Phương pháp dạy học sử dụng câu chuyện pháp luật để giảng dạy môn

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 39 - 43)

B. NỘI DUNG

2.1. Phương pháp dạy học sử dụng câu chuyện pháp luật để giảng dạy môn

THPT và nguyên tắc sưu tầm các câu chuyện pháp luật phục vụ cho phần công dân với pháp luật môn GDCD lớp 12. Bên cạnh đó là những yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT.

Chương 2: SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT ĐỂ DẠY

HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT

2.1. Phương pháp dạy học sử dụng câu chuyện pháp luật để giảng dạy mônGDCD lớp 12 GDCD lớp 12

Khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để giảng dạy môn GDCD lớp 12 có nhiều phương pháp để triển khai như: phương pháp xử lý tình huống, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp kể chuyện,…trong đó phương pháp kể chuyện là phương pháp phù hợp nhất.

Những câu chuyện pháp luật có nội dung hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học, kết hợp với phương pháp kể chuyện, qua lối kể chuyện sinh động của giáo viên sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học một cách nhanh hơn, thấm sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn và có thể tạo được ở học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc, tác động tích cực đến hành vi của bản thân các em. Thực tế cho thấy phương pháp kể chuyện – một hình thức của phương pháp thuyết trình với sức mạnh và lời nói, khi lời nói được sử dụng mang tính nghệ thuật, tính biểu cảm, tính uyển chuyển thì sức mạnh của nó càng được pháp huy.

Các câu chuyện mà giáo viên bộ môn GDCD sử dụng để kể cho học sinh thường mang nhiều tình huống gây sự chú ý. Khi kể chuyện, giáo viên có thể dừng lại ở những tình huống bất ngờ, kể chậm , nhấn mạnh hoặc đặt câu hỏi giữa chừng rồi tự trả lời, khắc sâu cốt truyện, làm cho người nghe theo dõi được nhân vật và các chi tiết được nhấn mạnh. Kể chuyện có biểu lộ tình cảm thì sẽ dễ dàng nhận được sự đồng cảm của người nghe. Giáo viên bộn môn GDCD nắm vững được nghệ thuật kể chuyện sẽ đảm bảo được việc làm

cho học sinh nắm vững được các tri thức trong một hệ thống nhất định, làm phương tiện tư duy của học sinh. Chính vì vậy phương pháp kể chuyện luôn đem lại hiệu quả cho bài học. Phương pháp kể chuyện sử dụng phương pháp chính là lời nói do đó phương pháp này thường áp dụng với môn khoa học xã hội thì môn GDCD là môn học dễ áp dụng bởi câu chuyện pháp luật là những tình huống liên hệ thực tiễn rõ ràng nhất.

Phương pháp kể chuyện là phương pháp dạy học được xây dựng trên những cơ sở khoa học nhất định và đã được thực tiễn dạy học chứng minh về hiệu quả dạy học của nó. Với môn GDCD lớp 12 thì hầu hết các bài học đều có phần trách nhiệm của công dân thì các câu chuyện kết hợp với phương pháp kể chuyện sẽ đem lại cho học sinh những bài học cho cuộc sống bản thân.

Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn GDCD lớp 12 có một số tác dụng sau:

a. Tạo sự hấp dẫn cho giờ học

Môn GDCD ở trường THPT giữ vị trí và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng học sinh THPT ít chú ý đến môn học này, đặc biệt là học sinh lớp 12. Nguyên nhân chủ yếu đó là quan niệm chưa đúng về môn GDCD, GDCD chỉ là môn phụ, do thời gian học ở trường các em chỉ tập trung vào các môn học chính khóa, học sinh lớp 12 thì tập trung học các môn các em thi đại học,…Bên cạnh đó thì nguyên nhân quan trọng phải thừa nhận đó là chất lượng giảng dạy của giáo viên, cách dạy phổ biến của giáo viên là trình bày theo từng mục trong sách giáo khoa, đặt một số câu hỏi nhưng chưa đi sâu mục tiêu của bài học, tạo cảm giác khô cứng và nhàm chán trong tiết học. Rõ ràng việc giảng dạy như vậy thì không gây hấp dẫn và hứng thú cho học sinh, chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn GDCD.

