Sử dụng các câu chuyện pháp luật để củng cố bài học

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 57 - 61)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để củng cố bài học

Củng cố là một trong những loại bài lên lớp nhằm mục đích hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức đã học xong trong một chương trình, một phần, một bài học, một mục nào đó của bài học. Củng cố bài học là một khâu quan trọng của tiến trình lên lớp.

Sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học mơn GDCD là hình thức sử dụng câu chuyện pháp luật sau khi kết thúc bài học. Giáo viên cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp với bài học, trong đó nhấn mạnh đến những chi tiết thể hiện tri thức của bài học để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả, giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện. Bên cạnh việc củng cố, hoàn thiện tri thức đã truyền thụ mà còn đặt ra những tiền đề, những tri thức mới sẽ kích thích sự tị mị, tìm kiếm tri thức, khát khao muốn hiểu biết tri thức bộ môn. Giáo

viên bộ môn GDCD muốn sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học một cách hiệu quả thì địi hỏi giáo viên phải có sự tìm tịi, chuẩn bị và sáng tạo cho phù hợp nội dung.

* Một số câu chuyện pháp luật để củng cố bài học

Câu chuyện 1: Nghị lực vượt khó vươn lên của cậu học trị khuyết tật

(Tiết 23 – Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của cơng dân)

Nguyễn Đình Nhẫn sinh ra tại xóm 10, xã Nghi Kim, TP Vinh, trong một gia đình nghèo khó lại đơng con. Cuộc sống gia đình với 8 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng.

Bố Nhẫn qua đời khi em vừa lên 9 tuổi, một mình mẹ ni 6 đứa con thơ dại. Không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa, ngay từ khi sinh ra, Nhẫn khơng có hai tay.

Cuộc sống của Nhẫn tưởng chừng đã trở thành vô nghĩa. Thế rồi, khát vọng sống giúp chàng trai trẻ vượt lên số phận, chiến đấu với bệnh tật. Nhẫn ln lạc quan, u đời và phấn đấu hết mình để học. Với cậu, chỉ có học mới mong đổi đời.

Nhẫn lớn lên trong vịng tay bao bọc của gia đình và bạn bè nhưng khơng vì thế mà em ỷ lại vào người khác. Thương bố mẹ, em lại càng tự mình vươn lên như một mầm xanh hướng về ánh sáng mặt trời. Khơng có đơi tay, em tự mình rèn luyện đơi chân để sinh tồn.

Suốt 9 năm học, từ lớp 1 đến lớp 9, em luôn đạt học lực loại khá. Đặc biệt, trong kỳ thi tuyển sinh vào THPT, dù là đối tượng được đặc cách nhưng em không cần sử dụng đến quyền ấy, em dự thi công bằng như nhiều thí sinh khác.

Và kết quả, em trở thành học sinh Trường THPT Nguyễn Duy Trinh với số điểm 23. Được xếp vào học lớp 10D, em vẫn đang nỗ lực hết mình để giành được kết quả cao nhất. [36]

Học sinh trả lời.

Giáo viên chốt lại bài: Chúng ta thấy được một nghị lực phi thường và một tinh thần lạc quan của Nguyễn Đình Nhân. Bỏ qua mọi mặc cảm để vượt lên số phận, chiến đấu với bệnh tật, Nguyễn Đình Nhân đã khẳng định mình vẫn là một người có ích cho xã hội, là một người “tàn nhưng không phế”. Qua đây đã thể hiện rõ mọi cơng dân đều có quyền học tập, sáng tạo và phát triển không phân biệt đối xử. Nhà nước và pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện để mọi cơng dân có quyền học tập và phát triển, để đưa đất nước ngày càng đổi mới.

