Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 32)

2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá trên thế giới

Theo Oosterhuis (2009)phân bón qua lá được sử dụng từ năm 1844 để điều chỉnh bệnh cây trồng bằng chloroza. Việc tăng sử dụng phân bón lá trong sản xuất cây trồng trong thập kỷ qua là một phần do sự thay đổi trong triết lý sản xuất. Việc thực hiện bón phân qua lá có ưu điểm là chi phí thấp và phản ứng nhanh của cây trồng, điều này đặc biệt quan trọng khi xảy ra vấn đề sự phát triển của rễ là không thích hợp với đất.

Cơ sở của việc bón phân qua lá là một số chất dinh dưỡng, phân bón có thể hòa tan trong nước và có thể xâm nhập trực tiếp vào các bộ phận của cây trồng. Chất dinh dưỡng xâm nhập vào lá hoặc bằng cách xuyên qua lớp biểu bì hoặc đi qua lỗ khí khổng trước khi vào tế bào thực vật nơi được sử dụng trong quá trình trao đổi chất.

Theo Paweł Wójcik (2004) Các chất dinh dưỡng khoáng không đi vào các tế bào biểu bì qua bề mặt, nhưng thông qua các lỗ hổng ectodesmata có đường kính nhỏ hơn 1 nm (Schőnherr, 1976). Những lỗ chân lông này dễ dàng cho các chất tan như ure (bán kính 0,44nm) thấm qua. Ectodestama được lót bằng điện tích âm cố định (từ axit polygalacturonic) làm tăng mật độ từ bên ngoài của lớp biểu bì đến bên trong. Theo đó, sự thẩm thấu cation dọc theo lớp biểu bì này được tăng cường, trong khi các anion bị đẩy lùi (Tyree et al., 1990)

Nói chung, sự di chuyển của các chất tan có trọng lượng phân tử thấp (ví dụ như ion, axit hữu cơ, axit amin, đường) từ bề mặt lá đến thành tế bào biểu bì là một quá trình phi kim loại được điều khiển bởi sự khuếch tán và điện hóa tiềm năng được hình thành bởi một điện tích âm tăng lên trên màng cutin (Kannan, 1980; Tyree et al., 1992).

Nhìn chung, tỷ lệ hấp thụ chất dinh dưỡng khoáng của lá phụ thuộc mạnh vào tính chất hóa học của cation. Giá trị hóa của cation càng cao, khả năng di

chuyển vào trong tế bào càng thấp (Mengel, 2002). Tuy nhiên, trong số các cation có cùng giá trị, sự thâm nhập qua bề mặt lá giảm với đường kính của ion ngậm nước (Franke, 1967). Như vậy, sự hấp thu cation bởi 2 tế bào epicuticular giảm theo thứ tự sau: NH4 +> K +> Na +> Ca +> Mg2 +.

Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy sự trao đổi chất của N hấp thụ lá sẽ khác với sự hấp thu của rễ. Sự hấp thu của urê do lá của hầu hết các cây trồng là lớn hơn và nhanh hơn so với các dạng vô cơ N. Hiện tượng này liên quan đến thực tế là màng cuticular có khả năng thấm qua urê 10 đến 20 lần so với các ion vô cơ (Yamada et al., 1965). Do đó, sự thâm nhập của các phân tử urê qua màng cuticular không phải do sự khuếch tán. Yamada et al. (1965) đã chỉ ra rằng sự thâm nhập urea cụ thể có liên quan đến sự nới lỏng các liên kết hoá học của màng cutin. Theo Hinsvark et al. (1953) tỷ lệ hấp thụ ure của lá bị ảnh hưởng bởi tốc độ và tốc độ thủy phân của nó đến ammonium và CO2, các loài thực vật thủy phân nhanh urea có khả năng hấp thụ dạng N này rất cao. Người ta cũng tin rằng các phân tử urê tạo điều kiện cho sự thâm nhập các chất dinh dưỡng từ lá khác (Cook and Boynton, 1952; Kannan, 1980; Weinbaum, 1988). Do đó, nhiều phân bón lá có chứa một số urê để nâng cao hiệu quả hấp thu.

