Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nội dung và hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 84 - 89)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

3.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nội dung và hình thức thể hiện

các tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử.

3.2.1 Giải pháp về nội dung

Báo điện tử cần đưa thông tin công khai, minh bạch về tình hình dịch bệnh, việc công khai và cập nhật tình hình dịch bệnh giúp người dân, cộng đồng chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; tuy nhiên thông tin cần thỏa mãn nhu cầu của độc giả như:

+ Bài viết này có phản ánh đúng sự thật không?

+ Sự thật đó có đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự không? + Nội dung bài viết có logic không?

+ Hình thức thể hiện (kết cấu, ngôn ngữ, văn phong) có tốt không? ...

-“ Có quy định rõ ràng về việc đăng thông tin dịch bệnh để ràng buộc trách nhiệm khi đưa thông tin không chính xác, không đầy đủ dẫn đến các phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Nên đưa tin theo chuyên mục theo chủ đề phòng chống các dịch bệnh chủ động theo mùa hoặc theo khu vực, không nên tập trung vào các sự kiện như hiện nay.”(TS.BS Nguyễn Nhật Cảm).

- “Trong một tác phẩm thông tin về dịch bệnh theo tôi nên tập trung vào diễn biến của dịch bệnh và cách khắc phục, phòng tránh là những nội dung

dịch bệnh việc đưa ra những thông tin trên sẽ giúp người dân hiểu rõ về dịch bệnh, biết cách kiểm soát tránh dịch bệnh lây lan, đồng thời phòng tránh chúng”. (PV Hồng Nam -Báo Tri thức trẻ)

Thông tin phải bám sát những sự kiện mới một cách nhạy bén và phản ánh sự kiện ở thời điểm tiêu biểu, đỉnh cao như sự mở đầu, kết thúc hoặc ở những thời điểm mà sự kiện bộc lộ thêm những tính chất mới. Những tin tức cần đảm bảo:

- Yêu cầu về tính thời sự: đòi hỏi một bài báo thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm phải thông tin kịp thời về những cái mới. Đó là những sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống...vừa mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra. Nó có nhiệm vụ cung cấp cho công chúng thông tin về những sự thật nóng bỏng của đời sống.

- Yêu cầu về tính xác thực: đòi hỏi bài báo thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm phải phản ánh sự thật một cách chính xác, có địa điểm, có nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể. Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong quá trình thông tin về sự thật.

“Theo tôi báo mạng ở Việt Nam hiện nay cần có sự thông tin chính xác để tránh gây hoang mang cho độc giả, sự xác nhận, giúp đỡ từ các nhà chuyên môn về việc thông tin về dịch bệnh là rất cần thiết đới với mỗi bài báo, đó cũng giúp việc đưa thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm đạt chất lượng hơn” (PV Thu Hiền - Thông tấn xã Việt Nam)

- Yêu cầu về tính định hướng: đòi hỏi nhà báo, phóng viên phải thể hiện một thái độ và lập trường rõ ràng trong bài viết. Lập trường này dựa trên cơ sở là luật pháp, đạo đức, truyền thống… của cộng đồng.

“Báo mạng ở Việt Nam hiện nay cần đưa những thông tin chính xác, càng cụ thể càng lôi kéo được người xem, nên tập trung đưa tin phản ánh kèm

theo một số buổi trả lời phỏng vấn của các chuyên gia ( có yếu tố truyền hình hay file ghi âm người phỏng vấn thì càng tốt). Thực hiện yếu tố đa phương tiện trên mỗi bài báo, nghĩ là kết hợp đưa tin và chia sẻ những thông tin về dịch bệnh qua livestream đang được cư dân mạng facebook hay dùng hiện nay.” (PV Đỗ Xuyến - An ninh Thủ đô điện tử)

Nếu việc đưa thông tin không có tính định hướng tốt hoặc thông tin không chính xác thì nó lại trở thành trở ngại, làm người dân quá lo lắng hoặc không huy động được sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh, có vấn đề không chỉ dừng lại ở khía cạnh sức khỏe mà ảnh hưởng cả đến đời sống người dân, an sinh xã hội, phát triển kinh tế….

Nếu chúng ta chỉ đưa quá nhiều thông tin về phản ứng có thể có của vắcxin (những phản ứng thường có đã được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới hoặc nhà sản xuất) mà không đưa thông tin có lợi rất lớn của vắc xin đó để phòng bệnh khiến cả cộng đồng không đi tiêm chủng, hậu quả là dịch bệnh sẽ bùng phát. Nếu mỗi khi có dịch cúm gia cầm chỉ có tại một địa phương mà chúng ta truyền thông không tốt dẫn tới người dân cả nước tẩy chay thực phẩm gia cầm, thực sự ảnh hưởng rất lớn đời sống người dân và có thể ảnh hưởng tới an sinh xã hội.

Để làm tốt việc này, cần có sự tham gia ủng hộ tích cực của các cơ quan truyền thông, trong đó ngành y tế đóng vai trò là người cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Báo chí được coi là phương tiện truyền tải thông tin từ nhà quản lý đến người dân hiệu quả nhất. Tuy nhiên có những thời điểm sự phối hợp giữa truyền thông và ngành y tế chưa thực sự chặt chẽ.

