Thực trạng nội dung các tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 52 - 67)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ

2.2 Kết quả khảo sát

2.2.3 Thực trạng nội dung các tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một danh sách ban đầu các bệnh truyền nhiễm cần sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt nhằm ngăn chặn khả năng bùng phát đại dịch trong tương lai. Danh sách này bao gồm 7 bệnh cần được quan tâm khẩn cấp “urgent attention” là: Sốt xuất huyết Crimean Congo, bệnh Ebola, sốt xuất huyết Marburg, sốt Lassa, hội chứng suy hô hấp cấp do vi rút corona (MERS-CoV và SARS), bệnh do vi rút Nipah, sốt Rift Valley và 3 bệnh khác được xếp ở mức độ nguy hiểm “serious” là: Bệnh Chikungunya, hội chứng sốt giảm tiểu cầu (Severe fever with thrombocytopenia syndrome) do vi rút SFTS và bệnh sốt Zika.

* Thông tin dịch bệnh thông thường (hay còn gọi là dịch bệnh truyền thống). Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu như ở Việt Nam, các chuyên gia về công tác y tế dự phòng thường xây dựng kế hoạch thông tin phòng chống dịch bệnh theo mùa. Bao gồm;

+ Dịch bệnh mùa đông - xuân: Tập trung vào phòng chống các dịch bệnh lây qua đường hô hấp như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella, cúm A, ho gà, viêm não mô cầu…

+ Dịch bệnh mùa hè: Tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua tiếp xúc da, niêm mạc, qua đường tiêu hóa như: Liên cầu lợn, tay chân miệng, dại, viêm não Nhật Bản B, tiêu chảy cấp, tả, dịch hạch, MERS-CoV, Ebola….

+ Dịch bệnh mùa thu - đông; Tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian truyền bệnh như; sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét.

Đây là những dịch bệnh phổ biến xuất hiện ở Việt Nam từ trước đến nay. Qua quá trình khảo sát, đối với những dịch bệnh thông thường, các báo điện tử thường xuyên đăng các tin, bài liên quan đến tình hình dịch bệnh và cách phòng tránh dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh mới nổi, dịch bệnh hình thành sau mưa bão... Tuy nhiên, vào các đợt cao điểm về các dịch bệnh như tiêu chày, dại, viêm não Nhật Bản, sởi, sốt xuất huyết... các trang báo này thường tập trung thành đợt cao điếm thông tin tuyên truyền về các dịch bệnh trên nhiều góc độ rất đa dạng, phong phú từ dấu hiệu nhận biết dịch bệnh, những tác hại với sức khỏe con người, cách phòng tránh dịch bệnh, thực trạng điều trị của ngành y tế Việt Nam đối với dịch bệnh... để tạo hiệu ứng về thông tin tuyên truyền đến với cộng đồng nhằm tăng hiệu quà của công tác phòng chống dịch bệnh.

Qua quá trình khảo sát, trong 438 tác phẩm báo chí trên các báo được điều tra cho thấy, có 271 tác phẩm (trong đó: Dân trí: 52; Sức khỏe& Đời sống: 159; Sức khỏe& Môi trường: 60 )viết và đưa tin về những bệnh dịch truyền thống, thường xuyên xảy ra theo từng thời điểm ở nước ta cũng như trên thế giới.

Liên quan đến dịch sốt xuất huyết - được coi là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Kể từ khi được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, sốt xuất huyết liên tục lan rộng ra các quốc gia, hiện sốt xuất huyết đang lưu hành ở trên 128 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi. Ước tính có khoảng 390 triệu trường hợp mắc mỗi năm, số người mắc đã tăng tới 30 lần trong 50 năm qua.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, năm 2016, cả nước ghi nhận 110.876 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và 36 trường hợp tử vong. So với năm 2015, số ca mắc bệnh tăng 19% và tử vong giảm 18 trường hợp. Bệnh tay chân miệng ghi nhận hơn 45.000 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong. So với năm 2015, số trường hợp mắc giảm 19,3% và số trường hợp tử vong giảm 5 trường hợp.

