Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 53 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kiến Xương

4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GDP, giá so sánh năm 2010) tăng trưởng bình quân 5 năm (2011 - 2016) đạt 10,2%/năm. Tổng sản phẩm năm 2016 (GDP-theo giá so sánh 2010) đạt 5.970,5 tỷ đồng là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2016. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 (giá hiện hành) ước đạt 30,15 triệu đồng/người gấp 1,85 lần so với năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 khu vực nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 4,6%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 22,5%/năm, dịch vụ tăng 15,3%/năm.

Bảng 4.1. Tăng trưởng GDP theo nhóm ngành giai đoạn 2005 – 2016 ĐVT: Tỷ đồng, % ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 - 2010 2011 - 2016 GDP (tỷ đồng, giá so sánh 2010) 1.517,0 2.202,3 4.829,2 5.970,5 7,3 10,2 Nông, lâm, thủy sản 630,0 742,6 1.544,6 1.870,2 2,8 4,6 Công nghiệp –xây dựng 560,0 950,7 2.203,2 2.625,7 11,2 22,5 Dịch vụ 327,0 509,0 1.081,4 1.474,6 9,3 15,3

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 39,6% năm 2010 xuống 33,9% năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 37,8% lên 41,8%, dịch vụ tăng từ 22,6% lên 24,3%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.189 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2010. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2016 đạt 13.299 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giai đoạn 2006-2010.

Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành của huyện

ĐVT: Tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2015 Năm 2016

Cơ cấu kinh tế các ngành (%) 100,00 100,00 100,00 1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 39,6 34,6 33,9 2 Công nghiệp và xây dựng 37,8 41,2 41,8

2 Dịch vụ 22,6 24,2 24,3

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới

Giá trị sản xuất năm đạt 1.870,2 tỷ đồng. Trong đó: trồng trọt đạt 862,0 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 604,7 tỷ đồng, thủy sản đạt 169,8 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp đạt 146,9 tỷ đồng và lâm nghiệp đạt 87 tỷ đồng.

Trồng trọt: Tổng diện tích lúa xuân đạt 11.386 ha, tăng 30 ha, diện tích gieo thẳng đạt 5.684,9 ha, bằng 49,9% diện tích. Năng suất lúa xuân ước đạt 71,3 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 83.117 tấn. Tổng diện tích cây màu vụ đông - xuân đạt 4.776 ha, tăng 138 ha.

Công tác xây dựng nông thôn mới: Được các cấp các ngành, các địa phương trong huyện tập trung quan tâm chỉ đạo đến hết năm 2016 huyện đã có 23/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới được UBND tỉnh trao bằng công nhận. Năm 2015 có thêm 11 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới gồm: Vũ An, Vũ Lễ, Vũ Hòa, Vũ Công, An Bồi, Quang Trung, Hồng Tiến, Minh Tân, Nam Cao, Hồng Thái, Quốc Tuấn.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn huyện hiện có 03 cụm công nghiệp đang hoạt động gồm: cụm công nghiệp Vũ Ninh, cụm công nghiệp Thanh Tân và cụm công nghiệp Vũ Quý trên 03 cụm công nghiệp hiện có 10 dự án đang sản xuất kinh doanh, trong đó có 09 dự án đã đi vào sản xuất ổn định và có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, tạo việc làm ổn định cho trên 5.000 lao động có thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng. Một số doanh nghiệp trong huyện có giá trị sản xuất cao và ổn định như: Công ty Thủy Dương khoảng 150 tỷ đồng/năm, Công ty Việt Thái khoảng 130 tỷ đồng/năm, Công ty Sơn Hà khoảng 60 tỷ đồng/năm, Công ty HaNul khoảng 80-100 tỷ đồng/năm.

Toàn huyện hiện có 40 làng nghề, trong đó có 37 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận lại năm 2011 – 2012. Theo đánh giá của ngành công thương, đến nay huyện có 31/40 làng nghề giữ vững được 3 tiêu chí về số hộ, số lao động và giá trị sản xuất, có 9.387 cơ sở và hộ gia đình tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với trên 24.835 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Một số làng nghề có giá trị sản xuất cao như 3 làng nghề trạm bạc khoảng 160 tỷ đồng/năm, mây tre đan khoảng 20-25 tỷ đông/năm, giấy mộc Vũ Ninh và Quang Trung khoảng 35-40 tỷ đồng/năm. Giá trị sản xuất tại các làng đạt 394,2 tỷ đồng, bằng 42% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của toàn huyện.

