Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 97)

quản lý Nhà nước về đất đai. Việc theo sát việc thực hiện phương án quy hoạch còn nhiều hạn chế nên tình trạng sử dụng đất sai mục đích vẫn diễn ra.

Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất còn chủ quan, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa tính hết khả năng về tài chính dẫn đến một số dự án, công trình dự án đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện được do thiếu vốn.

Các dự án về thương mại, dịch vụ, công trình năng lượng như cây xăng, bến xe ở nhiều địa phương hoàn toàn không có tính khả thi nên cần chuyển sang quy hoạch vào các mực đích khác phù hợp hơn.

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đất và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Căn cứ vào kết quả thực hiện cũng như các tồn tại trong lập quy hoạch và khó khăn trong việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần thực hiện một số giải pháp để năng cao tính khả thi của phương án quy hoạch như:

Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo giữa các bộ, ngành.

Xử lý nghiêm, thu hồi đất đối với những dự án, công trình đã được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện, sử dụng đất sai mục đích.

Cần khai thác các loại đất khác để đưa vào quy hoạch sử dụng đất hạn chế việc sử dụng đất lúa.

Khi xem xét giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải tính đến năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và tính khả thi.

Trú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất bằng việc yêu cầu các chủ đầu tư cần lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường để phê duyệt trước khi thực hiện.

Tập trung đầu tư, ưu tiên thực hiện các công trình trọng điểm có tính đột phá tránh thực hiện quy hoạch tràn lan không có hiệu quả.

Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp...ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện

các công trình dự án trọng điểm có tính khả thi cao, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”.

Điều chỉnh, xây dựng giá bồi thường, hỗ trợ phù hợp với giá thị trường thúc đẩy tiến độ dự án, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.

Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kiểm tra tình hình sử dụng đất công ở các xã, thị trấn.

Không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất.

Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong suốt kỳ quy hoạch để mọi người dân và các đối tượng sử dụng đất được biết và thực hiện.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất đai để các tổ chức và nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả cao.

Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1) Huyện Kiến Xương nằm về phía Đông Nam và cách thành phố Thái Bình 14 km có đường tỉnh lộ 39B và đường tỉnh lộ 222 đi qua. Huyện Kiến Xương là cầu nối giữa huyện Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Toàn huyện có 37 xã, thị trấn, dân số là 214,600 người. Kiến Xương có vị trí, địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn lực lao động đông thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, ít nguồn tài nguyên, sản xuất hàng hóa chưa phát triển là hạn chế trong sự phát triển của huyện.

2) Trong những năm qua công tác quản lý đất đai được quan tâm với việc thực hiện tốt nội dung quản lý đất đai. Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về đất đai như khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất đai luôn có sự biến động, là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý. Các chính sách về đất đai luôn có sự thay đổi, điều chỉnh và bổ sung. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện luôn được làm tốt, tình hình sử dụng đất tương đối ổn định, quỹ đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất huyện Kiến Xương có diện tích đất tự nhiên là 20.200,03 ha, trong đó đất nông nghiệp là 14.046,16 ha, đất phi nông nghiệp là 6.097,82 ha, đất chưa sử dụng là 56,05 ha.

3) Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Kiến Xương đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016

Tổng diện tích tự nhiên là năm 2015 là 20.200.03 ha tăng 265.18 ha so với kế hoạch được duyệt, trong đó đất nông nghiệp là 14.046,16 ha đạt 108,56 % so với kế hoạch, đất phi nông nghiệp là 6.097,82 ha đạt 89,19% so với kế hoạch, đất chưa sử dụng là 56,05 ha đạt 283% so với kế hoạch. Tổng số công trình dự án theo phương án quy hoạch là 709 công trình, số công trình thực hiện là 455 công trình, công trình chưa thực hiện là 254 công trình. Năm 2016 kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đạt 97,99 %, đất phi nông nghiệp đạt 95,62 %, đất chưa sử dụng đạt 96 %, số công trình thực hiện trong năm 2016 là 36 công trình.

Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để tiến hành giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất tạo cơ sở phát triển kinh tế trên địa bàn nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phát triển đồng bộ các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỉ trọng công nghiệp, chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch bộc lộ một số tồn tại dẫn đến một số chỉ tiêu thực hiện trong kỳ quy hoạch không đạt như:

Phương án quy hoạch sử dụng đất được lập còn thiếu những dự báo có tính khả thi, nhiều chỉ tiêu dự báo trong phương án quy hoạch không sát với thực tế, không có tính khả thi để thực hiện dẫn đến dự án treo.

Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ công trình không có trong quy hoạch vẫn thực hiện, công trình dự án có trong phương án quy hoạch, kế hoạch nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng như trong phương án.

Nhiều công trình dự án chậm tiến độ hoặc không thực hiện được do không giải phóng được mặt bằng. Đơn giá bồi thường thấp, hỗ trợ sau thu hồi đất có tính khả thi không cao nên khó triển khai thực hiện, hiệu quả đầu tư thấp.

4) Giải pháp cần thực hiện trong kỳ quy hoạch

Điều tra, đánh giá các chỉ tiêu, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các địa phương sát với thực tế hơn để lập và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, đạt kết quả cao.

Tăng cường rà soát, cơ chế giám sát, quản lý, công khai phương án quy hoạch để nhân dân và các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất được biết để thực hiện.

5.2. KIẾN NGHỊ

Cần điều chỉnh phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Công khai rộng rãi phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong lập quy hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khách quan , hiệu quả.

Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, dự án phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 về việc hướng dẫn chi tiết việc lập. điều chỉnh và thẩm định quy hoạch. kế hoạch sử dụng đất. Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập. điều chỉnh và thẩm định quy hoạch. kế hoạch sử dụng đất đai. Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 V/v Ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch. kế hoạch sử dụng đất. Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiết việc lập. điều chỉnh quy hoạch. kế hoạch sử dụng đất.