Nhận định: Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành ở mức cao tại các nước khu vực Đông Nam Á. Thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng 5) là thời điểm vào mùa dịch, ghi nhận số mắc gia tăng theo thống kê hàng năm, bệnh chưa có thuốc và vắc xin điều trị đặc hiệu cùng với tập quán trữ nước tại nhiều địa phương nguy cơ xảy dịch là rất lớn, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống như diệt bọ gậy/lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong là rất cần thiết.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thông tin về dịch bệnh sốt xuất huyết đến với cộng đồng, trong khoảng thời gian từ 01/2016 đến 12/2016, trên ca ba trang báo đều đưa ra một loạt bài về dịch sốt xuất huyết, vừa phản

ánh thực trạng, vừa đưa ra những khuyến cáo và biện pháp phòng, chống đôi với cộng đồng.

Đối với báo Sức khỏe và Đời sống, thông tin được truyền tải về những dịch bệnh thông thường thường mang tính chất đưa ra khuyến cáo của Bộ Y tế. Còn đối với hai trang báo còn lại đưa tin mang tính chất khái quát lại, phản ánh lại.

Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp các phóng viên, biên tập viên trực tiếp phụ trách, đưa tin bài về dịch bệnh truyền nhiễm của một số báo điện tử hầu hết họ đều cho biết vấn đề quan trọng nhất khi đưa tin về dịch bệnh chính là thông tin đến công chúng về tình hình dịch bệnh, nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dịch. Từ đó để công chúng biết cách chủ động phòng chống theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

* Thông tin dịch bệnh mới nổi

Liên quan đến dịch bệnh do virut Zika, Ebola, MerCoV, cúm gia cầm A/H7N9, trên báo Sức khỏe & Đời sống, Dân trí, Sức khỏe và Môi trường đã liên tiếp có các tin, bài trên các số báo đế chuyền tài đến bạn đọc thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, cách phòng chống dịch lây lan trong cộng đồng cũng như những dấu hiệu nhận biết về dịch bệnh...

Hầu hết các báo đều tập trung vào phản ánh tình hình dịch bệnh, số lượng người mắc bệnh trên thế giới, tốc độ lây lan, sự nguy hiểm của dịch bệnh…..

Bên cạnh việc đưa tin, bài các báo cũng đã đăng tải những thông tin bằng bảng biểu, poster để giúp cộng đồng có cách hình dung khách quan hơn về dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc đưa số liệu trên báo còn có nhiều bất cập gây hoang mang trong cộng đồng.

* Phân tích thực trạng đưa tin cụ thể của từng báo. Báo suckhoedoisong.vn

Tờ báo sử dụng cách đưa thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm theo thời gian bệnh dịch trong giai đoạn nước rút. Vì vậy, những bài viết về cách phòng chống bệnh của các bác sĩ được đăng tải khá nhiều. Trong quý 4 lượng thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm được nhiều nhất với 9 bài phỏng vấn chuyên gia, 19 bài viết về thông tin cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm, 15 bài phản ánh tình hình mắc bệnh và 53 tin về dịch bệnh.

Tờ báo chủ yếu đưa nội dung thông tin theo dạng bài viết theo mô típ: Nguyên nhân, phương pháp nhận biết, cách phòng chống bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: 5 cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả; Bí quyết đẩy lùi bệnh truyền nhiễm mùa hè; Truyền hình trực tuyến: Ứng phó với bệnh truyền nhiễm; Bộ Y tế yêu cầu phòng nhiễm chéo dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa nắng nóng ….

Ở phần tin giống như các báo khác nhũng tin cung cấp cho bạn đọc thường mang tính trần thuật là chính. Ví dụ: 70% bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ động vật; BV Bạch Mai: Cứu sống bệnh nhân bị whitmore nguy cơ tử vong trên 90%; Phát hiện bệnh truyền nhiễm bằng test nhanh; Liệu thế giới có diệt vong vì bệnh truyền nhiễm?...

Một thành công vượt trội của suckhoedoisong.vn so với những tờ báo khác là phần lớn các bài viết đề có sự tham gia thể hiện là các y bác sĩ có chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Qua khảo sát có đến 90% các tác phẩm được đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống đều có ý kiến của chuyên gia về y tế.

