Mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 95 - 132)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

3.3 Các giải pháp cụ thể

3.3.6. Mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên

viết về mảng thông tin phòng chống dịch bệnh

Qua việc tiến hành phỏng vấn đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên khai thác thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm hầu hết họ đều cho rằng khó khăn lớn nhất khi thực hiện những tác phẩm về đề tài này chính là việc thiếu kiến thức chuyên môn về y tế, sức khỏe còn hạn chế do không được đào tạo một cách chuyên biệt.

Người làm báo phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, vì làm báo thực chất là làm chính trị. Thấm nhuần quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí cách mạng, tránh đưa sai sự thật, gây hoang mang dự luận. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, mỗi nhà báo cũng cần phải biết một thứ tiếng nước ngoài để có thể đọc hiểu tin bài của báo chí nước ngoài, từ đó có thể nắm bắt đươc tình hình, thông tin dịch bệnh trên thế giới và có những giải pháp phù hợp để thông tin đến nhân dân một cách chính xác, có chiều sâu và hiệu quả. Đặc biệt mỗi cá nhân nhà báo phóng viên chuyên viết về mảng dịch bệnh cần thường xuyên học tập, cập nhật những văn bản liên quan đến ngành y tế.

Chúng tôi nhận thức rằng để thông tin có hiệu quả về dịch bệnh truyền nhiễm đối với người dân người, các cơ quan báo chí cần bám sát các nhiệm vụ, kế hoạch triển khai của các bộ, ngành có liên quan đời sống con người; kịp thời thông tin đến bạn đọc những thông tin thu thập được thông qua các thể loại, thể tài, báo chí phù hợp trên báo điện tử.

Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân truyền thông trong lĩnh vực y tế nói chung, dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng đạt hiệu quả chưa cao là chúng ta chưa có lực lượng phóng viên chuyên nghiệp viết về lĩnh vực này. Các khoa đào tạo phóng viên hiện nay tại các trường đại học chủ yếu dạy lý thuyết, các thể loại, thể tài, của báo chí chung mà chưa đào tạo chuyên ngành như: phóng viên chuyên viết về lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, y tế… Do vậy nhiều thông tin mới chỉ dừng lại ở biểu hiện của sự kiện vấn đề mới, chưa phân tích sâu bản chất sự kiện.

Từ sự phân tích nêu trên chúng tôi thấy để nâng cao chất lượng thông tin tác động của dịch bệnh truyền nhiễm đến đời sống con người, phóng viên và các cơ quan báo mạng điện tử cần tiếp tục triển khai các nội dung sau:

- Bám sát sự kiện, thông tin kịp thời những biến động của dịch bệnh ảnh

hưởng đến cuộc sống người dân thông qua các thể tài báo chí như: phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự, tường thuật,… Bài viết cần hạn chế việc đưa số liệu rườm rà, tránh trường hợp liệt kê số liệu, gây khó khăn cho người đọc. Bài viết không nên dài quá chỉ khoảng từ 1000 chữ đến 1200 chữ là vừa. Để bài viết có tính hấp dẫn tác giả có thể đưa kết hợp với video hiện trường, đồ thị, ảnh, box thông tin.

Tít bài báo nên ngắn, cụ thể, đi thẳng vào vấn đề, vừa hấp dẫn và bao quát được nội dung bài viết.

- Kèm theo các bài phản ánh của phóng viên là những bài phỏng vấn các

nhà quản lý có trách nhiệm, hoặc bài viết của các chuyên gia phân tích về những giải pháp thích ứng với tình hình dịch bệnh. Ví dụ: Những kiến thức cơ bản trong ứng phó với sốt xuất huyết, hiệu lực của vắc xin phòng sởi…

Tăng cường việc mở các lớp đào tạo về lĩnh vực y tế nói chung và bệnh dịch truyền nhiễm nói riêng. Cần tổ chức thường xuyên và cung cấp thông tin qua mỗi đợt tập huấn.

Xuất bản cẩm nang thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm. Đưa nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm vào giảng dạy tại các khoa báo chí năm cuối.

