Xây dựng chuyên mục riêng, dành ưu tiên và cập nhật liên tục thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

3.3 Các giải pháp cụ thể

3.3.2. Xây dựng chuyên mục riêng, dành ưu tiên và cập nhật liên tục thông

tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu, kết quả nhận được hầu hết các ý kiến đều cho rằng nên có một chuyên mục riêng thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng trên các trang báo điện tử. Vì với điều kiện thời tiết ở nước ta, dịch bệnh luôn có mặt ở khắp mọi nơi và khó có thể kiểm soát hết được. Việc nâng cao nhận thức về dịch bệnh cho độc giả là một điều cần thiết và cần được quan tâm đúng mực.

“ Hiện nay xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là môi trường cũng bị ô nhiễm nặng nề dẫn đến có rất nhiều bệnh dịch xảy ra. Nên ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sức khỏe của người dân. Nếu các phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và dành nhiều đất cho dịch bệnh thì sẽ truyền tải một cách đầy đủ và chi tiết đến người dân để mọi người ai cũng có thể nhìn nhận và có kiến thức sâu rộng hơn về các dịch bệnh.”(PV Kim Hiền - Dân trí)

Mở các chuyên trang, chuyên mục về tình hình phòng, chống dịch bệnh; các biện pháp kiểm soát, ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra cũng như các cảnh báo để người dân biết và thực hiện; tăng số lượng các tin bài để thông tin đến người dân kịp thời.

- Xây dựng các thông điệp, sản xuất các tin bài, phóng sự, bài phản ánh, phỏng vấn người có thẩm quyền về công tác phòng, chống dịch bệnh để đưa thông tin về dịch bệnh.

- Xây dựng các sản phẩm truyền thông mẫu (pano, áp phích, TVspot, Radiospot) để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành y tế chuyển tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng các tài liệu truyền thông để thực hiện tuyên truyền đến cộng đồng và trong các cơ sở y tế.

-Chủ động lồng ghép các nội dung truyền thông phòng, chống dịch bệnh với các hoạt động thường xuyên của đơn vị mình.

-Nên đưa tin theo chuyên mục theo chủ đề phòng chống các dịch bệnh chủ động theo mùa hoặc theo khu vực, không nên tập trung vào các sự kiện như hiện nay.(TS.BS. Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội)

3.3.3. Tăng cường bài viết chuyên sâu của các nhà khoa học, các chuyên gia về các loại dịch bệnh truyền nhiễm

“ Bên cạnh những ưu điểm của báo điện tử thì nó cũng tồn tại nhiều hạn chế nhất định khiến việc thông tin báo chí nói chung và thông tin về dịch bệnh nói riêng còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như việc cùng một nội dung thông tin nhưng nó có quá nhiều sự lựa chọn, một lượng kiến thức khổng lồ sẽ khiến công chúng khó có thể tiếp cận thông tin họ muốn. Nói sâu hơn về thông tin phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử hẳn còn khá nhiều hạn chế;

Thứ nhất, không có chuyên mục riêng nên công chúng rất khó chọn lọc và tìm kiếm

Thứ hai, nhưng bài viết còn thiếu tính chuyên môn, thiếu hấp hẫn, các bài viết còn mang tính sự kiện.

Thứ ba, có thể nhận thấy mối liên hệ giữa báo chí và y tế còn chưa thực sự hiệu quả.” (Thạc sĩ DHH- Cán bộ phòng Báo chí Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội)

Bài viết chuyên sâu về dịch bệnh truyền nhiễm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, điều kiện và cách phòng tránh hiệu quả căn

bệnh đó. Những bài chuyên sâu thường giúp cho độc giả hứng thú từ đó làm tăng lượng công chúng cho chính tờ báo.

Việc viết bài chuyên sâu hay tạo nội dung chuyên sâu cho website đã có nhiều dự án được thực hiện. Nhưng những bài viết chuyên sâu đòi hỏi tác giả phải đầu tư thời gian và am hiểu chuyên sâu về một ngành khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, chưa kể những nhà báo còn chưa có cách nhìn đầy đủ về dịch bệnh. Vì vậy, sự liên kết giữa các nhà nghiên cứu, y bác sĩ với những tòa soạn báo khi đưa thông tin về dịch bệnh là rất cần thiết. Đặc biệt các tòa soạn báo chí cũng cần xây dựng được mạng lưới cộng tác viên là những người có chuyên môn về lĩnh vực y tế.

“Báo mạng ở Việt Nam hiện nay cần đưa những thông tin chính xác, càng cụ thể càng lôi kéo được người xem, nên tập trung đưa tin phản ánh kèm theo một số buổi trả lời phỏng vấn của các chuyên gia (có yếu tố truyền hình hay file ghi âm người phỏng vấn để tăng tính chân thực và sự tin tưởng). Thực hiện yếu tố đa phương tiện trên mỗi bài báo, nghĩa là kết hợp đưa tin và chia sẻ những thông tin về dịch bệnh qua livestream đang được cư dân mạng facebook hay dùng hiện nay”.(PV Đỗ Xuyến – báo An ninh Thủ đô).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)