Một điểm mạnh nữa của tờ báo cũng tổ chức nhiều buổi truyền hình trực tiếp để trao đổi cụ thể về tình hình diễn biến của dịch, số lượng video đăng tải

Báo dantri.com.vn

Trên báo Dân trí đăng tải thông tin theo từng quý, quý 4 lượng thông tin về dịch bệnh được đăng tải nhiều nhất. Tháng 10 tờ báo đăng tải 20 tin bài với 9 bài viết, 8 tin và 3 phóng sự. Khác với báo Sức khỏe và Đời sống, Dân trí lại đưa người đọc đi theo trình tự vấn đề dịch bệnh. Nghĩa là vừa đưa tin kết hợp với phản ánh sự việc.

Thay vì đăng tải những bài viết theo kiểu cách phòng ngừa dịch bệnh như báo Sức khỏe và Đời sống thì tờ báo này lại triển khai những thông tin hàng đầu của các báo khác để phản ánh lại. Một ví dụ cụ thể là:

“TP. HCM: Nguy cơ bùng phát dịch Zika từ dự án bỏ hoang” của phóng viên Vân Sơn đăng ngày 19/10/2006, bài viết có trích dẫn rất rõ lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Đoan Trang, Chủ tịch UBND phường An Phú, hiện trên địa bàn có tới 4 dự án chiếm đất diện tích lớn chưa triển khai, trở thành các bãi cỏ mọc um tùm, ô nhiễm, gồm dự án khu đô thị 87ha, Trung tâm thể dục thể thao Rạch Chiếc, Nhà ga và sân golf. Các dự án trên đền bù chưa xong hoặc triển khai chậm, kéo dài gây mất vệ sinh, ô nhiễm là môi trường cho muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển.

Bài viết triển khai từ những thông tin mà các báo đã đăng tải trước đó “Tính riêng trên địa bàn phường An Phú, quận 2 có tới 4 dự án lớn bỏ hoang là môi trường cho muỗi truyền bệnh Zika phát triển. Đó là nội dung gây lo ngại trong buổi làm việc giữ UBND thành phố và các ban ngành quận 2, nơi liên tiếp phát hiện người nhiễm Zika”, để hoàn thành một bài viết phản ánh.

Cũng trong ngày 03/11/2016 trên báo Vietnamnet.vn có đăng tải tin

“Thêm 3 ca nhiễm virus Zika ở TP.HCM”; báo news.zing.vn có tin “20 người nhiễm virus Zika tại TP.HCM”; bài viết “Zika tăng nhanh ở TP.HCM”

nhân của vi rút Zika đã tăng lên 20 người”. Bài viết đăng tải muộn hơn so với các báo khác là 5 tiếng đồng hồ, nhưng bài viết lại đưa đầy đủ thông tin nhận định từ Trung tâm Y tế dự phòng và nhận định của các chuyên gia y tế về sự việc nhiễm virus Zika ở TP. Hồ Chí Minh .

Ở hầu hết các tờ báo mạng những tin tức được đăng tải khá nhiều vì thế phóng sự chuyên sâu như một món ăn lạ làm cho độc giả hứng thú, đặc biệt là những bài viết có liên quan đến tình hình dịch bệnh lại có tác dụng giúp người đọc hiểu được tình hình dịch bệnh để có cách phòng tránh.

Điều tạo nên sự khác biệt giữa Dân trí với 2 tờ báo mạng

suckhoedoisong.vnsuckhoemoitruong.com.vn có lẽ là nguồn tin được khai thác sâu hơn với 13 bài phóng sự chuyên đề và 4 bài viết có kèm video, hình ảnh đồ họa. Các bài phóng sự này mang lại cho dân trí nguồn công chúng dồi dào hơn so với các báo khác.

Báo suckhoemoitruong.com.vn

Tờ báo Sức khỏe và Môi trường đăng tải lượng thông tin tương đối ít so với mặt bằng chung các tờ báo mạng điện tử ở nước ta. Tháng 11, báo đăng tải thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm nhiều nhất với 23 tin, bài.

