B. NỘI DUNG
2.5. Cách khắc phục để nâng cao hiệu quả khi sử dụng các câu chuyện pháp luật
luật vào giảng dạy môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
Để vận dụng và nâng cao hiểu quả khi sử dụng các câu chuyện pháp luật vào giảng dạy mơn GDCD lớp 12 ở trường THPT thì u cầu:
Đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD phải là giáo viên chuyên ngành, giáo viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp cho đội ngũ giáo viên hiện có. u cầu khuyến khích giáo viên bộ mơn GDCD thực hiện đổi mới phương pháp. Muốn sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp 12 thành cơng thì giáo viên cần có những phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể vận dụng và nâng cao hiệu quả trong dạy học môn GDCD lớp 12.
Khi tiến hành sưu tầm các câu chuyện pháp luật qua sách, báo, qua các phương tiện đại chúng,…giáo viên bộ môn GDCD phải chọn lọc ra những
câu chuyện hay, hấp dẫn, phù hợp với bài học để sử dụng vào bài giảng một cách hiệu quả. Đặc biệt là khi sử dụng các câu chuyện pháp luật vào giảng dạy môn GDCD lớp 12 giáo viên cần chú ý đến ngôn ngữ kể chuyện. Muốn kể chuyện hấp dẫn giáo viên phải có vốn từ ngữ phong phú, giáo viên phải đọc nhiều sách báo,…phải nghe và tham khảo tù nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Mỗi giáo viên bộ mơn GDCD phải tự xây dựng cho mình thói quen thường xuyên đọc và nghe. Giáo viên phải biến những câu chuyện pháp luật đó thành câu chuyện của mình bằng cách tập kể chuyện. Công việc này giúp giáo viên có khả năng tư duy, khả năng kể chuyện một cách lưu loát và tự tin trước học sinh.
Việc sử dụng các câu chuyện pháp luật vào dạy học môn GDCD lớp 12 hiệu quả và được nâng cao cũng cần học sinh lớp 12 rèn luyện cho mình thói quen tích cực chủ động, biết hợp tác với bạn bè, khắc phục thói quen ý lại trong học tập. Rèn luyện các kĩ năng cần thiết như cách trình bày ý kiến cá nhân trước lớp, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đánh giá, kĩ năng giải quyết tình huống.
Để sử dụng các câu chuyện pháp luật vào giảng dạy phần cơng dân với pháp luật có được hiệu quả cao u cầu các cấp quản lí phải có trủ trương, kế hoạch đúng đắn phù hợp với việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào giảng dạy. Có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục pháp luật, xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT. Đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có năng lực chun mơn cao, có nhân cách trong sáng, nắm bắt kịp thời những thay đổi của hệ thống pháp luật, có trình độ đại học hoặc sau đại học chuyên ngành Luật, Giáo dục chính trị, Giáo dục cơng dân. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và đào tạo cũng cử những cán bộ cốt cán, có năng lực và phẩm chất tốt đi tập huấn về nghiệp vụ giáo dục pháp
luật để về tập huấn lại cho các giáo viên bộ môn GDCD, đặc biệt là giáo viên bộ mơn GDCD lớp 12.
Ngồi ra cần tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh. Mỗi trường THPT cần có một người phụ trách cơng tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Phụ huynh và xã hội phải thấy được tầm quan trọng của môn GDCD, môn GDCD không phải là mơn học phụ, nó là mơn học hình thành nhân cách cho mỗi học sinh, là mơn học mà giúp học sinh có hành trang tốt sau khi tốt nghiệp THPT và là môn học thiết thực, gần gũi nhất với cuộc sống.
Tiểu kết chương 2
Tác giả đã đưa ra những tích cực của phương pháp kể chuyện khi sử dụng câu chuyện pháp luật để giảng dạy môn GDCD lớp 12 và đây cũng là phương pháp thích hợp nhất. Bên cạnh đó tác giả đưa ra 3 hướng vận dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 12: dẫn dắt vào nội dung bài học, làm rõ tri thức và củng cố bài học; kèm theo các câu chuyện pháp luật tác giả sưu tầm được phù hợp với hướng vận dụng.
Từ việc sưu tầm và sử dụng câu chuyện pháp luật trong việc dạy học môn GDCD lớp 12, tác giả đưa ra được 3 bước sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD. Một phương pháp nào khi sử dụng đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định, tác giả cũng đã nêu những thuận lợi và khó khăn của câu chuyện pháp luật và có đưa cách khắc phục đối với giáo viên bộ môn GDCD, với Bộ Giáo dục và đào tạo, với nhà trường – phụ huynh – xã hội nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn GDCD.