Phân bón lá được sử dụng rộng rãi trong rau và hoa quả, có chứa các vi chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển và năng suất phù hợp. Việc áp dụng phân bón lá là cách nhanh nhất để cung cấp chất dinh dưỡng cho các mô và các cơ quan của cây trồng, và đã được chứng minh rằng việc áp dụng các vi chất dinh dưỡng này là có lợi để sửa chữa một số thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định (Mithal, 2005).

2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam

Theo Đường Hồng Dật (2007) bón phân qua lá là một tiến bộ kỹ thuật được dùng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy vậy bón phân qua lá không thể hoàn toàn thay thế được 100% bón phân qua đất. Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hoà tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu.

Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 45-50%.

Bón qua lá tốt nhất là các đợt bón bổ sung, bón thúc để đáp ứng nhanh các nhu cầu dinh dưỡng của cây. Đặc biệt là giúp cây chóng phục hồi sau khi bị sâu

bệnh, bão lụt gây hại, hoặc là khi trong đất vì những lý do khác nhau bị thiếu chất dinh dưỡng một cách đột ngột.

Các công trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tế sản xuất cho thấy là bón phân qua lá có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản, tăng giá trị thương phẩm của nông sản hàng hoá.

Phân bón qua lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn v.v…Tuy nhiên, phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hoà tan trong nước. Để nâng cao hiệu quả của phân bón qua lá, người ta thường bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng cây, các phitô hoocmôn, các enzim vào, khi sử dụng phân bón qua lá cần chú ý. Hoà loãng phân theo đúng tỷ lệ được ghi trên bao bì. Khi độ ẩm không khí thấp, đất bị hạn nặng không nên dùng phân bón qua lá vì dễ làm rụng lá.

Không nhầm lẫn giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng. Bởi vì chất kích thích sinh trưởng chỉ phát huy tác dụng tốt khi cây có đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến những hậu quả xấu. Vì vậy, khi trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì các chất dinh dưỡng đã có sẵn trong phân, cho nên 2 loại chất sẽ phát huy tác dụng của nhau. Nếu chỉ dùng riêng chất kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm phân bón cây mới có đủ dinh dưỡng để tăng trưởng.

Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng. Vì như vậy sẽ làm rụng hoa, quả và làm giảm hiệu lực của phân bón.

Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới chính thức được đề cập trong các văn bản pháp qui của Nhà nước. (Nghị định 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các loại bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đang sinh trưởng. Phân bón lá ngoài cug cấp chất dinh dưỡng cho cây còn bổ sung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng rau ăn lá đặc biệt là rau cải bắp. Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây thì việc sử dụng các dạng phân bón lá cho cây rau là rất cần thiết (Cao Kỳ Sơn và cs., 1998).

Tính đến tháng 12 năm 2012 trong danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam có 7.711 các loại phân bón, trong đó có 4.683, loại phân bón lá, chiếm 60,1% tổng số các loại phân bón (Bùi Huy Hiền và cs., 2008).

Kết quả dự án Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam năm 2006-2007 do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện cho thấy hiện trạng sử dụng phân bón lá của mỗi hộ gia đình nông dân phía Bắc sử dụng 4-5 loại, ở phía Nam tới 10 loại. Còn về khối lượng, số liệu tương ứng cho phía Bắc là 0,5 lít (kg), phía Nam là 8,7 lít (kg) và cả nước là 4,6 lít (kg)/năm (Bùi Huy Hiền và cs., 2008).