Thương mại dịch vụ

Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, các cơ sở kinh doanh và hộ thương nhân hoạt động tốt. Tình hình giá cả các mặt hàng không có biến động mạnh, không có hiện tượng tăng giá đột biến, thiếu hàng, khan hàng, các hoạt động dịch vụ vận tải, điện lực, bưu chính viễn thông phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống dân sinh. Các cơ sở SXKD cơ bản thực hiện đúng với đăng ký kinh doanh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm, cháy nổ và an toàn giao thông. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn huyện đạt 2.303 tỷ đồng tăng 6,2%.

Tài chính - ngân hàng

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 360,5 tỷ đồng trong đó thu trên địa bàn đạt 65,4 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đạt 333,7 tỉ đồng, chi phát triển kinh tế 91,8 tỷ đồng. Công tác thu chi ngân sách đảm bảo theo đúng Luật và các quy định của cấp có thẩm quyền.

Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp

Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, UBND huyện đã chủ động chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, thực hiện các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Hiện nay có 10 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định trong 3 cụm công nghiệp của huyện. Dự kiến trong năm 2017 sẽ có thêm 03 cụm công nghiệp khác của huyện sẽ đi vào hoạt động, dự kiến có thêm 02 nhà máy may mở rộng thêm dây chuyền sản xuất, cụ thể dây chuyền 2 của Công ty Việt Thái, 02 dây chuyền tại xã Quốc Tuấn và Quang Minh của Công ty Sơn Hà, việc mở rộng các dây chuyền sản xuất nêu trên dự kiến sẽ thu hút giải quyết công ăn việc làm cho khoảng trên 6.000 lao động.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

a. Dân số

Đến tháng 1 năm 2016, toàn huyện có 226.978 nguời, dân số của huyện phân bố trên địa bàn 37 xã, thị trấn, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.123 người/km2. Trong đó, mật độ dân số cao tập trung ở Thị trấn Thanh Nê, Quang Bình, Hồng Thái, Vũ Trung, Vũ Hòa... và mật độ thấp trên địa bàn An Bồi, Quyết Tiến, Hồng Tiến...

b. Lao động - việc làm

Theo số liệu thống kê đến năm 2016 toàn huyện có 132.651 người trong độ tuổi lao động chiếm 58.44% dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp, thủy sản 75.530 người, chiếm 56,94% tổng số lao động; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng 25.152 người, chiếm 18,96% tổng số lao động; lao động thương mại dịch vụ 13.568 người, chiếm 10,23% tổng số lao động; lao động khác 18.401 người, 13,87% tổng số lao động. Với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ thì yêu cầu nguồn nhân lực phải được đào tạo

có chất lượng. Vì vậy, nguồn lao động của huyện cần được quan tâm, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. 4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông của huyện bao gồm đường Tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã và giao thông nông thôn. Một số tuyến giao thông đường bộ chính của huyện:

Tỉnh lộ 39B chạy qua địa bàn của huyện dài 14 km, qua địa bàn Vũ Ninh, Vũ Quý, Quang Bình, Hòa Bình... Thị trấn Thanh Nê, An Bồi.

Tỉnh lộ 222 chạy qua địa bàn của huyện dài 27,95 km, qua địa bàn Hồng Tiến, Bình Thanh, Trà Giang...

Đường xã và giao thông nông thôn: Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông nối các xã với nhau và giao thông nông thôn trong các xã thực hiện được không nhiều.

Giao thông đường thủy

Huyện Kiến Xương có những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy với hệ thống sông ngòi bao quanh và xuyên tâm. Tuy nhiên so với 2 huyện láng giềng là Tiền Hải và Thái Thụy, Kiến Xương chưa có điều kiện phát triển vận tải đường thủy. Đường thủy nội qua ba sông: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiên Giang với tổng chiều dài qua huyện khoảng 50 km.

b. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống tưới: Có 26 tuyến sông trục chính do nhà nước quản lý với chiều dài 115 km, 157 tuyến sông trục do địa phương quản lý dài 206,6 km, 112 sông dẫn nước vào trạm bơm điện.