Hầu hết các bài viết về dịch bệnh truyền nhiễm đều liên quan đến môi trường và phát sinh do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, ví dụ như: “Cảnh báo sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới” ngày 04/5/2016, trong bài viết tác giả Linh Đức có trích dẫn: “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh thái, gây ra một loạt yếu tố có thể làm trầm trọng thêm, tràn lan một loạt các bệnh mới (bệnh Zoonotic) - các nhà khoa học cảnh báo. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn đề cập các hóa chất độc hại trong cây trồng được sinh ra bởi sự biến đổi khí hậu. Tương tự, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa & Y tế Quốc gia Austraklia cũng cho biết một số bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường trung gian

mang tính chất địa lý đã gia tăng trong những năm gần đây cùng với sự nóng lên trong khu vực như sốt rét ở khu vực cao nguyên Đông Phi, viêm não do ve truyền ở Thụy Điển, bệnh Lyme ở Canada, bệnh sán máng ở miền Đông Trung Quốc và Châu Âu, bệnh lưỡi xanh do virus ở Châu Âu”.

Tờ báo đăng tải theo kiểu bài viết thông tin về dịch bệnh: những điều, văn bản mà Bộ Y tế ban hành, ý kiến chỉ đạo (“Bộ Y tế khuyến cáo phòng dịch bệnh do vi rút zika”, “Công bố hết dịch bệnh do vi rút Zika tại Khánh Hòa”, “Điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm”, “Tỉnh Khánh Hòa cần nâng độ cảnh báo dịch bệnh Zika lên mức độ 2’’…), bài thông tin (“6 dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong dịp Tết”, “Phòng bệnh sốt xuất huyết: Cần chữa bệnh chủ quan”, “Các bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết hiệu quả”…).

2.2.4 Thực trạng về hình thức thể hiện.

Bảng 2.1: Số lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trung bình một ngày trên ba trang báo năm 2016.

Tên báo Số ngày Tổng số tác phẩm (tin,bài) Số tác phẩm trung bình một ngày (tin/bài) dantri.com.vn 365 109 0,3 suckhoedoisong.vn 365 248 0.7 suckhoemoitruong.com.vn 365 81 0.2

Lượng thông tin đăng tải về thông tin dịch bệnh truyền nhiễm của hai tờ

dantri.com.vn; suckhoemoitruong.com.vn là tương đối thấp so với báo

phong phú, tần suất tin, bài xuất hiện trên báo chưa cao. Thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm tới công chúng đã nhiều và nhanh hơn trước nhưng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của các nhóm đối tượng công chúng.

Theo kết quả điều tra (với phương pháp điều tra qua phiếu hỏi, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát các đối tượng là công chúng độc giả với 350 phiếu điều tra phát ra, kết quả thu về là 301 phiếu hợp lệ), đánh giá nội dung thông tin rõ ràng, dễ hiểu về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo mạng điện tử. Ở mức độ Tốt chiếm 55%; tỷ lệ số người đánh giá chất lượng tuyên truyền về dịch bệnh truyền nhiễm ở mức Khá là 20%; Trung bình chiếm 21%; còn 4% là ở mức độ Yếu. Như vậy, có thể thấy rằng nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo mạng điện tử đã được các cơ quan báo chí rất trú trọng trong việc khai thác thông tin.

Biểu đồ 2.2: Mức độ đánh giá chất lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử của công chúng năm 2016

Có thể thấy rằng, nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm của 03 báo mạng điện tử qua khảo sát được đánh giá khá tốt về thông tin rõ ràng, dễ hiểu. Những nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm của 03 báo đã có một số đóng góp chính như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của nhân dân về tình hình dịch bệnh đang diễn ra. Động viên người dân tin tưởng và làm theo những gì Bộ Y tế khuyến cáo để có cách xử lý kịp thời.

Thứ hai, cung cấp những thông tin chính thống, chính xác, đưa ra các cách phòng và chống của Nhà nước Việt Nam về vấn đề dịch bệnh truyền nhiễm trước dư luận trong nước và trên thế giới. Điều đó đã góp phần giúp dư luận trong nước hiểu và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước vấn đề ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm.

Trong qúa trình nghiên cứu và khảo sát tác giả luận văn nhận thấy các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)