Câu chuyện 2: Giữ gìn tập tục nhưng phải loại bỏ hủ tục

(Tiết 12 – Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo)

Vì con gái út ốm nặng nên anh S, trú tại một bản ở vùng núi phía bắc đã mời thầy cúng đến nhà để chữa bệnh cho con. Trong buổi cúng tà trừ ma, thầy cúng nói con gái anh S bị ốm là do hàng xóm yểm bùa. Người dân địa phương thường có quan niệm là phải làm ma chay được ai đó thì con cái trong nhà dễ nuôi. Thế là anh S nghi ngờ chị hàng xóm đã bỏ bùa con mình. Hai bên gia đình cãi vã nhau, anh S cịn hành hung làm chị hàng xóm bị thương. Khi được mọi người khun nhủ khơng nên tin theo những gì thầy cúng nói và hãy đưa con gái đến trạm y tế, thì anh S vẫn khăng khăng: “Tập tục ngày xưa của ông bà ta để lại thì anh có quyền được giữ gìn và tn theo, anh có quyền bình đẳng, tại sao bắt anh phải theo “tập tục của trạm y tế”. [37]

Giáo viên hỏi: Theo em, cách hiểu về các dân tộc đều bình đẳng về văn hóa như anh S có đúng khơng? Em có thể giúp anh S hiểu được về vấn đề này như thế nào?

Học sinh trả lời.

Giáo viên nhận xét và kết luận: Anh S đã hiểu sai về vấn đề các dân tộc đều bình đẳng về văn hóa. Anh có quyền bình đẳng về giữ gìn những gì của ơng bà để lại nhưng cần phải loại bỏ những cái không đúng, không phù hợp. Việc cúng trừ ma để chửa bệnh là sai lầm, anh không nên nghe lời thầy cúng

về việc chị hàng xóm bỏ bùa con của anh. Vì đó khơng phải là ngun nhân dẫn đến con anh bị ốm. Anh S nên đưa con đến trạm y tế vì nơi đó sẽ có thuốc và phương pháp chữa trị cho con gái anh. Mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng nhưng mọi người phải nhận thức đúng về quyền đó, đừng suy nghĩ sai lệch như anh S.

Câu chuyện 3: Bác Hồ với cán bộ và học sinh trường Sư phạm miền núi Nghệ An

(Tiết 12 – Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo)

Thấy các cháu vui vẻ, mạnh khoẻ, Bác rất vui lịng. Bác có ghé thăm một phịng ngủ, khá sạch sẽ. Thường ngày có được như vậy khơng? Hay nghe tin Bác đến rồi mới làm vệ sinh.

- Các cháu Thái đâu? - Các cháu Thanh đâu? - Các cháu Tày Mường đâu?

- Các cháu Tày Hãy đâu? Chỉ có một cháu thơi à? Sao lại khơng có cháu gái? Lần sau phải có cháu gái.

- Các cháu Đan Lai đâu? - Các cháu Lào đâu?

- Các cháu có hiểu nhau khơng?

- Các cháu nói chuyện với nhau được khơng? Nói chuyện với nhau bằng tiếng gì?

Hồi trước, bọn Tây và vua quan phong kiến làm cho các dân tộc thù ghét lẫn nhau, người Mường ghét người Kinh. Bây giờ các dân tộc đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đồn kết như anh em một nhà. Có làm được khơng? Ở đây các cháu thi đua gì? Bác khuyên các cháu học tập tốt. Thế nào là học tập tốt? Học tập tốt là chính trị, văn hố đều phải gắn liền với lao động sản xuất, khơng học dơng dài. Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hố đều tiến bộ, các dân tộc đều đồn kết với nhau. Học để làm

Giáo viên hỏi: Những lời chỉ bảo của Bác thể hiện cho chúng ta thấy điều gì?

Học sinh trả lời.

Giáo viên nhận xét và kết luận lại: Những câu hỏi, những lời chỉ bảo của Bác làm chúng ta liên tưởng đến những lời chỉ bảo ân cần của một người cha. Sự quan tâm của Bác cũng chính là những điều mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện đối với các dân tộc và tơn giáo, đó chính là sự bình đẳng giữa các tơn giáo. Dù các dân tộc hay tơn giáo có khác nhau nhưng chúng ta đều sống chung một nhà. Tất cả các dân tộc, tơn giáo trên đất nước ta đều có quyền bình đẳng như nhau, đều có quyền học tập, lao động và phát triển vì sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Đây là cách củng cố bài vừa hấp dẫn vừa hiệu quả. Dùng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học pháp luật là hình thức giúp học sinh liên tưởng một cách tích cực tri thức bài học và tri thức cuộc sống thực hiện qua câu chuyện. Củng cố bài học bằng kể chuyện làm cho giờ học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng đón chờ giờ sau học của học sinh.

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)