giống Tre Việt 68 có số lá ngoài ít nhất (16,6 lá), giống Sakata No 70 có số lá ngoài nhiều nhất 26,3 lá.

4.1.2.2. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp

Đường kính tán cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Khi cây trải lá số lá trên cây tăng lên không ngừng, diện tích lá ngoài, đường kính tán cây không ngừng tăng trưởng. Đây là thời kỳ tạo cơ sở vật chất cho bắp cuốn.

Đường kính tán rộng hay hẹp còn liên quan tới việc bố trí mật độ của các giống. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng đường kính tán cây của giống cải bắp thí nghiệm vụ Thu Đông 2016 thể hiện qua bảng 4.3 và Hình 4.5.

5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 7 14 21 28 35 42 49 Số lá (l á)

Số ngày sau trồng (ngày)

Kinh phong (đ/c) Tre Việt 68 Sakata No 70 KK cross Thúy Phong

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016

Đơn vị: cm

STT Giống Số ngày sau trồng

7 14 21 28 35 42 49 56 1 Kinh phong (đ/c) 12,7 18,7 28,5 39,3 52,7 60,2 63,5 63,7 2 Tre Việt 68 10,7 15,2 26,5 40,4 58,7 65,7 68,9 69,0 3 Sakata No 70 14,5 20,5 27,9 44,7 59,5 70,5 73,5 73,5 4 KK cross 10,6 18,7 30,5 47,8 67,5 77,6 79,9 79,9 5 Thúy Phong 10,3 15,5 29,6 42,3 58,7 67,5 67,7 67,8

Hình 4.5. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016

Qua kết quả bảng 4.3 và Hình 4.5 cho thấy giai đoạn sau trồng tốc độ tăng trưởng đường kính tán cây của các giống là tương đương nhau và chậm, sau trồng 7 ngày giống có đường kính tán lớn nhất là Sakata No 70 (14,5 cm), giống có đường kính tán bé nhất là Thúy Phong (10,3cm). Từ 21-28 ngày sau trồng các giống bước vào giai đoạn trải lá. Trong thời kỳ trải lá, do tốc độ sinh trưởng nhanh nên nhu cầu về dinh dưỡng của cây là rất lớn. Vai trò của dinh dưỡng đạm đối với cây cải bắp ở thời kỳ này là vô cùng quan trọng. Đạm ảnh hưởng tới tốc độ ra lá, làm tăng chỉ số diện tích lá và đường kính tán cây. Đồng thời ở thời kỳ này nhu cầu về nước của cây cũng tăng cao.

10 20 30 40 50 60 70 80 7 14 21 28 35 42 49 56 Đ ư ờ n g k ín h t án ( c m )

Số ngày sau trồng (ngày)

Kinh phong (đ/c) Tre Việt 68 Sakata No 70 KK cross Thúy Phong

Sau trồng 35-56 ngày, đường kính tán cây tăng lên không ngừng. Ở 35 ngày sau trồng sự khác biệt đường kính tán cây giữa các giống thể hiện rõ nhất, giống có đường kính thấp nhất là giống Kinh Phong (52,7cm) và cao nhất là giống KK cross (67,5cm). Khi cây bước vào thời kỳ cuốn bắp, đường kính tán cây tiếp tục tăng lên song tốc độ chậm lại và đạt trị số cực đại khác nhau giữa các giống dao động từ ở 49-56 ngày 79,9 cm.

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng đường kính tán cây của giống cải bắp thí nghiệm vụ Xuân Hè 2017 thể hiện qua bảng 4.4 và Hình 4.6, cụ thể:

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng vụ Xuân Hè 2017

Đơn vị: cm STT Giống Số ngày sau trồng

7 21 35 49 63 77 91 98 1 Kinh phong (đ/c) 8,5 17,3 23,2 28,1 33,7 45,9 50,0 50,0 2 Tre Việt 68 10,0 18,3 23,1 28,3 39,3 44,3 44,3 44,3 3 Sakata No 70 7,0 15,1 21,5 26,9 38,5 48,5 48,5 48,5 4 KK cross 11,5 17,9 22,8 29,8 37,5 49,3 52,7 52,7 5 Thúy Phong 6,7 15,5 20,5 27,6 32,5 41,2 41,0 41,0

Hình 4.6. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cải bắp trồng vụ Xuân Hè 2017 6 16 26 36 46 56 7 21 35 49 63 77 91 98 Đ ư ờ n g k ín h t án ( c m )

Số ngày sau trồng (ngày)

Kinh phong (đ/c) Tre Việt 68 Sakata No 70 KK cross Thúy Phong

Trong điều kiện trồng vụ Xuân Hè 2017 tốc độ tăng trưởng đường kính tán của các giống cải bắp chậm hơn vụ Thu Đông 2016. Sau trồng 7-28 ngày tốc độ tăng trưởng đường kính tán nhanh do điều kiện thời tiết giai đoạn này tương đối thích hợp với yêu cầu của cây cải bắp. Sau trồng 28 ngày các giống có đường kính tán dao động từ 18,3-21,5cm. Trong đó đường kính tán của giống Thúy Phong là nhỏ nhất (18,3 cm) nhỏ hơn đối chứng Kinh Phong (20,2 cm) là 1,9 cm và đường kính tán của giống KK cross là lớn nhất (21,5 cm) lớn hơn đối chứng 1,3 cm.

