Tổng quan về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 39 - 41)

9. Kết cấu của luận văn:

1.2 Cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm

* Trên thế giới.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, có hơn 30 bệnh truyền nhiễm trước đây chưa từng biết hoặc những bệnh được kiểm soát tốt đã xuất hiện và tái xuất hiện với những hậu quả nghiêm trọng. Trong những bệnh đó, HIV/AIDS có tác động lớn nhất. Sốt xuất huyết vi rút bao gồm: Ebola, Marburg, Crimean-Congo, sốt vàng da, West Nile và Dengue. Các vi rút nghiêm trọng khác bao gồm: poliomyelitis (vi rút gây bại liệt), Conronavirus SARS, và cúm A. Một dịch nhỏ biến thể mới của bệnh Creutzfeldt-Jakob ở người đã xảy ra tiếp theo một vụ dịch bệnh bò điên ở gia súc (bonvine spongiform encephalopathy). Trong số các bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh than, bệnh tả, thương hàn, dịch hạch, borelliosis, brucellosis (bệnh gây ra cho trâu bò), Buruli ulcer là những bệnh cho thấy rất khó kiểm soát. Về mặt gánh nặng bệnh tật, sốt rét dẫn đầu các bệnh do ký sinh trùng gây ra, nhưng các bệnh trùng mũi khoan (trypanosomiasis), leishmaniasis và dracunculiasis cũng đang thách thức những nỗ lực thanh toán chúng.

Ước tính gánh nặng bệnh truyền nhiễm toàn cầu đứng đầu là HIV/AIDS, lao và sốt rét. Các bệnh như sốt xuất huyết vi rút, bệnh Creutzfeld-Jakob và Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS), cũng như những bệnh tái xuất hiện bao gồm bạch hầu, sốt vàng da, bệnh than, dịch hạch, sốt dengue và cúm đã làm tăng gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở những nước có thu nhập thấp.

Các bệnh truyền nhiễm chiếm đến 14,2 triệu cái chết trong một năm .Khoảng 3,3 triệu trường hợp tử vong khác có liên quan với các điều kiện khi mang thai và làm mẹ và thiếu dinh dưỡng. Tổng hợp lại các vấn đề trên chiếm

đến 30% ca tử vong trên toàn thế giới và 39% gánh nặng về khuyết tật trên toàn cầu Sáu nguyên nhân chịu trách nhiệm cho gần một nửa số trường hợp chết non, chủ yếu là ở trẻ em và người trẻ tuổi và chịu trách cho gần 80% trong tổng số tử vong do các bệnh truyền nhiễm là: Nhiễm khuẩn đường hô hấp (3,76 triệu) HIV/AIDS (2,8 triệu) Các bệnh tiêu chảy (1,7 triệu) Lao (1,6 triệu) Sốt rét (1 triệu) Sởi (0,8 triệu)(WHO) Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp. Các bệnh truyền nhiễm đang đặt ra một mối đe dọa khẩn cấp tới sức khỏe cá nhân và có khả năng đe dọa sự an toàn của nhiều người. Trong khi các nước có thu nhập thấp vấn phải đương đầu với những vấn đề bệnh truyền nhiễm, thì tại các nước có thu nhập cao, tử vong do các bệnh mãn tính cũng đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị . Mặc dù các nước có thu nhập cao có tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm thấp hơn một cách đáng kể, nhưng những nước này vẫn phải chi phí cho một tỷ lệ lớn người mắc một số bệnh truyền nhiễm.

Ví dụ ở các nước có thu nhập cao thì các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gây ra tử vong đáng kể chỉ ở trẻ em và người già.

Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi, có những bệnh vĩnh viễn bị xoá bỏ (như bệnh đậu mùa). Tuy vậy, một số bệnh truyền nhiễm còn lan tràn và còn là mối đe doạ cho nhân loại như bệnh sốt rét, viêm gan virut, sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết do virut Ebola, nhiễm HIV/AIDS... Một số mầm bệnh trong quá trình phát triển đột biến gây nên những trạng tháI bệnh lý mới, rất nặng và khó chẩn đoán (SARS, cúm A H5N1-...); gần đây nhất là sự bùng phát của dịch bệnh do virut Zika…..

* Tại Việt Nam.

Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (như sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, lỵ trực khuẩn, lỵ amip…).

Theo số liệu thống kế của Cục Y tế dự phòng, năm 2016, Việt Nam ghi nhận 110.876 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 36 trường hợp tử vong. Về bệnh do vi rút Zika, tại Việt Nam, số trường hợp nhiễm vi rút Zika là 212 trường hợp tại 11 tỉnh, thành phố. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có số trường hợp mắc nhiều nhất; khu vực miền Bắc chưa ghi nhận trường hợp nào. Với bệnh tay chân miệng, năm 2016, Việt Nam ghi nhận 50.032 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó có 1 trường hơp tử vong. Đối với bệnh cúm, năm 2016, nước ta ghi nhận lưu hành của cúm A và cúm B, trong đó cúm A(H3) chiếm ưu thế. Cụ thể: cúm A(H3) chiếm 46,1%, cúm B chiếm 35,8%, cúm A(H1N1) chiếm 18,2%... Đặc biệt, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) và cúm A(H5N6).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)