Bảng 2.7. Sử dụng phân bón lá của hộ nông dân

Thông tin chung Miền Bắc Miền Nam Tổng số 26 tỉnh/thành Phân bón lá Số loại sử dụng 4-5 10 4-7,5 Hộ gia đình sử dụng, lít (kg)/năm 0,5 8,7 4,6 Giá mua 1000đ/lít (kg) 20-400 80-200 50-300 Hiệu quả sử dụng

Tăng năng suất lúa, % 5-15 5-15 5-15 Tăng năng suất cây

trồng khác, % 10-20 10-25 10-22,5

Nguồn: Bùi Huy Hiền và cs. (2008)

Theo Nguyễn Trâm Anh (2014) Sử dụng phân bón lá Bio-hunnia nồng độ từ 0,05-0,3% kích thích sự sinh trưởng và phát triển của súp lơ so với đối chứng không phun. Số lá tăng có ý nghĩa so với đối chứng từ 2,1-10,4%, năng suất tăng có ý nghĩa từ 6,5-22%. Sử dụng Bio-hunnia nồng độ 0,1% và 0,2% trên diện tích lớn cho số lá tăng 1,5-3,5%, chiều cao cây tăng 12,7-18,8%, các chỉ số cấu thành năng suất, năng suất tăng 16,7-17,3%. Sử dụng phân bón Bio-hunnia ở hai nồng độ này cho chất lượng súp lơ đảm bảo an toàn (hàm lượng nitrate, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng một số kim loại nặng đều ở dưới ngưỡng cho phép). Sử dụng phân bón lá Bio-hunnia với nồng độ 0,1% và 0,2% trên diện lớn cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng, trong đó sử dụng phân bón Bio-hunnia với nồng độ 0,1% cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Biochar và phân bón lá làm tăng thời gian sinh trưởng của cây cà chua. Lượng bổ sung 1% và 3% Biochar làm tăng chiều cao cây, số lá trên cây trong khi phân bón lá ít ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Lượng bổ sung Biochar làm tăng

chỉ số SPAD ở giai đoạn 20 ngày và 30 ngày sau trồng, trong khi phân bón lá chỉ làm tăng chỉ số SPAD ở giai đoạn 20 ngày sau trồng. Mức bổ sung 1% và 3% Biochar không làm tăng số hoa trên cây nhưng làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khối lượng trung bình quả, tăng năng suất cá thể cà chua từ 23,6% đến 39,8%. Các loại phân bón lá trong thí nghiệm có tác động tích cực làm tăng số hoa, tỷ lệ đậu quả, khối lượng trung bình quả, tăng năng suất cá thể cà chua từ 43,0% đến 66,8%. Năng suất cà chua cao nhất ở trên nền bổ sung 1%-3% Biochar kết hợp phun phân bón lá Komix (Vũ Duy Hoàng, 2013).

Các chế phẩm phân bón lá Pomior, PM 6, Đầu Trâu, PSB đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa đồng tiền trên nền đất trồng với lượng phân bón gốc giảm 1/3. Chúng đã làm tăng số lá, số nhánh, diện tích lá, số bông hoa/cây, đường kính bông, đường kính cành và độ bền hoa cắt. Đồng thời, làm giảm đáng kể tỷ lệ hoa dị dạng không có giá trị thương phẩm (Nguyễn Kim Thanh, 2008).

Phun 4 loại phân bón lá Atonik, Miracle-Gro 15-30-15, Roots II, Agrostim cho cây cúc đồng tiền đã làm tăng các chiều cao, số lá, đường kính tán, số hoa và chất lượng hoa.

Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây cúc đồng tiền đều cho kết quả cao nhất khi bổ sung thêm phân bón lá Miracle-Gro 15-30-15 (Nguyễn Thị Quyên, 2015).

2.5. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU Khí hậu trong khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Khí hậu trong khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm khoảng 20,20C; tháng 5 và là những tháng nóng nhất, nhiệt độ bình quân đạt trên 240C. Tháng 1 và tháng 2 là tháng có nhiệt độ thấp nhất có nhiệt độ bình quân xấp xỉ 130C. Do đặc điểm địa hình nên chế độ nhiệt ở mỗi vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn, cụ thể:

- Vùng núi cao (độ cao trên 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm là dưới 60000C, là vùng nhiệt độ khá thấp, có điều kiện phát triển các cây trồng ôn đới.

