Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nghi Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện nghi lộc (Trang 51)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Nghi Lộc

Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18041' đến 18054' Vĩ độ Bắc và 105028' đến 105045' Kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp: huyện Diễn Châu, Yên Thành

- Phía Nam giáp: huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh - Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và Biển Đông

- Phía Tây giáp: huyện Đô Lương

ha gồm 29 xã và 01 thị trấn, đứng thứ năm toàn tỉnh với dân số 185.461 người. Nghi Lộc là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.

Huyện có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không thuận lơị. Có nhiều tuyến giao thông của trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 46, Đường sắt Bắc - Nam, sân bay Vinh, Tỉnh lộ 534, Tỉnh lộ 535, Tỉnh lộ 536. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.

Là huyện có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Liền kề với Thành phố Vinh - Đô thị loại I là tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ (Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đặc biệt huyện có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An - Khu kinh tế được ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thuận lợi trong việc thu hút, vận động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Với vị trí thuận lợi Nghi Lộc có thể khai thác các lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá và hoà nhập với xu thế phát triển của tỉnh và khu vực.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:

* Vùng bán sơn địa:

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52,0% so với tổng diện tích của cả huyện.

* Vùng đồng bằng:

Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6 - 5,0 m với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48,0% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng: Vùng thấp trũng và vùng cao.

4.1.1.3. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chế độ khí hậu phức tạp, mang tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 23,50 - 24,50C; Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.637 giờ; Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700-1900 mm; Độ ẩm không khí bình quân 85%.

4.1.1.4. Thủy văn, Nguồn nước

- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng chủ yếu lấy từ kênh Nhà Lê, sông Tân Giai, sông Cấm, kênh Kẻ Gai và một số hồ đập lớn ở vùng bán sơn địa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

- Nguồn nước ngầm: Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ nhanh, trên một số lĩnh vực đã có bước đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện qua bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nghi Lộc giai đoạn 2012 - 2016

(tính theo GTSX- giá hiện hành)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 3105,94 3632,24 4324,65 5263,89 6307,28 Ngành nông nghiệp 568,12 659,28 779,62 893,15 976,71

Ngành công nghiệp - xây dựng 1832,56 2146,39 2558,30 3164,39 3860,85

Ngành dịch vụ 705,26 826,57 986,73 1206,35 1469,72

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Ngành nông nghiệp 18,29 18,15 18,03 17,03 15,49

Ngành công nghiệp - xây dựng 59,00 59,09 59,16 60,12 61,21

Ngành dịch vụ 22,71 22,76 22,82 22,92 23,30

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghi Lộc (2012, 2013,2014,2015, 2016) Tổng giá trị sản xuất (GDP) năm 2016 đạt 6.307,28 tỷ đồng, đạt 100,06% kế hoạch năm, tăng 9,02% so với năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 đạt 9,25%. Cơ cấu ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 23,1%, công nghiệp - xây dựng đạt 45,0% và ngành thương mại - dịch vụ đạt 27,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,6 triệu đồng/người/năm.

Như vậy, Cơ cấu kinh tế của huyện Nghi Lộc trong những năm qua có bước chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a)Ngành nông - lâm - ngư nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vị trí hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Tuy tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm nhưng sản lượng và giá trị thu nhập vẫn ở mức độ cao. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư năm 2016 ước đạt 976,71 tỷ đồng tăng 4,47% so với năm 2015.

Sản lượng lương thực năm 2016 ước đạt 96.280 tấn. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng từ 45 triệu đồng/ha năm 2006 lên 63 triệu đồng/ha vào năm 2016 (năm 2015 đã có 2.500 ha có giá trị thu nhập đạt 60 triệu đồng/ha).

Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, toàn huyện hiện có 118 trang trại và gia trại (trong đó có 72 trang trại và gia trại chăn nuôi lợn, 18 trang trại, gia trại nuôi bò và 28 trang trại chăn nuôi gia cầm) với quy mô vừa và nhỏ, thu nhập bình quân 1 trang trại khoảng 80 triệu đồng/năm, trong đó có một số trang trại có mức thu trên 120 triệu đồng/năm. Trong giai đoạn 2012 - 2016 diện tích trồng rừng tập trung đạt 3.723 ha và năm 2016 diện tích rừng tập trung khoảng 435 ha; độ che phủ rừng tăng từ 28,2% năm 2010 lên 32,5% vào năm 2016.

Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2016 ước đạt 9.025 tấn, trong đó sản lượng đánh bắt hải sản đạt 4.600 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 4.425 tấn, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.615 ha.

b) Ngành công nghiệp - xây dựng

Chuyển dịch cơ cấu phù hợp với cơ chế thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, riêng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng gấp nhiều lần. Đặc biệt là ngành chủ lực như sản xuất gạch ngói.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2016 ước đạt 3.860,85 tỷ đồng tăng 9,92% so với năm 2015.

Nhờ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư nên trong giai đoạn 2012 - 2016 đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, đã cấp phép đầu tư cho 103 dự án, tổng số vốn đăng ký 12.350 tỷ đồng và đã thực hiện 8.150 tỷ đồng trên diện tích 4.920 ha.

c) Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ phát triển mạnh với tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 1469,72 tỷ đồng tăng 9,84% so với năm 2015. Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người dân. Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ mở rộng quy mô, ngành nghề. Năm 2016 toàn huyện có 6.922 hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ. Các dịch vụ khác như bảo vệ thực vật, giống, phòng chống dịch bệnh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, … vẫn hoạt động tốt.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2016 dân số toàn huyện Nghi Lộc có 185.461 người, với 45.843 hộ, quy mô hộ khoảng 4,0 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,78%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã và tập trung chủ yếu ở dọc theo quốc lộ 1A và vùng phía Đông của huyện. Lực lượng lao động là: 106.242 người, chiếm 57,3% tổng dân số của huyện, trong đó:

+ Lao động nông - lâm - ngư nghiệp: 133.093 người, chiếm 71,7% tổng số dân trong độ tuổi lao động.

+ Lao động công nghiệp - xây dựng: 11.272 người, chiếm 6,1% tổng số dân trong độ tuổi lao động.

+ Lao động dịch vụ - thương mại: 39.523 người, chiếm 21,3% tổng số dân trong độ tuổi lao động.

+ Lao động từ các nguồn khác: 1.573 người, chiếm 23,7% tổng dân số trong độ tuổi lao động.

Trong những năm qua huyện Nghi Lộc đã thực hiện tốt đề án Đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động, năm 2016 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 50,2%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; bình quân thu nhập đầu người năm 2016 đạt 25,6 triệu đồng/người (tăng 1,5 triệu đồng so với năm 2015), không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh xuống còn 10,5% vào năm 2016 (chuẩn nghèo 200.000 đồng/người/tháng).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc tương đối đầy đủ với các loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông.

Những năm qua huyện Nghi Lộc đã nhựa hóa được hơn 800 km đường, 1.448 km đường được bê tông hóa, 30/30 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm, hệ thống giao thông được đầu tư phát triển mạnh, một số công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao (như đường Nam Cấm đi Cửa Lò, đường tránh Vinh; tuyến Nghi Đức - Nghi Thiết, tuyến Chợ Sơn - Phúc Thọ, ...).

b) Thủy lợi

Về cơ bản các công trình hồ đập, trạm bơm đáp ứng yêu cầu sản xuất tối thiểu của sản xuất nông nghiệp. Song các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 chưa được duy tu, nạo vét, nâng cấp hàng năm, hệ thống tiêu úng vùng màu đầu tư dàn trải nhiều năm, do đó các xã vùng màu gặp khó khăn trong thoát nước mùa mưa lũ.

c) Hệ thống điện

Hệ thống cấp điện của huyện Nghi Lộc nằm trong quy hoạch và mối quan hệ với hệ thống điện của Thành phố Vinh và của cả vùng. Tuyến đường dây cao thế 500 KV, tuyến 220 KV Nghi Sơn - Hưng Đồng; tuyến trung áp 35 KV và 10 KV đi qua huyện.

