Vai trò và chức năng của câu chuyện pháp luật trong dạy học môn

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 28 - 31)

B. NỘI DUNG

1.2.2.Vai trò và chức năng của câu chuyện pháp luật trong dạy học môn

GDCD lớp 12

Thực tế của việc học đã cho thấy, các giác quan có một vai trị hết sức quan trọng trong việc truyền đạt và tiếp nhận tri thức từ giáo viên đến với học sinh. Mức độ ảnh hưởng ấy được chứng minh cụ thể như sau:

Nếm (%) Sờ (%) Ngửi (%) Nghe (%) Nhìn (%)

[19, tr.14]

Và tỉ lệ phần trăm thu được sau khi hoạt động học đạt được như sau:

Nói (%) Nghe và nhìn (%) Nghe (%) Nhìn (%)

80 50 20 30

[19, tr.14]

Như chúng ta đã biết, câu chuyện pháp luật thuộc về phương tiện nghe nói. Vì vậy, thơng qua những thơng tin từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: Câu chuyện pháp luật đóng một vai trị hết sức to lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn GDCD. Bởi vì quá trình dạy học, giáo viên sử dụng câu chuyện pháp luật nói (kể chuyện) minh họa cho học sinh nghe thì học sinh sẽ hiểu và lĩnh hội tri thức bài học một cách nhanh chóng, tồn diện, chính xác. Trong câu chuyện pháp luật thường chứa một lượng thông tin kiến thức và những yêu cầu kèm theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ mơn GDCD.

Ví dụ: Khi dạy mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của bài 2: Thực hiện pháp luật, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện sau:

Chu Văn Đức (sinh năm 1963) và Trịnh Thị Hạnh Phương (sinh năm 1962) trú tại 241/108 Nguyễn Trãi, phường Tân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là nghề bán phở. Theo cáo trạng của Viện kiểm soát, từ năm 1993 vợ chồng Đức – Phương nuôi một em nhở giúp việc tên là Nguyễn Thị Thơng (tức Bình – sinh năm 1983). Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, em Bình khơng chỉ bị vắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đức – Phương đánh đập, chửi bới và hành hạ dã man. Hành vi xâm phạm đến thân thể em Bình của vợ chồng Đức – Phương cịn thể hiện ở việc: Dùng mi nước phở hắt nước nóng vào người, dùng thanh tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ống đồng chân trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạn sườn,…Do khơng chịu dược việc hành hạ, ngày 20/10/2007 em Bình đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của vợ chồng Đức – Phương, em Bình chỉ được ni ăn, khơng đi học và trả lương.

Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể em 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khỏe 34%.

Sáng ngày 21/1/2008, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vợ chồng Đức – Phương về tội: “ Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức khỏe người khác” theo khoản 1 điều 110 và khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể Chu Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại về vật chất cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.[23, tr.9]

Từ câu chuyện pháp luật trên giáo viên đặt ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời. Từ các câu trả lời và sự bổ sung kết luận của giáo viên mà nội dung bài học được sáng tỏ. Hơn nữa, sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy học sẽ làm tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn. Bởi vì nhờ những câu chuyện pháp luật khơi dậy sự hứng thú, sự quan tâm, chăm chú, của học sinh vào bài giảng. Từ đó làm mất đi cái vẻ khơ khan của tiết học, kích thích tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, làm tăng hiệu quả của tiết học.

Câu chuyện pháp luật cịn góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, tạo cho học sinh hiểu sâu và nhớ lâu những kiến thức pháp luật. Thông qua các câu chuyện pháp luật học sinh sẽ giải quyết những vấn đề đã phát hiện được trong câu chuyện liên quan đến bài học. Bằng những tình huống, câu chuyện có thật học sinh sẽ có hứng thú tìm tịi các tình tiết và tìm cách giải quyết, phán đốn phù hợp với thực tiễn. Từ những câu chuyện pháp luật giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em những nhận thức phù hợp,vì tính thực tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao. Câu chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý. Bài học rút ra từ các câu chuyện pháp luật sẽ tác động thực tiễn đến suy nghĩ của học sinh.

Câu chuyện pháp luật có thể góp phần dẫn dắt vào nội dung bài học, dùng để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức. Giáo viên cũng có thể sử

dụng các câu chuyện pháp luật để làm rõ tri thức sau khi đã truyền tải kiến thức cơ bản, đồng thời củng cố bài học.

Ngoài ra, đối với giáo viên muốn là cho học sinh hiểu bài hơn, việc liên hệ thực tiễn tốt hơn thì câu chuyện pháp luật là ví dụ sâu sắc nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn trong nội dung bài học.

Có rất nhiều câu chuyện pháp luật khác nhau phù hợp với nội dung bài học nhưng nhìn chung là chúng đều có vai trị chức năng giống nhau. Câu chuyện pháp luật có những chức năng cơ bản sau:

Chức năng cung cấp thông tin, sự kiện: Câu chuyện pháp luật cung cấp cho học sinh những tình huống mang thơng tin phù hợp với nội dung bài học vì trong quá trình sưu tầm các câu chuyện pháp luật đã chọn lọc và rút ngắn từ nhiều nguồn tài liệu nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp.

Chức năng làm rõ tri thức: Qua nội dung kiến thức mà học sinh đã được học, giáo viên đưa ra các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung kiến thức và các câu hỏi phụ cho học sinh giúp học sinh nắm rõ được tri thức bài học. Chức năng này có thể vận dụng vào phần củng cố một đơn vị kiến thức trong bài học, kết thúc bài học hoặc kiểm tra bài cũ.

Chức năng gợi mở tri thức: Thông qua các câu chuyện pháp luật, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đi dần vào phần vào nội dung của bài học, giáo viên sẽ đưa ra các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung sắp truyền tải, đồng thời đưa ra câu hỏi cho học sinh sau khi đưa ra câu chuyện pháp luật bằng phương pháp kể chuyện. Học sinh nghe, phân tích và trả lời câu hỏi, từ đó giáo viên tổng hợp, bổ sung ý kiến và đưa ra kiến thức bài học. Chức năng này có thể vận dụng vào phần vào bài mới, vào một đơn vị kiến thức của bài học.

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 28 - 31)