Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 64 - 67)

B. NỘI DUNG

2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy

dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT

2.4.1. Thuận lợi

Pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội rất cần thiết và gần gũi với thực tế cuộc sống mỗi người. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu hiểu biết pháp luật ngày càng cao. Bởi vì pháp luật không chỉ là phương tiện để nhà nước quản lí có hiệu quả mọi mặt của đời sống xã hội mà còn là phương tiện thực hiện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho cơng dân. Dạy học phần công dân với pháp luật mơn GDCD lớp 12 có những thuận lợi sau:

Nội dung chương trình GDCD lớp 12 liên quan chặt chẽ đến các nội dung cơ bản của pháp luật. Học sinh được học tập các nội dung này có thể vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp 12 rất phù hợp với nội dung bộ môn GDCD lớp 12.

Những câu chuyện pháp luật phản ánh những câu chuyện có thật, diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh, tạo cho các em có cơ sở để phân loại theo từng nội dung trong bài học cũng như từng bài khác nhau cho phù hợp nội dung. Tính thực tiễn, gần gũi, hấp dẫn của câu chuyện pháp luật đã giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng giảng dạy và học tập theo phương pháp này. Khi sử dụng câu chuyện pháp luật vào giảng dạy bộ mơn GDCD thì cả giáo viên và học sinh đều thấy hứng thú và hiệu quả do nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu các câu chuyện pháp luật phù hợp trên báo chí ( báo Cơng an nhân dân, Công an Đà Nẵng, Báo Pháp luật và đời sống,…). Ngoài ra, nguồn tài liệu cần được khai thác tìm hiểu trên các trang báo điện tử như trang báo Nhân dân, trang báo Pháp luật và đời sống, trang báo Pháp luật, trang báo Cơng an,…Giáo viên và học sinh cịn có thể tìm nguồn tài liệu trên các phương tiện gần gũi như đài truyền hình Việt Nam, các đài truyền hình tại địa phương, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Với nguồn tài liệu phong phú sẽ hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Sử dụng các câu chuyện pháp luật sẽ tạo cho khơng khí giờ học sơi nổi, học sinh rèn cho mình được tinh thần hỗ trợ, tương trợ, hợp tác lẫn nhau để giải quyết nội dung bài học. Qua đây học sinh có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân mình, nâng cao các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản biện, kĩ năng trình bày,…Đồng thời tạo điều kiện về thời gian để học sinh tiếp xúc, tìm hiểu, phân tích tình huống trong câu chuyện từ đó rút ra được kết luận đúng đắn, những cách ứng xử, cách giải quyết phù hợp. Bên cạnh đó nó cịn giúp giáo viên giảm bớt thời gian đứng lớp, thuyết trình, giảng giải, giúp học sinh làm trung tâm trong tiết học. Với những câu chuyện pháp luật có thật, hoặc như thật trong thực tế cuộc sống, học sinh dễ tiếp cận, vận dụng kiến thức để giải quyết, xử lí tình huống, từ đó một mặt học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học nhanh hơn với hiệu quả cao hơn. Mặt khác các học sinh phát triển kĩ năng thích ứng với thực tế cuộc sống bên ngồi, có thể

được lối sống đẹp, đúng pháp luật, cách ứng xử hay với trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt là học sinh lớp 12 khi mà các em chuẩn bị bước ra ngoài xã hội rời khỏi ghế nhà trường.

2.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học mơn GDCD lớp 12 thì trong quá trình nhất định sử dụng các câu chuyện pháp luật này nhất định gặp các khó khăn:

Đội ngũ giảng dạy bộ mơn cịn thiếu và yếu. Đội ngũ giảng dạy bộ môn GDCD 1ớp 12. Đa số giáo viên giảng dạy bộ mơn cịn bị ảnh nặng nề của phương pháp dạy học truyền thống nên sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12 cịn mới lạ, giáo viên bộ mơn chưa tự tin nên ngại sử dụng, do đó việc sử dụng phương pháp cịn khá hạn chế.

Nội dung giảng dạy pháp luật của chương trình mơn GDCD lớp 12 rộng nên việc sưu tầm các câu chuyện pháp luật cần phải chọn lọc. Việc chọn lọc câu chuyện pháp luật cũng rất mất thời gian đối với giáo viên. Nếu sưu tầm khơng có chọn lọc thì tài liệu đơi khi không sử dụng được do không đúng, không phù hợp với nội dung, trọng tâm bài học hoặc qua dài. Bên cạnh đó nội dung của mơn học cũng ảnh hưởng đến vấn đề tời gian sưu tầm tài liệu, việc dành thời gian để cập nhật thông tin hằng ngày cũng rất cần thiết. Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câu chuyện pháp luật mới nhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học. Do đó việc đầu tư khơng thường xun hoặc khơng sắp xếp được thời gian là một khó khăn của việc sử dụng phương pháp này. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp 12 địi hỏi những kĩ năng phức tạp hơn trong các phương pháp như cách tổ chức lớp học, bố trí thời gian, cách đặt câu hỏi, tổ chức và hướng dẫn học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi, dẫn dắt vấn đề, nhận xét, kết luận. Đây thật sự là những thách thức lớn của giáo viên trịn q trình ứng dụng phương pháp này. Vì vậy cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học đời hỏi giáo viên bộ mơn GDCD phải thay đổi, tìm tịi các câu

tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên bộ môn GDCD phải phân bố thời gian hợp lý vì sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học đòi hỏi lượng thời gian khá lớn nếu giáo viên khơng có năng lực quản lí lớp, khơng định hướng cho học sinh đi vào giải quyết những vấn đề trọng tâm thì sẽ bị cuốn theo cuộn tranh luận của học sinh. Nhất là lúc học sinh đi lệch hướng nội dung bài học.

Mặt khác, môn GDCD lớp 12 là môn thi tốt nghiệp nhưng trong tư tưởng, tâm lý của học sinh vẫn coi là mơn học phụ, học sinh ít quan tâm như những mơn học khác. Chính vì học sinh thờ ơ với mơn học nên giáo viên bộ môn GDCD gặp nhiều trở ngại rất lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Để gây hứng thú và kích thích cho học sinh học tập tích cực bằng phương pháp này thì địi hỏi giáo viên phải nổ lực hết mình trong giờ dạy, đây cũng là khó khăn chung cho việc giảng dạy của giáo viên. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp 12 cịn mới lạ đối với học sinh, bởi vì trước đây học sinh thường bị động trong việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, nhưng khi sử dụng phương pháp mới học sinh phải thay đổi cách học.

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 64 - 67)