Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 94 - 95)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

3.3 Các giải pháp cụ thể

3.3.5 Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho

dẫn họ cụ thể hơn, có thể đưa hình ảnh minh họa….Thay bằng việc đưa ra một loạt những khuyến cáo mơ hồ mà nên thông tin bằng việc hướng dẫn chi tiết từng biện pháp hiệu quả. Tư vấn cho cộng đồng những gì mà họ thắc mắc.

3.3.5 Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. cộng đồng.

Ngành y tế cần công khai thông tin khi có dịch bệnh để tránh việc thông tin sai lệch, đặc biệt trong bối cảnh thông tin mạng chính thống và mạng xã hội nhiều như hiện nay. Phải công khai, minh bạch về tình hình dịch bệnh, việc công khai và cập nhật tình hình dịch bệnh sẽ giúp người dân, cộng đồng chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; tuy nhiên việc truyền tải thông tin như thế nào là rất quan trọng. Nếu việc đưa thông tin không có tính định hướng tốt hoặc thông tin không chính xác thì nó lại trở thành trở ngại, làm người dân quá lo lắng hoặc không huy động được sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh, có vấn đề không chỉ dừng lại ở khía cạnh sức khỏe mà ảnh hưởng cả đến đời sống người dân, an sinh xã hôi, phát triển kinh tế… Ví dụ nếu chúng ta chỉ đưa quá nhiều thông tin về phản ứng có thể có của vắc xin (những phản ứng thường có đã được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới hoặc nhà sản xuất) mà không đưa

thông tin có lợi rất lớn của vắc xin đó để phòng bệnh khiến cả cộng đồng không đi tiêm chủng, hậu quả là dịch bệnh sẽ bùng phát. Nếu mỗi khi có dịch cúm gia cầm chỉ có tại một địa phương mà chúng ta truyền thông không tốt dẫn tới người dân cả nước tẩy chay thực phẩm gia cầm, thực sự ảnh hưởng rất lớn đời sống người dân và có thể ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Để làm tốt việc này, cần có sự tham gia ủng hộ tích cực của các cơ quan truyền thông, trong đó ngành y tế đóng vai trò là người cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Báo chí được coi là phương tiện truyền tải thông tin từ nhà quản lý đến người dân hiệu quả nhất. Tuy nhiên có những thời điểm sự phối hợp giữa truyền thông và ngành y tế chưa thực sự chặt chẽ.

Công tác truyền thông cần có sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa người cung cấp thông tin và người truyền tải thông tin. Đó là kỹ năng cung cấp thông tin trong lúc thế giới hiện nay là thế giới của sự bùng nổ thông tin thì việc tiếp nhận thông tin có từ rất nhiều nguồn khác nhau, có thông tin chính xác, có thông tin chưa chính xác, thậm chí có thông tin chưa mang lại được những tác động tích cực cho việc phòng chống dịch hoặc cho cộng đồng. (PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)