Cơ sở lý luận về đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 32 - 34)

định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian hệ thống đô thị trong khu vực quy hoạch đô thị.

Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng... trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo những điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị ( Nguyễn Quang Vinh, 2014).

2.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất hoạch sử dụng đất

2.1.2.1. Tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất

Trước hết, cần giới hạn về khái niệm của “tiêu chí” (hay tiêu chuẩn) đánh giá trong phạm vi nghiên cứu (đây là vấn đề khó, còn nhiều tranh luận và chưa có một định nghĩa chính thống nào). Theo từ điển tiếng Việt: “Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại sự vật, một khái niệm...”.

Như vậy, từ khái niệm nêu trên đối với tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất có thể nhìn nhận như sau:

Đề nhận biết, cần có một hệ thống các chỉ tiêu: có thể là chỉ tiêu tổng hợp hay theo từng yếu tố, chỉ tiêu định tính hoặc định lượng.

Còn để xếp loại (phân mức đánh giá) cần có chuẩn để so sánh: có thể là một chuẩn mực hay ngưỡng để đánh giá dựa trên các định mức, chỉ số cho phép, đơn giá hoặc quy ước nào đó được chấp nhận...(Hà Minh Hòa, 2010).

2.1.2.2. Bản chất và phân loại tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất

Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương án quy hoạch sử dụng đất khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện tính toán, cũng như trong thực tiễn.

Như vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về góc độ lý luận, tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao hàm “Tính khả thi lý thuyết”- được xác định và tính toán thông qua các tiêu chí với những chỉ tiêu thích hợp ngay trong quá trình xây dựng và thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất; “Tính khả thi thực tế” chỉ có thể xác định dựa trên việc điều tra, đánh giá kết quả thực tế đã đạt

được khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong thực tiễn. Khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện bình thường, sự khác biệt giữa “Tính khả thi lý thuyết’ và “Tính khả thi thực tế” thường không đáng kể. Tuy nhiên, không ít trường hợp luôn có những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất do tác động của nhiều yếu tố khó đoán trước được như: tính kịp thời về hiệu lực thực thi của phương án quy hoạch; nhận thức và tính nghiêm minh trong thực thi quy hoạch của các nhà chức trách và người sử dụng đất; các sự cố về khí hậu và thiên tai; những đột biến về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; khả năng về các nguồn lực; áp lực mới về các vấn đề xã hội, thị trường, an ninh quốc phòng; tác động của nền kinh tế quốc tế...

Tính khả thi của phương án quy hoạch có thể được đánh giá và luận chứng thông qua 5 nhóm tiêu chí sau (Võ Tử Can, 2008):

(1) Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá về: Căn cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu: Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật; Các quyết định, văn bản liên quan đến triển khai thực hiện dự án...; Việc thực hiện các quy định thẩm định, phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất: Thành phần hồ sơ và sản phẩm, trình tự pháp lý...

(2) Khả thi về phương diện khoa học - công nghệ, bao gồm:

Cơ sở tính toán và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất: Tính khách quan của các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất: điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; Sử dụng các định mức, tiêu chuẩn; Xây dựng các dự báo theo quy luật phát triển khách quan; căn cứ theo mô hình mẫu...

Phương pháp công nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số liệu và xây dựng tài liệu bản đồ...

(3) Khả thi về yêu cầu chuyên môn - kỹ thuật, gồm các tiêu chí đánh giá về: Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện quy hoạch và các nội dung cụ thể của phương án quy hoạch sử dụng đất...

Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào cách thức thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá;

Tính phù hợp, liên kết (từ trên xuống dưới) của các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy định trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp.

(4) Khả thi về các biện pháp cần thiết để phương án quy hoạch thực hiện được. Theo kinh nghiệm, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ theo đặc điểm hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp.

(5) Khả thi về các giải pháp tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, được đánh giá theo nhóm các giải pháp gồm:

Các giải pháp về nguồn lực và kinh tế. Các giải pháp về quản lý và hành chính. Các giải pháp về cơ chế chính sách.

2.1.2.3. Cơ sở pháp lý của thực hiện quy hoạch sử dụng đất Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Thông tư số 29/2014/ TT-BTNMT ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND ngày 25/6/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt bổ sung danh mục dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2015.

Quyết định số 2653/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 của huyện Kiến Xương.

Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 28/12/2011của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc rà soát và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Kiến Xương đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 32 - 34)