muốn hiểu biết sâu sắc phong phú kiến thức của học sinh, từ đó tạo sự hấp dẫn cho giờ học, gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Phương pháp kể chuyện làm cho giờ học môn GDCD sẽ trở nên hấp dẫn hơn, học sinh sẽ cảm thấy thích thú. Sự hấp dẫn của phương pháp kể chuyện chính nội dung các câu chuyện mà giáo viên bộ môn GDCD đưa ra. Những câu chuyện do giáo viên kể với những tình huống, tình tiết mâu thuẫn thường cuốn hút học sinh. Nội dung của câu chuyện hấp dẫn còn được biểu hiện ở cách ứng xử hợp tình hợp lý, có sức thuyết phục cao của nhân vật trong câu chuyện. Phương pháp kể chuyện còn tạo sự hấp dẫn ở cách kể chuyện của giáo viên bộ môn GDCD. Kể chuyện có thể biểu lộ tình cảm yêu, ghét, buồn vui, sẽ cuốn hút học sinh. Học sinh sẽ cảm thấy sự hấp dẫn, thích thú của phương pháp kể chuyện qua cách kể chuyện của giáo viên. Giáo viên bộ môn GDCD nếu sử dụng tốt phương pháp kể chuyện sẽ có tác dụng tích cực đối với việc tiếp thu bài học của học sinh. Kể chuyện không chỉ cung cấp thêm tri thức của bài học mà còn trang bị cho học sinh vốn tri thức về cuộc sống. Trong tâm trí của học sinh, những câu chuyện pháp luật của giáo viên bộ môn GDCD kể bao giờ cũng để lại những ấn tượng đẹp đẽ, khó có thể phai nhòa. Nhiều câu chuyện hấp dẫn, lý thú, sinh động, minh họa cho bài học môn GDCCD là một biện pháp mang lại hiểu quả cao.

b. Phù hợp với bài học môn GDCD

Nội dung kiến thức bộ môn GDCD phong phú, đa dạng thể hiện ở nội dung của nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: triết học, kinh tế chính trị học, đạo đức, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật. Những nội dung này luôn luôn mang tình thời sự, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, đạo đức, văn hóa, pháp luật mặc dù không được thể hiện trong sách giáo khoa nhưng tự nó đã gắn bó mật thiết với thực tiễn cuộc sống xã hội; do đó, trong quá trình dạy học thông qua các câu chuyện, giáo viên nhất thiết phải luôn cập nhật cho học sinh. Để có được những tiết giảng hay, hấp dẫn, tiết giảng có sự thắp lửa, giáo viên bộ môn GDCD phải là người chủ đạo trong việc hướng dẫn, điều

khiển cho tiết học đi đúng trọng tâm; thực chất của quá trình dạy học là hoạt động thống nhất giữa hai chủ thể là giáo viên và học sinh.

Thực hiện tốt vai trò của mình giáo viên phải giữ vững kiến thức chuyên môn, có kiến thức về các mặt kinh tế - chính trị xã hội. Bên cạnh đó, muốn sử dụng phương pháp kể chuyện phù hợp với bài học, giáo viên bộ môn GDCD phải có nguồn tư liệu về các câu chuyện phong phú, từ đó chọn lọc phân loại các câu chuyện pháp luật có thể dùng để kể, để minh họa làm rõ kiến thức cho bài học. Đồng thời thông qua việc xử lý các câu chuyện pháp luật để kể trước lớp cũng là cơ sở để giáo viên phân loại học sinh theo trình độ khác nhau. Thông qua đó, giáo viên có thể lựa chọn những câu chuyện pháp luật phù hợp với bài học, sử dụng cách kể chuyện thích hợp. Việc sử dụng phương pháp kể chuyện phù hợp với từng bài học sẽ tạo được hứng thú đam mê, chủ động và sáng tạo của học sinh trong cuộc sống. Do đó, kể chuyện không những là một phương pháp dạy học mà còn là một phương pháp giáo dục có hiệu quả.

c. Phát huy tính tích cực của học sinh

Dạy học tích cực thật chất là cách dạy học hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo, chống thói quen học tập thụ động của học sinh. Tính tích cực trong học tập là trạng thái hoạt động nhận thức của ngừơi học biểu hiện ở khát vọng học tập, cố gắng đạt được tri thức, nghị lực cao trong quá trình chinh phục kiến thức. Dạy học tích cực làm cho người học được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Để có được sức cuốn hút giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực, nhận thức của học sinh, nhất là học sinh lớp 12, khi các em đã được trang bị gần như đầy đủ kiến thức phổ thông thì việc sử dụng phương pháp kể chuyện để liên hệ thực tiễn lại là phương pháp tối ưu để phát huy tính tích cực của học sinh.

Để phát huy tính tích cực phải chủ động, phải sáng tạo cho học sinh trong giờ học môn GDCD bằng phương pháp kể chuyện. Giáo viên bộn môn

dung từng bài, xác định thật kỹ những kiến thức cơ bản, những ý chính, những nội dung quan trọng phù hợp với các tình tiết trong câu chuyện pháp luật. Giáo viên cũng có thể tập trước giọng kể, tập nói bằng những giọng khác nhau trong những tình huống có nhiều nhân vật. Giáo viên kết hợp chặt chẽ giữa lời kể và nguồn kiến thức, tránh trường hợp lặp lại sách giáo khoa. Bằng những câu chuyện pháp luật, câu chuyện bỏ lững có chủ đích cộng với kĩ năng tổ chức, điều khiển của giáo viên, phương pháp kể chuyện có khả năng phát huy tính tích cực, kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng của

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)