Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)

GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới thế giới

Trung Quốc là nước nằm trong vùng Đông Á có diện tích tự nhiên là 9.597 nghìn km2, dân số hơn 1,2 tỷ người. Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng khoanh định sử dụng đất cho các mục đích gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.

Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định được các mục đích sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.

2.2.1.2. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Mỹ

Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với môi trường, xây dựng một hệ thống quy hoạch tổng thể đảm bảo cảnh quan môi trường và sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Vì thế, quy hoạch sử dụng đất tại những nước này có tính khả thi cao.

Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ 1916 đến những năm 30 và hầu hết các bang của nước Mỹ đều tuân theo nguyên tắc trên. Đến những năm 70, các bang này gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc có tầm nhìn xa hơn. Từ những đòi hỏi trên, Luật Đất đai mới của Mỹ ra đời và hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất (Land use law, 2007).

2.2.1.3. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Đức

Hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Sau khi thống nhất toàn lãnh thổ năm 1994 hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất

của thành phố Berlin nói riêng và của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế.(Land use planning for Berlin. Keeping up with Change, Summary, 2001). 2.2.1.4. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Hàn Quốc

Năm 1972 “Luật Sử dụng và Quản lý đất đai quốc gia” chia toàn bộ đất đai cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng với mục đích khống chế sự phát triển nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp và các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí, đảm bảo cung ứng đất làm nhà ở một cách hợp lý. “Kế hoạch 10 năm về phát triển tổng hợp toàn quốc” (The ten - year Comprehensive National Physical Development Plan), mục đích là phân tán nhân khẩu của đô thị lớn, đồng thời phối hợp với “phương án phát triển khu vực” để kích thích tăng trưởng của vùng sâu, vùng xa, thu hút nhân khẩu quay về. Theo “kế hoạch quản lý khu vực thủ đô” của Nam Hàn đưa ra năm 1981, thì cấm tiến hành khai thác quy mô lớn ở thủ đô để tránh việc nhân khẩu ồ ạt đổ vào, sau đó là dùng phương thức chế độ quản lý tổng ngạch khống chế số lượng chiêu sinh đại học khu vực Hán Thành. Trên thực tế, Hàn Quốc sau gần 30 năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại. Dùng “chính sách đai xanh” lại làm cho giá nhà tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây dựng công trình công cộng của Chính phủ gặp khó khăn và bế tắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)