Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Kiến Xương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 60)

4.2.1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực UBND huyện có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phòng ban chuyên môn đặc biệt là UBND các xã trong việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Việc quản lý quỹ đất trồng lúa đặc biệt là đất công ích được UBND huyện kiểm tra, rà soát cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, phòng ban, các tổ chức đoàn thể đã hạn chế được tình trạng bỏ hoang quỹ đất trồng lúa phát huy có hiệu quả tiềm năng đất đai. 4.2.1.1. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản trong hồ sơ địa chính là căn cứ quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nhu cầu thực hiện các giao dịch về đất đai ngày một lớn trong khi bản đồ giải thửa (bản đồ 299) biến động lớn được đo đạc vào năm 1985 không đảm bảo về độ chính xác, không đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên & môi trường hiện tại. Thực hiện dự án VLAP đến năm 2014 huyện đã hoàn thành đo đạc, thành lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ nhà nước cho tất cả 37 xã, thị trấn.

4.2.1.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc thực hiện kế hoạch sử dung đất được triển khai cụ thể đến từng xã thị trấn với các chỉ tiêu cụ thể về diện tích được phân bổ cho từng mục đích, công trình. Căn cứ vào chỉ tiêu được UBND tỉnh phê duyệt trong từng năm nên công tác quản lý thực hiện quy hoạch chặt chẽ hơn. Các chỉ tiêu vượt mức về diện tích sẽ bị cắt giảm hoặc chuyển sang kế hoạch phân bổ của các năm tiếp theo.

thông qua hội đồng nhân dân các cấp, nhân dân của các địa phương có đất nằm trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và có sự chấp thuận của Đảng ủy, HĐND, UBND các cấp được biết và công khai để nhân dân được biết và giám sát.

Nhìn chung công tác thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được huyện Kiến Xương và các xã thực hiện nghiêm túc đảm bảo đúng pháp luật.

4.2.1.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành có liên quan giải quyết việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, nhất là các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án công nghiệp trọng điểm của huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận thẩm định, trình UBND các cấp xét, quyết định giải quyết hồ sơ thuê đất, hồ sơ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quy hoạch dân cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác giao đất, cho thuê đất là nhiệm vụ thực hiện chuyên môn thường xuyên trong việc tham mưu cho UBND huyện, phòng đã hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ, trình tự, thủ tục giao đất và trình tự thủ tục cơ chế liên thông một cửa.

4.2.1.4. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai công tác kiểm kê đất đai bảo đảm về thời gian và chất lượng quy định (kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị 28/CT-TTg ngày15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, kiểm kê quỹ đất của tổ chức đang quản lý, sử dụng theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, kiểm kê đất đai năm 2010 theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, kiểm kê đất đai năm 2014 theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Đến năm 2014, 37 xã, thị trấn trên toàn huyện đã đo đạc xong bản đồ địa chính bằng công nghệ số theo dự án VLAP nên diện tích của từng địa phương và toàn huyện tăng nên.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

huyện là 20.200,03 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 14.046,16 ha chiếm 69,54% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 6.097,82 ha chiếm 30,19% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng 56,05 ha, chiếm 0,27% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 TT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 20.200,03 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 14.046,16 69,54 2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.097,82 30,19

3 Đất chưa sử dụng DCS 56,05 0,27

4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có diện tích là 14.046,16 ha chiếm 69,54% diện tích tự nhiên. Do đặc thù là huyện không có đất lâm nghiệp nên trong đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có 3 loại đất chính là đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ so với tổng diện tích tự nhiên (%) Tổng diện tích tự nhiên 20.200,03 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 14.046,16 69,54 1.1 Đất trồng lúa LUA 11.491,34 56,89 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 395,42 1,96 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 863,84 4,28 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.225,29 6,07

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 70,27 0,35

a. Đất sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện là 12.750,60 ha chiếm 63,12 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

