Tần suất thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

2.2 Kết quả khảo sát

2.2.2 Tần suất thể hiện

Tin, bài được chia theo 4 quý tương đương với khoảng thời gian như sau: quý 1: từ tháng 1 – tháng 3; quý 2: từ tháng 4 – tháng 6; quý 3: từ tháng 7 – tháng 9: quý 4: từ tháng 10 – tháng 12.

Có thể dễ dàng nhận thấy: Tháng 8, báo suckhoedoisong.vn đưa thông tin về dịch bệnh nhiều nhất trong tất cả các tháng của 3 tờ báo, số lượng tin bài là 40, trong đó có 6 bài viết tổng hợp về các cách phòng chống bệnh truyền nhiễm, 2 tin về vi rút Zika, 1 bài phản ánh về bệnh tay - chân - miệng, 31 tin bài về dịch sốt xuất huyết.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tháng 6-7-8 là thời kỳ đỉnh cao bùng phát một số dịch bệnh trẻ em nguy hiểm như viêm não virus, sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp… Vào những tháng nắng - mưa thất thường trong khoảng thời gian này, các bệnh viện (BV) nhi ở TP.HCM thường bị quá tải. Trong khi các bệnh về hô hấp, tiêu hóa đang gia tăng thì nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đã được báo động.

Theo các bác sĩ (BS) nhi khoa, tháng 9 sẽ là thời điểm đáng lo ngại bởi nhiều dịch bệnh có thể cùng tăng cao như sốt xuất huyết, tay chân miệng, các bệnh lây qua đường hô hấp… Thời điểm nhập học, nhiều trẻ tập trung tại các trường có thể tạo cơ hội cho bệnh lây lan. Bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ tăng vì đỉnh dịch thường nằm ở cuối mùa mưa.

“Thường ở các nước, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng lên vào mùa đông nhưng ở nước ta thì ngay cả mùa hè cũng đông bệnh nhi. Khu vực phía Bắc có 2 đỉnh dịch: Vào khoảng tháng 8, khi thời tiết nóng bức nhất và đỉnh dịch cao nhất nằm ở tháng 3 khi trời trở lạnh. Còn ở miền Nam, bệnh nhi hô hấp lại đông nhất vào khoảng tháng 8, 9, 10. Trong đó, tháng 9, 10 là cao điểm, tháng 11 mới giảm dần.” - BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1.

Việc đưa thông tin trên báo mạng về dịch bệnh theo kiểu xảy ra một thời gian rồi cách phòng chống khắc phục hậu quả. Chúng ta có thể nhận thấy: giai đoạn từ tháng 5 – tháng 7 lượng thông tin về dịch bệnh trên cả ba tờ báo đều rất ít mặc dù thời gian ủ bệnh ở tháng 5 và xảy ra các bệnh vào tháng 6, 7, 8 là tương đối nhiều. Nhưng lại xét theo điều kiện để được công bố lên thành dịch bệnh truyền nhiễm phải đủ các yếu tố: nguy hiểm, lây truyền nhanh. Khi đó báo chí mới vào cuộc đăng tải thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu trong quý 2 lượng thông tin về dịch bệnh ít xuất hiện vì chúng chưa đủ khả năng phát triển thành dịch.(Theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)