CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ
2.3 Mức độ quan tâm của độc giả đối với các thông tin về dịch bệnh trên
2.3.1 Phân tích kết quả điều tra mẫu phiếu theo độ tuổi của công chúng
2.3.1.1 Độc giả lớn tuổi (từ 50-60 tuổi)
Những người ở lứa tuổi 50-60 ngày nay hoàn toàn khác biệt so với những người ở độ tuổi ngũ tuần trước kia.
Phân nhóm độc giả từ độ tuổi trung niên trở lên thường rất khó khăn vì họ đặt sở thích cá nhân lên hàng đầu, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi các quy luật xã hội và gia đình đã có những thay đổi đáng kể trong vòng 50 năm qua. Điểm khác biệt giữa những người năng động và những người chậm chạp thụ động về việc tiếp nhận thông tin trên báo chí được thể hiện thông qua những lựa chọn về tờ báo theo đọc và vấn đề đón đọc là đặc trưng trong nhiều năm qua.
Càng ngày càng có nhiều người lập gia đình và sinh con muộn hơn, nghỉ hưu trễ hơn. Hình ảnh những người tóc muối tiêu ngồi chăm con đầu lòng giờ cũng trở nên quen thuộc không kém gì việc nhìn họ vui vầy với cháu nội cháu ngoại.
Các độc giả lớn tuổi thường tỏ ra đặc biệt ưa thích những bài viết thẳng thắn do đó tránh thổi phồng quá mức sự thật. Khi đến độ tuổi này, kinh nghiệm sống quá dày nên họ thường không tin vào những bài “giật tít” nào chỉ vẽ lên bức tranh đời sống xã hội khô khan.
Số lượng độc giả lớn tuổi tiếp nhận thông tin về dịch bệnh trên sản phẩm báo mạng điện tử tương đối nhiều. Trong số những người trong độ tuổi từ 50- 60 được khảo sát thì có 39 người trả lời rằng “chúng tôi thường xem thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử”. Số còn lại, họ chọn truyền hình và báo in.
Phần lớn số lượng người theo dõi thông tin về dịch bệnh trên báo mạng rơi vào thành phần trí thức tại thành phố Hà Nội: Họ có thời gian tìm đọc và
am hiểu về công nghệ. Trong số 39 người chỉ có 5 người là người nông thôn theo dõi và đón đọc các bài báo về tình hình dịch bệnh trên báo điện tử.
Ở độ tuổi này thường chỉ đọc từ 1 – 2 tờ báo điện tử vì họ suy nghĩ rằng: “Báo nào chẳng giống báo nào”, mà đặc biệt là những người ở nông thôn họ không đọc hết tất cả các bài báo mà báo đăng tải, họ chỉ nghe người khác nói rồi về xem lại.
2.3.1.2 Độc giả trung niên (từ 30- 49 tuổi)
Theo một đánh giá phân tích cho thấy: 59,1% khán thính giả xem truyền hình ở mức hàng ngày là những người đã kết hôn. Trong khi đó, tỷ lệ những người độc thân thường xuyên theo dõi truyền hình chỉ đạt 38,2%. Ngược lại, số công chúng sử dụng báo mạng điện tử hàng ngày trong tình trạng chưa kết hôn chiếm đến 59,9% và chỉ 38,6% là đã lập gia đình.
Kết quả khảo sát cho thấy: Có tới 88/101 người trả lời rằng họ tiếp nhận thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên sản phẩm báo mạng điện tử. Phần lớn ở trong độ tuổi này đều là những người đã có gia đình, là lao động chính và cũng là người tiếp xúc với nguồn tin từ cộng đồng xã hội nhiều nhất.
Độc giả trung niên vừa là đối tượng thông tin vừa là kênh truyền thông đối với mỗi thông tin về bệnh truyền nhiễm. Nguyên tắc “ Đọc – Tìm hiểu - Chia sẻ” được lứa tuổi này áp dụng triệt để. Sự thành thạo về khoa học công nghệ, nhu cầu tiếp nhận nguồn thông tin lớn, những thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên sản phẩm báo mạng điện tử được độc giả trung niên tìm đọc, rồi tìm hiểu để từ đó rút ra cách phòng chống cho người thân và chia sẻ những thông tin cho bạn bè, người quen biết.
Phần lớn những người trong lứa tuổi này họ “rành” hơn so với độ tuổi khác nên phần lớn những thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm được đọc trên
những sản phẩm báo mạng điện tử có liên quan đến Bộ Y tế là được đón đọc nhiều nhất.
2.3.1.3 Độc giả thanh niên (từ 18-29 tuổi)
Giới trẻ, với đặc điểm ham học hỏi, tò mò và cả tinh thần phấn đấu, là nhóm “tham lam” nhất khi quan tâm đến rất nhiều các chủ đề nội dung của báo chí: Thông tin chính trị, các vấn đề xã hội, thể thao, lao động việc làm, khoa học - công nghệ, văn hóa, nghệ thuật và các tin giật gân, xì-căng-đan. Độ tuổi từ 25-39 muốn tiếp nhận nhiều nhất với hai chủ đề là chính trị trong nước và kinh tế - tài chính. Cụ thể, độ tuổi 14-24 có xu hướng tiếp cận hàng ngày với báo mạng là chủ yếu, chiếm tới gần 80%.
Những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận và hơn nữa một khối lượng trí thức lớn mang tính phương pháp luận về các quy luật của tự nhiên, xã hội mà thanh niên tiếp thu được trong nhà trường đã giúp họ thấy được các mối liên hệ giữa các trí thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Nhờ đó thanh niên bắt đầu biết liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung về thế giới cho riêng mình.