Sau trồng 28-63 ngày nhiệt độ xuống thấp cây sinh trưởng chậm nên tốc độ tăng trưởng đường kính tán chậm. Sau trồng 63 này đường kính tán của các giống dao động từ 32,5-39,3 cm. Trong đó giống Thúy Phong vẫn là giống có đường kính tán nhỏ nhất (32,5 cm) nhỏ hơn đối chứng Kinh Phong (33,7 cm) là 1,2 cm, còn giống Tre Việt 68 là giống có đường kính tán lớn nhất (39,3 cm) lớn hơn đối chứng 5,6 cm.

Từ 63 ngày trở đi, đường kính tán có sự khác biệt rõ giữa các giống tham gia thí nghiệm (Hình 4.4). Khi kết thúc theo dõi động thái tăng trưởng đường kính tán giống KK cross là lớn nhất sau trồng 98 ngày đạt 52,0 cm lớn hơn so với đối chứng Kinh Phong (49,5 cm) là 2,5 cm. Giống có đường kính tán bé nhất là giống Thúy Phong (sau trồng 84 ngày đạt 41,1cm) và giống Tre Việt 68 (sau trồng 84 ngày đạt 44,0 cm) đều nhỏ hơn so với đối chứng.

Kết thúc thời kỳ trải lá bàng cho thấy các giống đạt đường kính tán cây cao nhất và dần cong lên bảo vệ bắp làm cho đường kính tán cây có khi còn giảm đi thể hiện rõ nhất ở giống Tre Việt 68 (bảng 4.4).

4.1.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính bắp ở vụ Thu Đông 2016

Chiều cao và đường kính bắp là các chỉ số đặc trưng của bắp. Thông qua các chỉ tiêu chiều cao bắp, đường kính bắp và khối lượng của bắp để đánh giá đặc trưng hình thái bắp của các giống cải bắp thí nghiệm (chỉ số hình dạng bắp và độ chặt của bắp).

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính bắp vụ thu đông 2016 được thể hiện tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính bắp của các giống cải bắp trồng vụ Thu Đông 2016

Đơn vị : cm STT Giống Số ngày sau trồng 35 42 49 56 63 70 CC ĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK 1 Kinh phong (đ/c) - - 6,1 5,3 8,6 9,7 10,5 11,9 12,1 17,0 14,6 19,0 2 Tre Việt 68 5,8 3,7 7,8 6,0 11,8 10,8 14,3 14,4 15,6 15,2 15,6 15,2 3 Sakata No 70 - - 2,6 7,6 4,8 9,7 6,4 13,5 10,2 16,1 11,6 19,3 4 KK cross - - 5,1 2,0 6,8 6,8 9,9 13,3 11,8 17,3 12,4 18,4 5 Thúy Phong - - 4,2 4,8 7,1 6,7 12,1 11,2 14,2 14,0 14,6 14,5

Ghi chú: “-” chưa cuốn bắp

Chiều cao bắp tăng dần từ sau khi cây cuốn bắp. Tại ngày 35 sau trồng, chỉ có giống Tre Việt 68 cuốn bắp với chiều cao bắp là 5,8 cm, các giống còn lại chưa cuốn bắp. Đến 42 ngày sau trồng, tất các các giống đều cuốn bắp với chiều cao bắp từ 2,6 – 7,8 cm, cao nhất là giống Tre Việt 68 (7,8 cm), thấp nhất là giống Sakata No 70 (2,6 cm). Ở các tuần theo dõi tiếp theo, chiều cao bắp tăng dần, tăng nhanh ở giai đoạn từ 42-63 ngày sau trồng. Đến 70 ngày sau trồng, chiều cao bắp của các giống hầu như không tăng, dao động trong khoảng 11,6 – 15,6 cm, cao nhất là giống Tre Việt (15,6 cm), thấp nhất là giống Sakata No 70 (11,6 cm).

Tương tự chiều cao bắp, đường kính bắp cũng tăng dần sau khi cây cuốn bắp. Giai đoạn 35 ngày sau trồng, có duy nhất giống Tre Việt cuốn bắp với đường kính bắp là 3,7 cm. Giai đoạn 42 ngày sau trồng tất cả các giống đều cuốn bắp với đường kính bắp từ 2,0 – 7,6 cm. Đường kính bắp tăng dần từ 42 – 63 ngày sau trồng. Giai đoạn 70 ngày sau trồng, đường kính bắp của các giống từ 14,5 – 19,3 cm, cao nhất là giống Sakata No 70 (19,3 cm), thấp nhất là giống Thúy Phong (14,5 cm).