Đất trồng lúa có diện tích 11.491,34 ha chiếm 56,89 % tổng diện tích tự nhiên phân bố trải đều 37 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Một số xã có diện tích đất trồng lúa lớn như xã Vũ Tây 385,08 ha, xã Bình Nguyên 404,96 ha, xã Quang Trung 466,53 ha, xã Bình Định 492,70 ha. Diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm do chuyển sang mục đích khác nhưng năng suất lúa có xu hướng tăng. Chủ chương tích tụ ruộng đất hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thúc đẩy nông nghiệp phát triển với các mô hình điểm tại xã Quang Trung, Bình Minh, Bình Định. Đặc biệt địa phương đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và mùa vụ bỏ các giống lúa dài ngày, tăng nhanh các giống lúa ngắn ngày tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông. Nhìn chung, diện tích đất trồng lúa hiện nay được sử dụng hiệu quả, cho năng suất cao đáp ứng được nhu cầu về lương thực trong nước và xuất khẩu.

Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 395,42 ha chiếm 1,96% diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đất cát pha phân bố tại các xã có bãi bồi ven sông Trà Lý, sông Hồng như xã Quốc Tuấn, Trà Giang, Nam Bình, Quốc Tuấn, xã Hồng Tiến, và một số xã trong đê có diện tích lớn như Vũ An, Vũ Lễ, Bình Nguyên, An Bồi, Vũ Ninh do lịch sử để lại.

Đất trồng cây lâu năm có 863,84 ha chiếm 4,28% diện tích tự nhiên phân bố đều trên toàn huyện chủ yếu là các loại cây ăn quả.

b. Đất nuôi trồng thủy sản

Tổng diện tích trên địa bàn huyện là 1.225,29 ha chiếm 6,07% diện tích tự nhiên. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản không tập trung trọng điểm mà phân bố trên tất cả các xã trong huyện.

c. Đất nông nghiệp khác

Trên địa bàn là 70,27 ha, chiếm 0,5 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được khai thác sử dụng hợp lý đáp ứng được nhu cầu về lương thực, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất để tăng chất lượng nông sản để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu còn hạn chế. Bên cạnh việc sản xuất cần chú trọng đến việc cải tạo đất, tăng cường sử dụng phân hữu giảm phân hóa học đã để tăng độ phì nhiêu cho đất.

4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chỉ chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên nhưng lại có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 20.200,03 100,00

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.097,82 30,19 2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.706,02 8,45

2.2 Đất ở tại đô thị ODT 70,58 0,35

2.3 Đất chuyên dùng CDG 3.521,74 0,17

2.4 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 25,36 0,13

2.5 Đất quốc phòng CQP 6,40 0,03

2.6 Đất an ninh CAN 0,83 0,00

2.7 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 123,75 0,61 2.8 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 82,42 0,41 2.9 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 3.282,96 16,25

2.10 Đất cơ sở tôn giáo TON 46,22 0,23

2.11 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 43,17 0,21 2.12 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 201,37 1,00 2.13 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 482,20 2,39 2.14 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 23,32 0,12 2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,20 0,02

Đất ở tại nông thôn 1.706,02 ha chiếm 8,45 % diện tích tự nhiên, đất ở tại đô thị 70,58 ha, chiếm 0,25 % diện tích tự nhiên tập trung chủ yếu ở thị trấn Thanh Nê.

Đất trụ sở cơ quan là 25,36 ha chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên. Đất quốc phòng 6,40 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên. Đất an ninh 0,83 ha chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 82,42 ha, chiếm 0,41% diện tích đất tự nhiên.

Đất cơ sở tôn giáo 46,22 ha, chiếm 0,23 % diện tích đất tự nhiên. Đất cơ sở tín ngưỡng 43,17 ha, chiếm 0,21 % diện tích đất tự nhiên.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 201,37 ha chiếm 1% diện tích tự nhiên.

Đất sông ngòi kênh rạch 482,20 ha chiếm 2,39 % diện tích tự nhiên. Đất mặt nước chuyên dùng 23,32 ha chiếm 0,12 % diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp khác 3,20 ha chiếm 0,02 % diện tích tự nhiên. 4.2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng trên địa bàn 56,05 ha chiếm 0,27 % tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là các bãi bồi ngoài đê sông Trà Lý, Sông Hồng tập trung ở một số xã như Vũ Tây, An Bình, Quốc Tuấn, Trà Giang, Hồng Tiến, Nam Bình.

