Thực trạng về ngôn ngữ thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 67 - 68)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

2.2 Kết quả khảo sát

2.2.5 Thực trạng về ngôn ngữ thể hiện

Hầu hết các bài viết đều thể hiện cách viết ngắn gọn, dễ hiểu giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được tình hình dịch bệnh đang diễn ra như thế nào từ đó nắm được các biện pháp chủ động phòng tránh bệnh.

Trong cuốn “Viết cho độc giả”, nhà báo Pháp Loic Hervouct, Tống giám đốc trường Đại học Báo chí lille đã khái quát: “Đặt đầu đề cho tít báo là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo. Bài báo hay nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc già”.

Trên thực tế tít tin, bài chính là điếm thu hút độc giả đe “níu” độc giả, quyết định việc thông tin của tác phẩm báo chí đó có được công chúng đón nhận hay không. Do đó, nếu tít quá dài, tít khó hiểu sẽ gây ánh hưởng lớn đến việc tiếp nhận thông tin của độc giả.

Hầu hết các trang báo đều sử dụng các tít tin, bài thường đơn giản, nói tóm gọn nội dung đê người đọc dễ nắm bắt. Tuy nhiên theo khảo sát của tác giả luận văn đối với 200 tít tin, bài về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo Sức khỏe & Đời sống, 100 tít tin, bài về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo Dân trí và 80 tít tin, bài liên quan đen kiến thức về chăm sóc sức khỏe nhân dân trên Sức khỏe và Môi trường cho thấy, tít có dạng cấu trúc 1 từ không được các báo, tạp chí này sử dụng. Trong các tờ, báo tạp chí này, đa phan tít các bài báo, tin thường đi thẳng vào vấn đề như: “Bùng phát dịch Sốt xuất huyết tại Nghệ An” “Phát hiện them 5 trường hợp nhiễm Virut Zika ” trên báo Dân trí ngày 10 và 11/11/2016 hay “Khuyến cáo nguy cơ dịch cúm gia cầm”, trên báo Sức khỏe & Đời sống ngày 20/2/2016, hay tít bài báo

“Công bố hết dịch do virut Zika tại Khánh Hòa” ngày 23/4/2016 trên báo Sức khỏe & Môi trường.

Bên cạnh đó, qua việc khảo sát nhận thấy, hầu hết các báo đều sử dụng ngôn ngữ text là nhiều, hiếm khi có báo sử dụng bảng biểu hay trích dẫn, hình ảnh.

Việc thông tin cho độc giả bằng hình ảnh, biểu đồ, maket là ngôn ngữ phi văn tử mang lại hiệu quả rất lớn trong việc cung cấp thông tin cho độc giả. Việc hướng dẫn người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi được thông tin bằng hình ảnh, thay bằng việc cung cấp cho họ một loạt chữ viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)