Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

quản lý Nhà nước về đất đai. Việc theo sát việc thực hiện phương án quy hoạch còn nhiều hạn chế nên tình trạng sử dụng đất sai mục đích vẫn diễn ra.

Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất còn chủ quan, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa tính hết khả năng về tài chính dẫn đến một số dự án, công trình dự án đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện được do thiếu vốn.

Các dự án về thương mại, dịch vụ, công trình năng lượng như cây xăng, bến xe ở nhiều địa phương hoàn toàn không có tính khả thi nên cần chuyển sang quy hoạch vào các mực đích khác phù hợp hơn.

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đất và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Căn cứ vào kết quả thực hiện cũng như các tồn tại trong lập quy hoạch và khó khăn trong việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần thực hiện một số giải pháp để năng cao tính khả thi của phương án quy hoạch như:

Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo giữa các bộ, ngành.

Xử lý nghiêm, thu hồi đất đối với những dự án, công trình đã được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện, sử dụng đất sai mục đích.

Cần khai thác các loại đất khác để đưa vào quy hoạch sử dụng đất hạn chế việc sử dụng đất lúa.

Khi xem xét giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải tính đến năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và tính khả thi.

Trú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất bằng việc yêu cầu các chủ đầu tư cần lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường để phê duyệt trước khi thực hiện.

Tập trung đầu tư, ưu tiên thực hiện các công trình trọng điểm có tính đột phá tránh thực hiện quy hoạch tràn lan không có hiệu quả.

Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp...ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện

các công trình dự án trọng điểm có tính khả thi cao, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”.

Điều chỉnh, xây dựng giá bồi thường, hỗ trợ phù hợp với giá thị trường thúc đẩy tiến độ dự án, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.

Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kiểm tra tình hình sử dụng đất công ở các xã, thị trấn.

Không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất.

Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong suốt kỳ quy hoạch để mọi người dân và các đối tượng sử dụng đất được biết và thực hiện.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất đai để các tổ chức và nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả cao.

Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 97 - 99)