Đơn vị: Hồ sơ STT Xã, thị trấn Tổng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Nghi Công Bắc 39 4 5 7 9 14
2 Nghi Công Nam 34 3 5 6 8 12
3 Nghi Diên 36 2 4 8 9 13 4 Nghi Đồng 42 4 6 7 10 15 5 Nghi Hoa 46 5 7 8 11 15 6 Nghi Hợp 39 3 5 6 9 16 7 Nghi Hưng 40 4 6 7 9 14 8 Nghi Khánh 48 5 7 9 11 16 9 Nghi Kiều 42 3 5 7 12 15 10 Nghi Lâm 41 4 6 8 9 14 11 Nghi Long 48 5 7 9 12 15 12 Nghi Mỹ 42 3 5 7 11 16 1 Nghi Phong 46 4 6 9 12 15 14 Nghi Phương 45 5 7 8 11 14 15 Nghi Quang 35 3 4 6 7 15 16 Nghi Thạch 41 4 7 9 10 11 17 Nghi Thái 42 5 6 8 11 12 18 Nghi Thiết 34 3 5 6 9 11 19 Nghi Thịnh 43 5 7 8 11 12 20 Nghi Thuận 34 4 5 7 8 10 21 Nghi Tiến 44 5 7 8 11 13 22 Nghi Trung 37 4 6 7 9 11 23 Nghi Trường 34 3 5 6 8 12 24 Nghi Vạn 43 5 6 8 11 13 25 Nghi Văn 42 4 5 7 12 14 26 Nghi Xá 35 3 5 6 9 12 27 Nghi Xuân 37 3 4 8 9 13 28 Nghi Yên 38 4 6 7 10 11 29 Phúc Thọ 40 5 6 8 9 12 30 Quán Hành 37 3 5 6 9 14 Toàn huyện 1204 117 170 221 296 400
Tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định: “…trường hợp nhận thừa
kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
Từ năm 2012 đến năm 2016 đã có 1.204 trường hợp thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 4.10 dưới đây.
Kết quả bảng 4.10 cho thấy thực trạng thực hiện quyền thừa kế trên địa bàn huyện Nghi Lộc là không lớn, chứng tỏ người dân ở huyện coi quyền thừa kế là vấn đề nội bộ của gia đình, khơng cần thiết phải có sự can thiệp của chính quyền hay cơ quan quản lý đất đai. Trong cả thời kỳ số trường hợp thực hiện quyền thừa kế QSDĐ nhiều nhất cũng chỉ có 48 trường hợp (xã Nghi Khánh, Nghi Long), các xã cịn lại là rất ít.
Việc thực hiện quyền thừa kế tại huyện Nghi Lộc tuy ít những đang có xu hướng tăng lên theo thời gian. Nếu như năm 2012 cả huyện chỉ có 117 trường hợp, năm 2013 có 170 trường hợp, năm 2014 có 221 trường hợp thực hiện quyền thừa kế thì năm 2015 đã tăng lên là 296 trường hợp, năm 2016 có 400 trường hợp. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến Luật của ngành được quan tâm, đẩy mạnh và đã và đang phát huy hiệu quả cũng như nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao trong vấn đề khai báo khi thực hiện quyền thừa kế QSDĐ (Hình 4.7).
Như vậy, tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất của huyện Nghi Lộc có xu hướng ngày càng tăng lên trong giai đoạn 2012 - 2016.
Tại huyện Nghi Lộc, người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế đến làm thủ tục tại cơ quan quản lý cịn tương đối ít ở tất cả các phường xã trong những năm gần đây do yếu tố nhận thức pháp luật khác nhau, người dân chưa thực sự chủ động vì quyền lợi của mình, chưa hiểu hết được quyền lợi của người được thừa kế. Nhưng từ khi việc thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo luật định được Luật Dân sự quy định cụ thể và nhất là giá trị đất đai ngày càng tăng thì vấn đề thừa kế đất đai lại là vấn đề rất phức tạp trong xã hội hiện nay. Ý thức được mức độ quan trọng của người được hưởng thừa kế đất đai nên các hộ gia đình ngày nay khi phát sinh vấn đề phân chia đất đai đa số đã có ý thức tiến hành làm thủ tục và đến đăng ký tại cơ quan chức năng. Tuy vậy việc phân chia thừa với những gia đình có người thân ở xa mà chủ sử dụng chết không để lại di cũng là một khó khăn mà người sử dụng đất gặp phải. Số lượng các hồ sơ làm thủ tục thừa kế QSDĐ tăng không đáng kể trong những năm qua do:
- Việc đo đạc cấp đổi, cấp mới trên địa bàn cả huyện từ năm 2012 nên người dân thực hiện các giao dịch của mình thơng qua hình thức cấp đại trà.
- Việc thực hiện quyền thừa kế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhiều thủ tục pháp lý chặt chẽ cũng gây tâm lý ngại đến đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với cơ quan nhà nước, thì việc làm các thủ tục cần thiết khi thực hiện quyền thừa kế còn rất nhiều bất cập, nhất là việc đo đạc, xác định vị trí, loại đất cho từng người được hưởng thừa kế theo nguyện vọng của người phân chia thừa kế gây những phiền phức hay hiểu lầm cho người dân trong khi đến làm việc tại cơ quan quản lý. Đề nghị cơ quan nhà nước cần tiếp tục tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan đến việc khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhất là khi đất đai ngày càng có giá trị, về thủ tục hành chính cần nghiên cứu để giảm tải những thủ tục khơng cần thiết giúp người dân khơng cịn tâm lý ngại thực hiện các quyền hợp pháp của mình khi phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính.
4.2.6. Kết quả thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định việc tặng cho QSDĐ trong gia đình từ bố mẹ cho các con, anh chị em ruột cho nhau một phần diện tích đất. Sau khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, người sử dụng đất đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền QSDĐ được pháp luật cho phép.
Từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn huyện đã có 200 trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất (hình 4.11).