5. Chính phủ (2004). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. Hà Nội.

6. Chính phủ (2009). Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP ngày 23/12/2009 về đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Hà Nội.

7. Đào Châu Thu. Nguyễn Khang (1998). Đánh giá đất. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 8. Đoàn Công Quỳ. Vũ Thị Bình. Nguyễn Thị Vòng. Nguyễn Quang Học và Đỗ

Thị Tám (2006). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 9. Hà Minh Hòa (2010), "Một số vấn đề cần giải quyết trong việc hoàn thiện

phương pháp quy hoạch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ", Hội thảo khoa học quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, Hội khoa học Đất Việt Nam, Trường Đại học nông lâm Thái nguyên 07/11/2010, Trường Đại học nông lâm Thái nguyên.

10. Kao Madilenn (2001). Nghiên cứu một số phương pháp quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở của một số nước trên thế giới. Việt Nam và khả năng áp dụng vào Cămpuchia.

11. Nguyễn Dũng Tiến (2005).Quy hoạch sử dụng đất - Nhìn lại quá trình phát triển ở nước ta từ năm 1930 đến nay. Tạp chí Địa chính. 03.

12. Nguyễn Quang Vinh (2014). Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh. tỉnh Hà Tĩnh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 13. Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Kiến Xương. Biểu kiểm kê đất đai

huyện Kiến Xương các năm 2005. 2010. 2015.

14. Quốc hội (1992). Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia.

15. Quốc hội (1993). Luật Đất đai. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia. 16. Quốc hội (2003). Luật Đất đai. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia.

17. Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia.

18. Quốc hội (2013). Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia.

19. UBND huyện Kiến Xương (2010). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiến Xương đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. 20. UBND huyện Kiến Xương (2013). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Kiến

Xương thời kỳ 2010 - 2020. Kiến Xương.

21. UBND tỉnh Thái Bình (2010). Báo cáo minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thái Bình

22. UBND tỉnh Thái Bình (2015. Báo cáo minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thái Bình.

23. Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai. Tổng cục Địa chính (1998). Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai. Hà Nội.

24. Võ Tử Can (2006). Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Hà Nội.

Tiếng Anh:

25. FAO (1993). Guideline for Land use planning. Rome.

26. Land use law (2007): an overview. http:// www.cornell.edu/wex/index.php/Land use/ 27. Land use planning for Berlin. Keeping up with Change. Summary 2001.

http://www.stadtentwicklung.berlin.de/planen/fnp/de/fnp/index.shtml

PHỤ LỤC

Phụ biểu 1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Kiến Xương năm 2015 Phụ biểu 2 Biến động đất đai giai đoạn 2005- 2010

Phụ biểu 3 Biến động đất đai giai đoạn 2010- 2015

Phụ biểu 4 Hạng mục quy hoạch công trình đất trụ sở cơ quan Phụ biểu 5 Hạng mục quy hoạch đất quốc phòng

Phụ biểu 6 Hạng mục quy hoạch đất an ninh

Phụ biểu 7 Hạng mục quy hoạch đất cụm công nghiệp Phụ biểu 8 Hạng mục quy hoạch đất sản xuất kinh doanh

Phụ biểu 9 Hạng mục quy hoạch công trình đất tôn giáo tín ngưỡng Phụ biểu 10 Hạng mục quy hoạch công trình bãi thu gom. xử lý rác thải Phụ biểu 11 Hạng mục quy hoạch công trình đất giao thông. thủy lợi Phụ biểu 12 Hạng mục quy hoạch công trình đất giao thông tĩnh Phụ biểu 13 Hạng mục quy hoạch công trình năng lượng Phụ biểu 14 Hạng mục quy hoạch đất chợ

Phụ biểu 15 Hạng mục quy hoạch công trình văn hóa Phụ biểu 16 Hạng mục quy hoạch đất y tế

Phụ biểu 17 Hạng mục công trình đất giáo dục Phụ biểu 18 Hạng mục đất thể thao

Phụ biểu 19 Danh mục các công trình thực hiện năm 2016 Phụ biểu 20 Bản đồ hiện trạng sử dụng đât 2015

Phụ biểu 21 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2020 Phụ biểu 22 Bản đồ hiện trạng sử dụng đât 2016

Phụ biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Kiến Xương năm 2015 STT LOẠI ĐẤT Mã loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 20.200,03 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 14.046,16 69,54 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.750,60 63,12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.886,77 58,85 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11.491,34 56,89 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 395,42 1,96 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 863,84 4,28 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.225,29 6,07 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 70,27 0,35 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.097,82 30,19

2.1 Đất ở OCT 1.776,61 8,80

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.706,02 8,45

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 70,58 0,35

2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.521,74 0,17

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 25,36 0,13

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 6,40 0,03

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,83 0,00

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 123,75 0,61 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 82,42 0,41 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 3.282,96 16,25

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 46,22 0,23

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 43,17 0,21 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa

táng NTD 201,37 1,00

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 482,20 2,39 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 23,32 0,12 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,20 0,02 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 56,05 0,27 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 56,05 0,27

Phụ biểu 2 : Biến động đất đai giai đoạn 2005- 2010 Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2010 Diện tích năm 2005 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC 19.934,85 19.920,74 14,11 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 13.741,69 13.824,22 -82,53 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.586,25 12.859,36 -273,11 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.142,83 962,66 180,17 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 12,61 2,19 10,42 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.026,14 5.919,14 107,00 2.1 Đất ở OCT 1.698,75 1.667,66 31,09 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.346,12 3.151,25 194,87

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 97)