- Vùng núi trung bình (độ cao trên 1.500 và dưới 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm khoảng trên 6.0000C.

là vùng nhiệt độ cao, thích hợp cho phát triển nhiều vụ trong năm, nhất là lúa 2 vụ và các cây trồng nhiệt đới.

Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng hơn 1.900 giờ, tháng 4 có số giờ nắng cao nhất, nhiệt độ mặt đất đo được trên 200C.

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu khí hậu tại Trạm khí tượng thủy văn Tam Đường (giáp Phong Thổ) Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí (%) Trung bình năm 20,2 166,2 ∑2.185 81,7 Tháng 1 13,4 176 74 83 Tháng 2 12,5 130 23 79 Tháng 3 19,2 182 67 72 Tháng 4 23,3 212 198 76 Tháng 5 24 183 308 79 Tháng 6 24,1 145 446 85 Tháng 7 23,6 129 423 88 Tháng 8 23,7 153 236 88 Tháng 9 22,8 133 282 87 Tháng 10 22,6 176 46 83 Tháng 11 18,1 181 82 82 Tháng 12 15,2 195 0 79

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu (2016)

Chế độ mưa: Phong Thổ là một trong những huyện có lượng mưa bình quân năm lớn nhất tỉnh Lai Châu, lượng mưa 2.295mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm trên 80% lượng mưa cả năm và tập trung nhất vào tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa trung bình 20 ngày/tháng. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, đặc biệt là hệ cây ngắn ngày. Phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện (mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa khô, thời gian mưa ít kéo dài, gây nên tình

trạng thiếu nước, khô hạn).

Chế độ gió: Phong Thổ bị dãy núi cao che khuất ở phía Bắc, nên tần suất gió hướng Bắc và lệch Bắc không đáng kể, hướng gió chính là gió Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình trong năm gần 2 m/s.

Chế độ sương: Trong năm bình quân có khoảng 18 ngày sương mù, tháng 1 có sương mù nhiều nhất (bình quân 6 ngày/tháng), tháng 6 và tháng 7 có sương mù ít nhất (0,2 ngày/tháng). Chế độ sương có sự chênh lệch lớn giữa vùng cao và vùng thấp.

Độ ẩm không khí bình quân trong năm 81%, từ tháng 6 đến tháng 12 có độ ẩm trên 82%.

Như vậy, với điều kiện khí hậu 2 mùa rõ rệt với điều kiện nhiệt đới ẩm, nắng nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất là thiếu nước vào các tháng mùa khô. Vì vậy cần bố trí cây trồng cho phù hợp.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

+ Vụ thu đông, từ tháng 8 -11/2016 + Vụ xuân hè, từ tháng 3-5/2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Các giống cải bắp

- Giống cải bắp Thúy Phong (nguồn gốc Đài Loan). - Giống cải bắp KK. Cross (nguồn gốc Nhật Bản). - Giống cải bắp Tre Việt 68 (nguồn gốc Nhật Bản). - Giống cải bắp Sakata No 70 (nguồn gốc Nhật Bản).

- Giống cải bắp Kinh Phong (nguồn gốc Trung Quốc - đối chứng). 3.3.2. Các loại phân bón lá

- Phân bón Seaweed – Extra (thành phần: N: 7%; P2O5: 4%; K2O: 15%; B: 250 ppm; Mn: 250 ppm; Zn: 280 ppm; Cu: 12 ppm; Mo: 7 ppm; Fe: 120 ppm). Do Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xuất nhập khẩu Nông Trang Xanh cung cấp.

- Phân NPK Yzuka 03 (thành phần: N: 10%; P2O5: 3%; K2O: 5%; B: 100 ppm; Zn: 250 ppm; Mn: 300 ppm; Cu: 100 ppm). Do Công ty TNHH Yzuka cung cấp.

- Siêu lân (thành phần: N: 10%; P2O5: 60%; K2O: 5%; B: 1.00 ppm; Zn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại phong thổ lai châu (Trang 32)