Trong các đánh giá của mình, thanh niên có thể rất cứng nhắc tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà các em đã tiếp nhận song đồng thời lại cũng nghi ngờ về tính đúng đắn của chúng. Để lý giải điều này có thể cho rằng lứa tuổi thanh niên vẫn là lứa tuổi mà ý thức đạo đức đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành.
Theo khảo sát những người trong độ tuổi 18-29 có tới 85% người trả lời rằng họ tìm đọc thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên sản phẩm báo mạng điện tử. Tờ báo điện tử được các bạn trẻ đón đọc là thanhnien.vn ; tuoitrethudo.vn ; dantri.vn ; vietnamnet…
Những người có trình độ học vấn thấp thường chỉ tập trung theo dõi hàng ngày hai loại hình báo chí là truyền hình và phát thanh. Ngược lại, những nhóm học vấn từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên lại cho thấy sự đa dạng và linh hoạt trong cách tiếp cận báo chí hàng ngày.
Nhóm công chúng báo chí có trình độ học vấn thấp, từ cấp trung học cơ sở trở xuống, thường quan tâm đến vấn đề xã hội, gắn liền với các thông tin giật gân. Trong khi đó, càng học vấn cao, người ta càng ít quan tâm đến những dạng “thông tin rác” kiểu giật gân, câu khách.
Với cách tiếp cận của khoa học xã hội, thanh niên là một cộng đồng xã hội - dân cư đặc thù, đang trong quá trình xã hội hóa, đang trong quá trình hoàn thiện bản thân về nhân cách và tri thức với tốc độ phát triển nhanh chóng; trong tương lai gần, là đội ngũ lao động - tri thức có trình độ học vấn, tư duy cao, có khả năng phán đoán và nhận diện vấn đề một cách nhanh nhạy; có khả năng hòa nhập và thích ứng nhanh với cái mới,...
Đối với họ, tiếp nhận thông tin về tình hình kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội trong và ngoài nước là nhu cầu thiết yếu cho việc nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống, lao động và giải trí hàng ngày.
Từ cách tiếp cận của báo chí học, sinh viên là nhóm công chúng - đối tượng trẻ có nhu cầu rất lớn về nâng cao và hoàn thiện nhận thức, thái độ và kỹ năng sống, trang bị kiến thức toàn diện và thích ứng với môi trường sống. Họ là nhóm đối tượng sống tập trung trong môi trường đặc thù chủ yếu với những mối quan hệ xã hội gần gũi như thầy - trò, bạn bè, cư dân lân cận,... và với tâm lý hướng mạnh vào khả năng hội nhập bình đẳng với môi trường và cộng đồng trên phạm vi ngày càng rộng lớn hơn. Đó là nhóm công chúng - đối tượng nhạy bén với tình hình thời cuộc và môi trường, yêu thích lao động sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, cái lạ và hình thành thị hiếu riêng. Do đó, phần
lớn ít có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu sống, nhất là nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí - truyền thông.
Người dân Hà Nội nói chung, thanh niên trên địa bàn Hà Nội nói riêng từ lâu đã quen nếp sống sinh hoạt không thể thiếu thông tin, văn hóa. Các phương tiện thông tin đại chúng (PTTTĐC) và các phương tiện thông tin chất lượng cao đã và đang tìm nhiều con đường đến với người dân Hà Nội. Riêng mạng báo chí điện tử, internet mới phát triển nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thông tin, đặc biệt lôi cuốn tầng lớp thanh niên tìm đến ngày càng đông. Lối sống thời hiện đại của người dân Thủ đô là tràn ngập thông tin - văn hóa, thông tin - văn hóa là món ăn hàng ngày của mọi người dân Hà Nội. Chính môi trường thông tin - văn hóa sôi động đó đã hình thành ở thanh niên trên địa bàn Hà Nội nhu cầu tiếp nhận báo chí.
Hoạt động tương tác đơn giản nhất là Gửi nhận xét, bình luận về một bài báo hay Gọi điện đến đường dây nóng của một cơ báo chí chỉ thực sự diễn ra từ nhóm có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên, với 45,1% công chúng có tham gia hoạt động này. Những hình thức tương tác cao cấp hơn, phức tạp hơn như Gửi ảnh, tư liệu; Gửi bài đăng báo; Viết bài phản hồi một bài báo khác cũng chỉ thực sự diễn ra từ nhóm trình độ cấp 3 trở lên và thể hiện rõ nhất với nhóm học vấn đại học và trên đại học.
2.3.2 Phân tích kết quả điều tra mẫu phiếu theo khu vực địa lý
Trong số 301 người được khảo sát, kết quả thu về số phiếu người dân thuộc khu vực nội thành Hà Nội là 178/301 phiếu tương đương 59,1%; Ngoại thành Hà Nội là 123/301 phiếu tương đương 40,9%
Trong số 178 người được điều tra tại khu vực Nội thành Hà Nội, 123/187 người trả lời rằng họ thường xuyên truy cập và đón đọc thông tin về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo mạng điện tử.
Còn khu vực ngoại thành Hà Nội, chỉ có 63/123 người thường xuyên theo dõi và truy cập báo mạng để nắm bắt thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm.
Giải thích cho đặc điểm này: Hầu hết những người ở nông thôn đều không có điều kiện để truy cập mạng thường xuyên, bởi nó liên quan nhiều đến sự kết nối Internet, máy tính và nhiều vấn đề khác. Họ cũng không có nhiều thời gian để đón đọc thông tin hằng ngày.