Là một nhà báo không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà cần có kiến thức xã hội và vốn sống phong phú. Chịu được áp lực tác động từ nhiều phương diện của xã hội. Không ngừng sáng tạo, đổi mới, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu thông tin của độc giả. Hình thành thói quen đọc báo hàng ngày để tìm hiểu những góc canh mới lạ của cuộc sống, khai thác được những vấn đề mà dư luận quan tâm. Việc tiếp nhận thông tin cần phải có sự chắt lọc, lựa chọn, suy nghĩ, đánh giá, phân tích từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Phóng viên cần được đào tạo một cách bài bản, thường xuyên được tập huấn, đươc làm việc trong môi trường thuận lợi. Vấn đề y tế sức khỏe ngày nay không chỉ dừng lại ở nhu cầu đươc thông tin của độc giả về tình hình, sự kiện, vấn đề một cách đơn giản mà đòi hỏi được thông tin nhiều chiều, đa dạng. Do đó, các tác phẩm báo chí cần được phân tích, lý giải thỏa đáng, sâu sác với cái nhìn mới mẻ, trí tuệ, đáp ứng được nhu cầu thông tin của đôc giả.

Trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, việc trau dồi và nâng cao trình độ ngoại ngữ là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những người làm báo thì càng đòi hỏi phải có khả năng ngoại ngữ tốt. Để nghiên cứu, tìm hiều, cập nhật thông tin nước ngoài qua báo, đài, mạng Internet.

Tuyên truyền dịch bệnh truyền nhiễm diễn ra không phải trong một hai năm, trong một hai đợt như các dịch cúm mà diễn ra thường xuyên và lâu dài. Trong đó, rất cần thiết việc ngành y tế phối hợp các cơ sở đào tạo báo chí mở các khóa đào tạo phóng viên chuyên viết về lĩnh vực y tế nói chung và dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng, có như vậy mới tạo được đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp viết về lĩnh vực y tế, dịch bệnh truyền nhiễm.

*Tiểu kết chƣơng 3

Báo điện tử hiện nay có những điểm mạnh vượt trội của nó so với các loại hình báo chí khác chính vì vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin đến cộng đồng không chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, sức khỏe mà nó còn có vai trò cực kỳ to lớn cho việc cung cấp thông tin nói chung.

Nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng hiện nay qua báo điện tử càng ngày càng lớn.

Trước những vấn đề đặt ra về việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử hiện nay, bao gồm: (1) số lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử còn hạn chế. (2) Hình thức các tác phẩm thông tin về dịch bệnh trên hầu hết các báo đều chỉ sử dụng tin là chủ yếu. Chính vì vậy còn chưa thực sự phong phú và đa dạng để thu hút hay hấp dẫn công chúng. Cách đưa thông tin một cách tràn lan không có chuyên mục rõ ràng hay riêng biệt, khiến công chúng rất khó khăn khi tìm kiếm thông tin mà họ cần.(3)Nội dung các tác phẩm thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Rất ít các bài viết phân tích chuyên sâu hay các bài viết có ý kiến của chuyên gia y tế, số bài viết trùng lặp còn khá nhiều. Nội dung thông tin còn chung chung chứ chưa thực sự nhấn mạnh được vào những kiến thức cần thiết để công chúng có thể dễ dàng thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng. (4)sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực y tế dự phòng còn chưa thực sự chặt chẽ. (5) Đội ngũ biên tập viên, phóng viên viết và đưa tin về công tác phòng chống dịch bệnh còn chưa được đào tạo chuyên môn Y tế.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề đó , Chương 3 tác giả tập trung nêu lên các giải pháp cụ thể về hình thức và nội dung các tác phẩm thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử. Đồng thời đề ra các giải pháp và khuyến nghị cụ thể như (1) Nâng cao nhận thức của cơ quan chủ quản và chủ thể tham gia thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; (2) Xây dựng chuyên mục riêng, dành ưu tiên và cập nhật liên tục thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; (3) Tăng cường bài viết chuyên sâu của các nhà khoa học, các chuyên gia về các loại dịch bệnh truyền nhiễm; (4)Phát triển nội dung các bài viết tư vấn, chỉ dẫn cho cộng đồng; (5) Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; (6)Tổ chức đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên viết về mảng thông tin phòng chống dịch bệnh

Những giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các tác phẩm báo chí thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay./.

KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu về “Thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử” là một đề tài nghiên cứu cần thiết, hữu ích đối với cộng đồng, với những nhà báo - những người hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông về lĩnh vực y tế, đặc biệt đối với những nhà quản lý trong lĩnh vực y tế và những người làm công tác chuyên biệt về truyền thông giáo dục sức khỏe.

Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu ban đầu đề ra, qua việc khảo sát 3 tờ báo, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề:

1. Luận văn đã giới thuyết những khái niệm cơ về thông tin, dịch bệnh, truyền nhiễm, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm (Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm), báo mạng điện tử, vai trò của báo điện tử đối với việc thông tin phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, làm cơ sở để đi sâu khảo sát một số thông tin cơ bản đăng tải trên ba tờ báo dantri.com; suckhoedoisong.vn; suckhoemoitruong.com.vn và mối quan hê ̣ giữa cơ quan báo chí và ngành y tế trong đó có lĩnh vực y tế dự phòng.

2. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã giới thuyết, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng thông tin phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên 3 tờ báo điện tử suckhoedoisong.vn, suckhoemoitruong.com.vn, dantri.com từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016. Kết quả cho thấy, về cơ bản các trang báo điện tử được khảo sát đã làm tốt chức năng cung cấp thông tin về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm một cách nhanh chóng, kịp thời, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định về việc cung cấp thông tin mang tính chất chuyên sâu, chuyên biệt và sự thu hút độc giả.

3. Trên cơ sở khảo sát rút ra những mặt tồn tại, hạn chế của việc thông tin phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử, chúng tôi cũng đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể đối với cơ quan báo chí trong việc phát triển nội dung, nâng cao chất lượng bài viết khi thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới. Cơ quan báo chí cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong việc thông tin về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách; đa dạng hóa nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải; góp phần thiết thực giúp cho báo chí nói chung, báo in và báo điện tử nói riêng thực hiện tốt hơn vai trò, sứ mệnh của mình trước những vấn đề liên quan đến y tế, sức khỏe, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Kết quả nghiên cứu cũng có đóng góp cho quá trình thực hiện công tác truyền thông, nhất là truyền thông về lĩnh vực y tế hiện nay.

4. Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong tổ chức hoạt động truyền thông - Giáo dục sức khỏe, phát triển nội dung thông tin trên báo điện tử trong thời gian tới, đặc biệt là những người làm công tác truyền thông về vấn đề này. Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo như cải tiến các phương pháp, cách thức cung cấp thông tin về việc phòng chống dich bệnh truyền nhiễm giữa cơ quan y tế đối với cơ quan báo chí để cơ quan báo chí thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất; đồng thời mở rộng việc nghiên cứu trên một số loại hình báo chí khác như báo in, phát thanh, truyền hình.

Luận văn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành TW Đảng (1993), “Nghị quyết 04/NQ- HNTW của Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành TW Đảng (khóa VII) về “Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Báo điện tử Đảng cộng sản.

2. Bộ Chính trị (2005), “Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ và chắm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Báo điện tử Đảng cộng sản 3. Bộ Y tế (2003), “Báo cáo kết quả điều tra y tế Quốc gia giai đoạn 2001-

2002”, NXB Y học, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2010), “Quy hoạch phát triển ngành y tế giai đoạn từ năm 2010- 2020, tầm nhìn 2030 của ngành y tế”,NXB Y học, Hà Nội.

5. Hoàng Nữ Thái Bình (2013), “Thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo chí ngành y tế hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

6. Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004),“Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

7. Hà Minh Đức (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, NXB Giáo dục

8. Hà Minh Đức (1996), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, NXB Giáo dục.

9. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 3, NXB Giáo dục.

10.Nguyễn Thị Trường Giang (2011): Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Chính Trị - Hành chính, Hà Nội.

11.Bùi Thị Hạnh (2001), “Báo Sức khỏe và Đời sống với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân”, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 13.Hoàng Vũ Hùng,(2008), Bệnh học Truyền nhiễm và nhiệt đới - Bộ môn

Truyền nhiễm HVQY - Nhà xuất bản Y học , Hà Nội

14.Trần Quang Huy (2006), Hoạt động tương tác trên báo điện tử (Khảo sát Vietnamnet và Vnexpress từ tháng 5/2005-5/2006, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

15.Vũ Thị Hường (2011), “Báo chí với việc thông tin, giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.Đinh Văn Hường, (2006), Các thể loại báo chí thông tấn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (2001),

Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4.

18.Nguyễn Thế Kỷ (2013): “Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo mạng trong giai đoạn hiện nay và xu hướng phát triển trong giai đoạn tới, những thuận lợi và khó khăn”, Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí “Báo mạng điện tử và các loại hình thông tin trên Internet”, Hà Nội.

19.Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

20.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016.

21.Chu Thúy Ngà (2008), “Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 95 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)