4.2.3. Biến động sử dụng đất

Đất đai trong quá trình quản lý và sử dụng luôn biến động do nhu cầu về đất đai rất lớn trong phát triển kinh tế, xã hội.

4.2.3.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010

Bảng 4.6. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010

TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2010 (ha) Diện tích năm 2005 (ha) Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 19.934,85 19.920,74 14,11 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 13.741,69 13.824,22 -82,53 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.026,14 5.919,14 107,00 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 167,02 177,39 -10,37

Qua bảng 4.6 biến động đất đại giai đoạn 2005- 2010 cho thấy:

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010 tăng 14,11 ha so với năm 2005. Nguyên nhân là do đo đạc địa chính chính quy và điều chỉnh tổng diện tích tự nhiên.

a. Biến động đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 13.741,69 ha giảm 82,53 ha so với năm 2005. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do chuyển sang cho các mục đích đất phi nông nghiệp và xây dựng các khu đất ở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Biến động đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 6.026,147 ha tăng 107 ha so với năm 2005. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp và một phần đất chưa sử dụng đưa vào khai thác, sử dụng.

c. Biến động đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2010 là 167,02 ha giảm 10,37 ha so với năm 2005 do chuyển sang các mục đích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất chưa sử dụng Năm 2010 Năm 2005

Hình 4.1. Biểu đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010

4.2.3.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015

Bảng 4.7. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015

TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2015 Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 20.200,03 19.934,85 265,18 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 14.046,16 13.741,69 304,47 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.097,82 6.026,14 71,68 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 56,05 167,02 -110,97 Biến động đất đai giai đoạn 2010- 2015 có nhiều thay đối trong cơ cấu sử dụng đất. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 20.200,03 ha tăng 265,18 ha so với năm 2010. Nguyên nhân là do những năm trước diện tích tự nhiên được xác

định bằng phương pháp cộng dồn diện tích tự nhiên của các xã, phường, thị trấn. Trong khi diện tích tự nhiên của một số xã, phường, thị trấn chưa được xác định đầy đủ nhất là những khu vực chưa có bản đồ địa chính. Năm 2014, 37 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã đo đạc xong toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính theo dự án VLAP nên diện tích tự nhiên được tính theo địa giới hành chính bằng công nghệ bản đồ số nên có độ chính xác cao.

a. Biến động đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 14.046,16 ha tăng 304,47 ha. Có 3 chỉ tiêu trong nhóm đất nông nghiệp tăng lên với diện tích (đất sản xuất nông nghiệp tăng 164,35 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 82,46 ha, đất nông nghiệp khác tăng 57,66 ha) có 1 chỉ tiêu giảm và 1 chỉ tiêu tăng trong nhóm đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa giảm 395,46 ha, đất trồng cây hàng năm khác tăng167,98) đất trồng cây lâu năm tăng 355,84 ha. Cụ thể:

Bảng 4.8. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010- 2015

TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2015 Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 20.200,03 19.934,85 265,18 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 14.046,16 13.741,69 304,47 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.750,60 12.586,25 164,35 1.2 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.886,77 12.078,24 -191,47 1.3 Đất trồng lúa LUA 11.491,34 11.850,80 -359,46 1.4 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 395,42 227,44 167,98 1.5 Đất trồng cây lâu năm CLN 863,84 508,00 355,84 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.225,29 1.142,83 82,46 1.7 Đất nông nghiệp khác NKH 70,27 12,61 57,66

Đất trồng lúa có 11.491,34 ha giảm 359,46 ha là do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.

Đất trồng cây lâu năm có 863,84 ha tăng 355,84 ha. Nguyên nhân diện tích trồng cây lâu năm tăng là do thay đổi phương pháp tính số liệu thống kê, kiểm kê và nguồn dữ liệu từ bàn đồ địa chính cho độ chính xác cao, do chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang và khai thác đất chưa sử dụng đưa vào

sử dụng. Diện tích lớn đất bãi bồi sông Trà lý, Sông Hồng ở các xã Hồng Tiến, Nam Bình, Vũ Tây, Quốc Tuấn, Trà Giang được đưa vào sử dụng nên đất trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 60)