Hệ thống tiêu: Chủ yếu là các sông trục chính như sông Kiến Giang, sông Cù Là... có 25 cống dưới đê, 40 cống đập chính nội đồng, 6 trạm bơm tiêu qua đê với công suất 90.500 m3/h, nhà nước quản lý 117,8 km kênh tưới cấp I và 278 km kênh tưới cấp II, địa phương quản lý 116,3 km kênh cấp I và 206,7 km kênh cấp II. Các trạm bơm tiêu lớn như Lịch Bài, An Quốc, Thượng Hòa...

Hệ thống trạm bơm: Toàn huyện có 162 trạm bơm điện, trong đó có 49 trạm bơm do nhà nước quản lý, 113 trạm bơm do địa phương quản lý.

Hệ thống đê, kè: phía Bắc có 17 km sông Trà Lý, 7 km đê biển, phía Nam có 15 km đê sông Hồng. Toàn huyện có 11 kè chính: Phía Bắc 9 kè, phía Nam 2 kè.

c. Năng lượng

Toàn huyện có 3 trạm biến áp trung gian cấp điện áp 35/10KV là trạm Vũ Quý 2 máy, trạm Bình Nguyên 2 máy và trạm Quang Trung 2 máy. Công suất Pmax của 3 trạm trung gian này là 10.450 KW. Toàn huyện có 187 trạm biến áp phụ tải với dung lượng 26.500 KV. Tổng chiều dài đường dây trung áp là 89,5 km, tổng chiều dài đường dây hạ thế cả đường trục nhánh là 666 km.

d. Bưu chính viễn thông

Bưu chính viễn thông của huyện những năm gần đây đã đạt tốc độ phát triển cao cả về hạ tầng cơ sở lẫn doanh thu dịch vụ, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, góp phần hữu hiệu trong công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu giao lưu, trao đổi thông tin của nhân dân. Đến nay, 37 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điểm bưu điện văn hoá. Phủ sóng phát thanh và truyền hình, sóng điện thoại 37/37 xã, thị trấn và tất cả các xã, thị trấn đã có trạm truyền thanh. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các dịch vụ của bưu chính như phát hành báo chí, bưu kiện, bưu phẩm…đều được thực hiện khá tốt.

đ. Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện Kiến Xương trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay đã hoàn thành công tác xoá mù chữ, là một trong những huyện của tỉnh Thái Bình sớm được công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học và đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chất lượng đào tạo cơ bản được giữ vững và nâng cao, số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi ngày một tăng.

Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có 151 đơn vị trường học gồm 38 trường mầm non, 37 trường tiểu học, 37 trường THCS, 1 trung tâm GDTX, 1 trung tâm KHTH – HN, 37 trung tâm học tập cộng đồng, 4 trường trung học phổ thông (trong đó có 01 trường bán công). Với quan điểm “giáo dục là quốc sách, hàng đầu”, những năm qua, huyện đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục.

e. Y tế

được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện hiệu quả.

Sự nghiệp y tế của huyện những năm gần đây chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Năng lực của ngành luôn được tăng cường cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại Kiến Xương có 1 bệnh viện huyện (thị trấn Thanh Nê) và 37 trạm y tế của 37 xã, thị trấn.

f. Văn hoá - thể thao

Phong trào xây dựng làng, xã, gia đình văn hóa và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đã được nhân dân tích cực tham gia và đồng tình ủng hộ. Các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật diễn ra rất đa dạng, phong phú thu hút được nhiều đối tượng tham gia như tổ chức các lễ hội, liên hoan văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức các cuộc thi hội diễn nghệ thuật, sáng tác kịch, thơ, hò vè với nhiều chủ đề khác nhau nhằm tuyên truyền sâu rộng lối sống lành mạnh, ngợi ca tình yêu đất nước, con người, bài trừ các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội mê tín dị đoan, ma túy, cờ bạc, mại dâm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 53 - 59)