Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 75)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

2.4 Đánh giá chung:

Qua việc tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu có thể đưa ra một số nhận xét cụ thể như sau:

* Những điều đã đạt được:

- Báo mạng điện tử nước ta, đã phát huy sức mạnh vượt trội của mình so với các loại hình báo chí khác, năm 2016, tuyến thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm đã được tăng cường hơn về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực vào việc thông tin tuyên truyền kịp thời, chính xác, đúng định hướng.

- Các báo mạng điện tử đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, góp phần tích cực vào việc thông tin tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng định hướng về vấn đề phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của cả nước.

- “Nói về vai trò của Báo điện tử, trong những năm gần đây, sự phát triển các trang báo điện tử giúp cho việc đưa tin mọi mặt đời sống xã hội được tốt hơn, nhanh hơn. Trong lĩnh vực thông tin về bệnh truyền nhiễm các báo điện tử giữ vai trò ngày càng quan trọng. Tình hình các bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng chống như với bệnh truyền nhiễm gần đây như Zika, MERS-CoV, cúm AH7N9, sởi, ho gà…đã được các báo điện tử đưa tin kịp

thời. Người dân đã tìm đến báo mạng để tìm kiếm các thông tin bệnh truyền nhiễm như 1 trong những kênh thông tin phổ biến nhất và thông tin dịch bệnh qua báo điện tử cũng đã góp phần việc nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phòng chống dịch bệnh.”( TS.BS. Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.)

-Thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh, về nguyên nhân, đường lây truyền, cách nhận biết bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.Thông tin về hậu quả của dịch bệnh đối với sức khỏe, tính mạng con người và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch bệnh và thông tin về những kết quả, những thành tựu trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

* Nguyên nhân thành công:

-Sự chỉ đao, quản lý đúng đắn, kịp thời của các cơ quan quản lý báo chí, đã tích cực, hỗ trợ, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động của các báo để các báo hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin của mình.

-Các báo đã luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, xác định rõ cho mình mục tiêu hoạt động, nét đặc thù trong xây dựng nội dung và hìh thức thông tin để tạo nên bản sắc riêng.

-Nguồn nhân lực của các báo có chất lượng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng tăng về số lượng.

-Cả 3 tờ báo đều có những điểm mạnh nhất định trong việc thông tin về dịch bệnh.

*Hạn chế:

-Việc đầu tư thời gian, kinh phí, trang thiết bị chưa tương xứng với yêu cầu của công tác thông tin về dịch bệnh.

- Những khó khăn gặp phải khi thông tin về dịch bệnh là khi lấy thông tin từ những y, bác sĩ. Vấn đề thời gian khác nhau giữa bác sĩ và nhà báo làm ảnh hưởng đến việc tác nghiệp, khi các y bác sĩ bận rộn cứu chữa người bệnh, họ sẽ không có thời gian để trả lời phỏng vấn, đó là còn chưa kể đối với

“những phóng viên mới vào nghề như chúng tôi, xin được một thông tin độc quyền là rất khó”. (PV Thu Hiền - Báo ảnh Dân tộc và Miền núi).

-Các báo đã chú trọng thông tin về dịch bệnh nhưng vẫn thiếu các bài phân tích chuyên sâu, thiếu những ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực y tế. Thể loại tin được sử dụng nhiều hơn cả, do vậy hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Quá chú trọng đưa tin vào các hoạt động triển khai, biểu dương thành tích.

-Nhà báo gặp không ít khó khăn trong việc thông tin về dịch bệnh: Những khó khăn phóng viên gặp phải khi thông tin về dịch bệnh là cách tiếp cận tài liệu, nguồn tin, dịch bệnh.

-Chiến dịch tuyên truyền thông tin phòng chống dịch bệnh còn chưa sâu sắc, các báo chỉ tập trung tuyên truyền khi vấn đề dịch bệnh đã trở nên nóng. Ví dụ như bùng phát dịch virus Zika.

Theo TS.BS Nguyễn Nhật Cảm, ngoài những hạn chế trên hiện nay việc thể hiện thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử còn có một số hạn chế khác như:

-Những thông tin không chính xác về tình hình dịch hoặc biện pháp phòng bệnh cũng có thể được lan truyền nhanh làm người dân có thể hiểu không đúng về bệnh, có thể chủ quan hoặc phòng bệnh không đúng.

-Thông tin bị thổi phồng quá mức, đưa tin theo kiểu thu hút người đọc, “giật gân” làm người dân hoảng sợ, đáp ứng tiêu cực lại dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe. Ví dụ: nhiều trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo quy định của nhà nước khi có 1 vài trường hợp trẻ tai biến sau tiêm chủng, trong đó phần lớn là trùng hợp ngẫu nhiên dẫn đến dịch bệnh bùng phát một thời gian sau đó khiến nhiều trường hợp tử vong.