4.1.2.4. Động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính bắp ở vụ Xuân Hè 2017

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính bắp của các giống cải bắp gieo trồng vụ Xuân Hè 2017 thể hiện trong bảng 4.6 và Hình 4.5 và 4.7 như sau:

- Chiều cao bắp:

Sau trồng 56-63 ngày các giống bắt đầu bước vào thời kỳ cuốn bắp. Giống Tre Việt 68 bắt đầu cuốn bắp sớm nhất (56 ngày sau trồng).

Sau trồng 63 ngày hầu hết các giống bước vào giai đoạn cuốn bắp, chiều cao bắp giữa các giống biến động từ 3,3-6,5 cm. Trong đó giống Tre Việt 68 có chiều cao bắp cao nhất (6,5cm) cao hơn đối chứng Kinh Phong (3,3 cm) là 3,2 cm. Giống Sakata No 70 và Kinh Phong có chiều cao bắp thấp nhất (3,3 cm). Đa số các giống sau khi cuốn bắp được 2-3 tuần tốc độ tăng trưởng chiều cao bắp nhanh nhất (Tre Việt 68, Sakata No 70, KK cross, Thúy Phong, Kinh Phong đối chứng). Đa số các giống sau khi cuốn bắp 5-6 tuần thì đạt chiều cao bắp tối đa. Giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao bắp chậm nhất là Kinh Phong đối chứng sau khi cuốn bắp 8 tuần mới đạt chiều cao bắp tối đa (12,3 cm).

Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính bắp của các giống cải bắp trồng vụ Xuân Hè 2017 Đơn vị : cm STT Giống Số ngày sau trồng 56 63 70 77 84 91 98 CCĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK 1 Kinh phong (đ/c) - - 3,3 3,5 5,8 7,9 7,7 10,1 9,3 15,2 11,8 17,2 12,3 17,7 2 Tre Việt 68 4,5 3,5 6,5 5,8 10,5 10,6 13,0 14,2 14,3 15,0 14,3 15,0 14,3 15,0 3 Sakata No 70 - - 3,3 3,0 5,5 5,1 7,1 8,9 10,9 11,5 12,3 14,7 12,5 15,0 4 KK cross - - 3,5 3,7 5,2 8,5 8,3 15,0 10,2 19,0 10,8 20,1 10,8 20,1 5 Thúy Phong - - 4,6 2,5 7,5 4,4 12,5 8,9 14,6 11,7 15,0 12,2 15,0 12,2

Ghi chú: “-” chưa cuốn bắp

Ở thời điểm thu hoạch chiều cao bắp của các giống biến động từ 10,8-15,0 cm. Trong đó, giống Thúy Phong và Tre Việt 68 là hai giống có chiều cao bắp cao nhất (lần lượt là 15,0 cm và 14,3 cm) cao hơn đối chứng Kinh Phong (12,3 cm) lần lượt là 2,7 và 2,0 cm. Giống KK cross có chiều cao bắp thấp nhất 10,8 cm thấp hơn đối chứng 1,5 cm. Các giống còn lại có chiều cao bắp dao động từ 10,8-15,0 cm. Các giống khác nhau thì chiều cao bắp khác nhau.

- Đường kính bắp:

Giai đoạn mới cuốn bắp đã có sự khác biệt về đường kính bắp giữa các giống. Giống Tre Việt 68 cuốn sớm nhất (56 ngày sau trồng). Ở thời điểm sau trồng 63 ngày đường kính bắp đạt 5,8 cm. Đa số các giống còn lại cuốn bắp ở giai đoạn 63 ngày sau trồng. Đường kính bắp ở thời điểm này 2,5-5,8 cm.

Hình 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao bắp của các giống cải bắp trồng vụ Xuân Hè 2017

Sau khi cuốn bắp 2-3 tuần tốc độ tăng trưởng đường kính bắp của các giống là lớn nhất. Sau khi cuốn bắp 3 tuần giống KK cross có đường kính bắp rộng nhất (19,0 cm) và giống Sakata No 70 là giống có đường kính bắp nhỏ nhất (11,5 cm).

Ở thời điểm thu hoạch đường kính bắp của các giống cải bắp thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Giống có đường kính bắp lớn nhất là KK cross (20,1cm) lớn hơn đối chứng Kinh Phong (17,7 cm) là 2,4 cm. Thúy Phong là giống có đường kính bắp nhỏ nhất (12,2 cm) nhỏ hơn đối chứng 5,5 cm. Nhìn chung các giống khác nhau thì có đường kính bắp khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)