Công tác truyền thông trong thời gian đầu có sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa người cung cấp thông tin và người truyền tải thông tin. Đó là kỹ năng cung cấp thông tin chưa tốt, cung cấp thông tin chưa kịp thời, chưa chủ động

định hướng…Trong lúc thế giới hiện nay là thế giới của sự bùng nổ thông tin thì việc tiếp nhận thông tin có từ rất nhiều nguồn khác nhau, có thông tin chính xác, có thông tin chưa chính xác, thậm chí có thông tin chưa mang lại được những tác động tích cực cho việc phòng chống dịch hoặc cho cộng đồng.

Đối với báo Sức khỏe & Đời sống: Cần tập trung phát triển hơn nữa thế mạnh của mình trong việc cung cấp nội dung thông tin đến với độc giả. Đặc biệt là các bài viết có ý kiến của các chuyên gia; các phóng sự truyền hình giao lưu trực tuyến. Nhằm tăng cường sự tin cậy của công chúng đối với những thông tin được truyền tải trên báo.

Đối với báo Dân trí: Mỗi bài phóng sự chuyên sâu cần lồng ghép thêm ý kiến của các chuyên gia y tế, hay minh chứng cụ thể để tăng độ tin cậy cho mỗi tác phẩm.

Với Báo Sức khỏe và Môi trường: Cần tăng cường nội dung thông tin về phòng chống dịch bệnh đến với độc giả

3.2.2. Giải pháp về hình thức

Cải tiến thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm bằng cách đưa sự kiện, có số liệu cụ thể, trực tiếp và thuyết phục công chúng bằng sự thật tiêu biểu chứ không phải bằng lý lẽ hay ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu.

Ngôn ngữ của bài viết thường là thể hiện rõ tính chất thông báo. Do đó, nó thường đơn giản, trực tiếp, cụ thể, không có tính hình tượng, không giàu cảm xúc và cũng hầu như không có sự trau chuốt về câu chữ (như ngôn ngữ trong phóng sự, ký sự…).

Mào đầu (Đoạn mở đầu hoặc câu văn mở đầu) của tin phải có khả năng tóm tắt toàn bộ nội dung tin, phải thông báo ngay được điều quan trọng nhất, chủ yếu nhất của sự kiện mới. Đoạn này thường ngắn gọn nhưng phải

chứa đựng được những chi tiết, số liệu, tính chất… quan trọng nhất của bài báo (như: nguồn tin, thời gian xảy ra sự kiện, địa điểm, người trong cuộc, sự kiện gì).

Thân bài phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều đã được nêu ở phần mào đầu.

Bài báo phản ánh những sự kiện mới vì thế đầu đề của mỗi bài viết cũng trực tiếp tham gia thông tin và phải gắn liền với sự kiện mới đó. Đầu đề của bài báo phải trực tiếp phản ánh nội dung.

Trong phần ảnh, thông tin bằng hình ảnh đóng vai trò chủ yếu. Hình ảnh phải diễn tả sinh động, cụ thể một khía cạnh cơ bản nhất, điển hình nhất của đối tượng được phản ánh. Phần lời chú thích có nhiệm vụ giải thích cho tấm ảnh và bổ sung những thông tin phụ. “ Trong một tác phẩm thông tin về dịch bệnh tôi thường tập trung vào phần hình ảnh cả bài viết. Hình ảnh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong một bài báo, mà hình ảnh trong khi tác nghiệp lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài viết. Hình ảnh là nhân tố tác động đến niềm tin của công chúng đối với tờ báo”. (PV Đỗ Xuyến An ninh Thủ đô điện tử)

Hiện nay, mạng xã hội như “kẻ cạnh tranh” lớn nhất với báo nạng trong việc thông tin cho con người. Đứng trước nguy cơ về toàn cầu hóa báo mạng điện tử cần phải có những giải pháp và bước đi đúng đắn nhất.

Một là sự ngắn gọn: Chữ viết hiện tại không còn chiếm được lòng độc giả như trước đây, thực tế mở một bài báo độc giả chỉ cần đọc tít và hình ảnh cũng có thể nắm rõ được vấn đề mà tác giả muốn đề cập. Báo mạng cần phát huy ưu thế về sự tích hợp các loại hình, cần đẩy mạnh hơn nữa tính tương tác cùng với tăng cường phát triển chất lượng video, hình ảnh trên báo mạng.

để hình thành một kết cấu riêng, một dáng vẻ riêng. Hiện tại, báo mạng dường như không bị chi phối bởi những đặc trưng đặc điểm ổn định nên những tác phẩm tin hay bài viết đều phải có sự biến hóa rất linh hoạt để thích ứng với những sự kiện, vấn đề, nhân vật, tình huống... mà nó phản ánh.

Ba là ngôn ngữ gần với đời sống: Ngôn ngữ của tác phẩm báo chí nhìn chung là đơn giản, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Trong một bài báo cũng có thể kết hợp vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ một cách đa dạng...

Cả ba trang báo được khảo sát cần trú trọng đầu tư hơn nữa về ngôn ngữ sử dụng. Đa dạng bằng hình ảnh, bảng biểu, poster, video, đồ họa.. nhằm tăng tính sinh động thu hút sự quan tâm của độc giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)