-Việc đưa tin dễ ràng tràn lan nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm nếu đưa tin sai và gây hậu quả không tố đến sức khỏe người dân.

-Đối với khu vực không có internet, những người không thường xuyên sử dụng internet thì tiếp cận thông tin dịch bệnh từ báo điện tử là hạn chế.

*Nguyên nhân hạn chế

-Công tác chỉ đạo, lập kế hoạch thông tin về dịch bệnh còn chưa sát sao, kịp thời, vẫn còn tình trạng thông tin chạy theo sau sự kiện. Chính vì vậy việc thông tin về dịch bệnh trên các báo còn mang tính bi động, chắp vá, thiếu bài bản.

-Đội ngũ phóng viên chuyên viết về dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các báo chưa có đội ngũ phóng viên chuyên viết về dịch bệnh, hầu hết các sự kiện liên quan đến y tế hay dịch bệnh đều huy động đội ngũ phóng viên của các mảng, sự kiện hợp mảng nào thì viết mảng đó. Đội ngũ phóng viên còn yếu về nghiệp vụ thông tin về dịch bệnh. Chưa có phóng viên chuyên trách. Hơn thế, các báo chỉ dành thời lượng nhỏ đáng kể cho mảng tin này.

-“Việc đăng tải thông tin về dịch bệnh còn quá dễ ràng, có báo còn “cắt” “dán” thông tin, trích dẫn không đúng

-Các trang báo mạng hầu hết không có chuyên mục riêng về bệnh truyền nhiễm, trừ các trang chuyên ngành của các cơ quan chuyên về phòng

chống dịch bệnh.” (TS.BS Nguyễn Nhật Cảm- Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.)

-“Bên cạnh đó, vì chưa có chính sách thắt chặt an toàn thông tin với báo mạng nên thông tin trôi nổi và không được xác thực còn mang tính giật gân, câu khách… Mặt hạn chế tiếp theo là phạm vi thông tin của báo mạng điện tử chỉ chủ yếu ở đồng bằng và những thành phố lớn. Ở nông thôn và miền núi thì báo mạng điện tử còn chưa phát triển hay thực tế là chưa đến được với độc giả”. (Nguyễn Vân- Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Hà Nội)

*Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2, luận văn đã tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích về cách đưa nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm của 3 tờ báo mạng điện tử từ tháng 01 – 12/2016; tiến hành đánh giá đối tượng độc giả, thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm của Việt Nam trên báo điện tử ở nước ta năm 2016; đồng thời tiến hành phỏng vấn những người có chuyên môn về lĩnh vực y tế, phóng viên trực tiếp đưa tin về y tế sức khỏe.

Từ những kiến thức lý luận đã được hoàn thiện ở chương 1, tác giả luận văn tiếp tục tiến hành khảo sát, lập bảng thống kê, biểu đồ phân tích đánh giá về mức độ đưa tin của 3 tờ báo.

Qua số liệu khảo sát và đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của ba tờ báo mạng dantri.com.vn; suckhoedoisong.vn; moitruongsuckhoe.vn

thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm cho thấy các báo mạng điện tử đã làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong việc đưa thông tin về dịch bệnh. Các chủ đề thông tin khá toàn diện, ngày càng được tăng cường cả về số lượng, chất lượng và hình thức.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ba tờ báo còn gặp những khó khăn cần giải quyết, đó là: (1) Thiếu các bài phản ánh của dịch bệnh đối với đời sống người dân, những bài phân tích chuyên sâu về dịch bệnh của các chuyên gia, nhà nghiên cứu còn rất ít; (2) Nội dung thông tin bị trùng lặp nhiều giữa các báo mạng làm cho độc giả nhàm chán, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Chương 2, cũng đề cập đến mức độ quan tâm đến tình hình dịch bệnh của người dân Việt Nam theo 3 độ tuổi: thanh niên, trung niên và cao tuổi. Theo lý thuyết phân tích xã hội học chúng ta thấy được tỷ lệ người đọc báo mạng phụ thuộc vào trình độ văn hóa và nhu cầu xã hội: ở đô thị người đọc báo mạng nhiều hơn ở nông thôn, độc giả thanh niên có nhu cầu tiếp nhận thông tin trên báo mạng ngày càng nhiều so với trước kia.

Những dịch bệnh truyền thống và dịch bệnh mới nổi tại Việt Nam theo WHO những năm gần đây đã được chúng tôi thông tin một cách khái quát nhất về các dịch bệnh truyền nhiễm tại chương 2.

CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG

DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 3.1 Vấn đề đặt ra

Theo nhận định của một số cán bộ Y tế “ Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển thành dịch. Do đó, để kịp thời ngăn chặn, chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm thì công tác truyền thông có vai trò rất quan trọng, trong đó phải kể đến vai trò của báo điện tử trong việc thông tin phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với cộng đồng. Dù ở bất kì nơi đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thể cập nhật được thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm như Ebola, MERS-CoV, Zika, sởi, sốt xuất huyết, chân tay miệng... Báo mạng có khả năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết, hình ảnh và âm thanh một cách cập nhật nhất nên cộng đồng nhanh chóng nắm bắt thông tin…(CN Nguyễn Vân- Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Hà Nội)

Theo TS.BS. Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử mang lại nhiều mặt tích cực như:

- Đưa tin nhanh, rộng, thông tin về các dịch bệnh các biện pháp phòng bệnh có thể đến ngay với người đọc dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

- Dễ tiếp cận, trong điều kiện như hiện nay, internet gần như phổ biến ở mọi nơi, nhất là các khu vực đô thị, thành phố. Máy tính và điện thoại thông minh sẵn có, gần như ai cũng có thể tiếp cận với báo điện tử ngay khi có nhu cầu

- Hình thức trình bày đa dạng phong phú, đẹp, hấp dẫn người đọc.

Tuy nhiên, việc thông tin phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử có những hạn chế.

-Những thông tin không chính xác về tình hình dịch hoặc biện pháp phòng bệnh cũng có thể được lan truyền nhanh làm người dân có thể hiểu không đúng về bệnh, có thể chủ quan hoặc phòng bệnh không đúng.

-Thông tin bị thổi phồng quá mức, đưa tin theo kiểu thu hút người đọc, “giật gân” làm người dân hoảng sợ, đáp ứng tiêu cực lại dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe. Ví dụ: nhiều trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo quy định của nhà nước khi có 1 vài trường hợp trẻ tai biến sau tiêm chủng, trong đó phần lớn là trùng hợp ngẫu nhiên dẫn đến dịch bệnh bùng phát một thời gian sau đó khiến nhiều trường hợp tử vong.

- Việc đưa tin dễ ràng tràn lan nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm nếu đưa tin sai và gây hậu quả không tố đến sức khỏe người dân.

- Đối với khu vực không có internet, những người không thường xuyên sử dụng internet thì tiếp cận thông tin dịch bệnh từ báo điện tử là hạn chế.

- Việc đăng tải thông tin về dịch bệnh còn quá dễ ràng, có báo còn “cắt” “dán” thông tin, trích dẫn không đúng

- Các trang báo mạng hầu hết không có chuyên mục riêng về bệnh truyền nhiễm, trừ các trang chuyên ngành của các cơ quan chuyên về phòng chống dịch bệnh.

- Số ít nhà báo, người viết bài trách nhiệm chưa cao chạy theo số lượng, hiện tượng, đăng tin chưa thực sự khách quan.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát, tác giả luận văn đã rút ra một số vấn đề cần được giải quyết như sau:

Thứ nhất, số lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử còn hạn chế. Chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế hiện nay nhất là khi tình hình dịch bệnh luôn có những diễn biến hết sức phức tạp.

Thứ hai, hình thức các tác phẩm thông tin về dịch bệnh trên hầu hết các báo đều chỉ sử dụng tin là chủ yếu. Chính vì vậy còn chưa thực sự phong phú và đa dạng để thu hút hay hấp dẫn công chúng. Cách đưa thông tin một cách tràn lan không có chuyên mục rõ ràng hay riêng biệt, khiến công chúng rất khó khăn khi tìm kiếm thông tin mà họ cần.

Thứ ba, nội dung các tác phẩm thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Rất ít các bài viết phân tích chuyên sâu hay các bài viết có ý kiến của chuyên gia y tế, số bài viết trùng lặp còn khá nhiều. Nội dung thông tin còn chung chung chứ chưa thực sự nhấn mạnh được vào những kiến thức cần thiết để công chúng có thể dễ dàng thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thứ tư, sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực y tế dự phòng còn chưa thực sự chặt chẽ.

Thứ năm, đội ngũ biên tập viên, phóng viên viết và đưa tin về công tác phòng chống dịch bệnh còn chưa được đào tạo chuyên môn Y tế.

Như vậy, làm thế nào để giải quyết các vấn đề đặt ra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử là một vấn đề lớn cần được tác giả đi sâu làm rõ.

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, tác giả đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị cụ thể cho từng báo nói riêng và báo điện tử nói chung như sau:

3.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nội dung và hình thức thể hiện các tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử. các tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử.

3.2.1 Giải pháp về nội dung

Báo điện tử cần đưa thông tin công khai, minh bạch về tình hình dịch bệnh, việc công khai và cập nhật tình hình dịch bệnh giúp người dân, cộng đồng chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; tuy nhiên thông tin cần thỏa mãn nhu cầu của độc giả như:

+ Bài viết này có phản ánh đúng sự thật không?

+ Sự thật đó có đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự không? + Nội dung bài viết có logic không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)