Hệ thống điện được quan tâm đầu tư đã cơ bản đáp ứng đủ nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt, đến nay 30/30 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia.

d) Hệ thống nước sạch

Đến năm 2016, tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89 %, việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân được quan tâm. Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại các xã Nghi Lâm, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Công Bắc, Nghi Mỹ và hệ thống cấp nước sinh hoạt Thị trấn Quán Hành thông qua chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn và một số dự án nhỏ lẻ khác.

e) Hệ thống bưu chính, viễn thông

Hệ thống hạ tầng của ngành được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của người dân; hệ thống dịch vụ điện thoại được phủ sóng đến tất cả trung tâm các xã. Số thuê bao internet tăng nhanh trong vài năm gần đây và đạt 1.234 thuê bao năm 2016.

f) Giáo dục - đào tạo

Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên ở các cấp học, ngành học. Đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng. Đào tạo lao động, hướng nghiệp dạy nghề đạt kết quả khá cao, luôn dẫn đầu trong phong trào toàn tỉnh.

g) Y tế

Mạng lưới y tế từ huyện đến các xã được củng cố, đảm bảo phục vụ tốt hơn về nhu cầu khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng ngừa các dịch bệnh, làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn thành tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em.

h) Cơ sở văn hóa, thể dục - thể thao

Đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hoạt động văn hóa - thông tin - thể dục thể thao luôn hướng về cơ sở góp phần tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho nhân dân.

4.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai

1. Công tác ban hành văn bản quản lý nhà nước

- Thực hiện Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND huyện Nghi Lộc đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện và quản lý nhà nước, cụ thể: Công văn: 32 văn bản; Báo cáo: 16 văn bản; Thông báo: 08 văn bản; Tờ trình: 20 văn bản; Quyết định: 1.018 văn bản.

- Thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND huyện Nghi Lộc đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện và quản lý nhà nước, cụ thể: Công văn: 39 văn bản; Báo cáo: 15 văn bản; Thông báo: 10 văn bản; Tờ trình: 12 văn bản; Quyết định: 469 văn bản.

2. Công tác cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính

Hiện nay, huyện Nghi Lộc đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính được 30/30 xã, thị trấn. Hoàn thành công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận được 30/30 xã, thị trấn. Trong đó, có 2 xã đã hoàn thành xong dự án cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện (xã Nghi Mỹ, Nghi Lâm). Các xã còn lại đang thực hiện dự án cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chưa được hoàn thiện.

Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện mới được thực hiện trên bản đồ địa chính, chưa được đồng bộ giữa 3 cấp nên gặp nhiều khó khăn hoặc không thuận lợi cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác thông tin.

Việc cập nhật, chỉnh lý trên hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế, công tác chỉnh lý biến động chưa đi vào nề nếp, chưa thường xuyên nên chỉnh lý chưa triệt để.

3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tính đến hết ngày 31/12/2016, UBND huyện Nghi Lộc đã thực hiện nghiêm túc việc cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân với kết quả đạt được ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả cấp GCN theo đối tượng sử dụng đất huyện Nghi Lộc

TT Loại đất Kết quả cấp GCNQSDĐ đến năm 2015 Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2016 Số GCN Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Số GCN Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất ở tại đô thị 782.023 89,25 82,34 71.638 3,97 20,74

2 Đất ở tại nông thôn 561.983 1.430,09 79,89 12.986 131,43 64,28

3 Đất nông nghiệp 124.861 20.619,81 83,01 16.385 2.981,65 70,67

4 Đất lâm nghiệp 12.618 5.699,27 68,13 2.385 1.699,25 63,74

Nguồn: VPĐK QSDĐ huyện Nghi Lộc (2015, 2016)

4. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ đầu so với quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện nghi lộc (Trang 51)