B. NỘI DUNG
1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD
1.4.1. Câu chuyện pháp luật phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học
Câu chuyện pháp luật được sử dụng trong giảng dạy phải được sàng lọc, đáp ứng được các yêu cầu như là: mang tính giáo dục, mang tính thực tiễn và đảm bảo lượng kiến thức bài học. Bởi vì mơn GDCD có quan hệ chặt chẽ với tri thức của pháp luật, nhưng khơng phải tất cả các bài học đều có thể sử dụng câu chuyện pháp luật. Vì thế, những tri thức mà giáo viên bộ môn GDCD vận dụng phải sát hợp với nội dung bài học, sát với kiến thức mà học sinh lĩnh hội. Nếu câu chuyện pháp luật đưa vào bài giảng mà không qua sàng lọc, sử dụng một cách tùy tiện, không phù hợp nội dung bài học thì khơng những hiệu quả giáo dục pháp luật sẽ khơng cao, mà có khi làm học sinh hiểu sai vấn đề, sai mục tiêu bài học.
Sự phù hợp ở đây phải được xét ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là sự phù hợp về nội dung, hình thức, phương pháp bài học. Đó là sự phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi
học sinh THPT (từ 16 đến 18 tuổi) để đảm bảo tính hài hịa giữa các u cầu về giá trị kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, niềm tin, hành động.
Muốn sử dụng câu chuyện pháp luật vào trong bài giảng mơn GDCD thì trước tiên người giáo viên bộ môn GDCD cần phải đảm bảo chuẩn kiến thức khi truyền thụ và vận dụng. Do đặc thù tri thức môn GDCD gắn liền với những các nguyên lý, phạm trù, quy luật, quy định của pháp luật, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, gắn liền với các quyền cơ bản của con người,…mà bản chất của nguyên lý, phạm trù, quy luật, quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, các quyền cơ bản của con người,…đều xuất phát từ thực tiễn. Do đó sự phù hợp ở đây cịn thể hiện ở chỗ khi vận dụng các câu chuyện pháp luật trong giảng dạy cần phải đảm bảo được tính thực tiễn. Câu chuyện pháp luật không phải là một câu chuyện cổ tích, câu chuyện hoang đường, câu chuyện huyền bí mà là một câu chuyện có thật trong đời sống, phản ánh chính xác hiện thực khách quan. Vì vậy, nó gắn liền thực tiễn cuộc sống, nó là một bộ phận trong cuộc sống con người. Nghĩa là trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải gắn kết để tri thức và cuộc sống khơng có một khoảng cách, cuộc sống phải ùa vào trong từng trang sách. Người giáo viên phải liên hệ tri thức đó với cuộc sống, lấy thực tiễn cuộc sống minh họa, chứng minh cho bài học.
Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy học môn GDCD giống một con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng thành cơng thì hiệu quả thu được rất khả quan. Ngược lại, nó sẽ làm giảm hiệu quả, chất lượng của lớp học, ảnh hưởng rất nhiều đến giờ học, đặc biệt là ảnh hưởng đến các em học sinh.
Không nên lạm dụng các câu chuyện pháp luật, chỉ nên sử dụng ở những nội dung phù hợp, cần phân bố việc sử dụng để tiết kiệm thời gian, đặc biệt nên sử dụng câu chuyện pháp luật ở những nội dung trọng tâm của bài học, ở những nội dung khơng q khó giáo viên có thể đưa ra một tình huống pháp luật ngắn gọn để học sinh nắm rõ thêm. Sau khi sử dụng câu chuyện pháp luật, học sinh phải là người thực hiện giải quyết các câu hỏi, tình huống
không làm thay công việc của học sinh. Nếu giáo viên làm thay sẽ khơng phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, lớp học sẽ giảm bớt sự sôi nổi.
1.4.2. Sử dụng câu chuyện pháp luật phải tạo được hứng thú cho học sinh
Đây là yêu cầu quan trọng thứ hai. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kỳ một giáo viên bộ mơn nào lên lớp cũng mong muốn mình làm tốt, song thực tế khơng phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinh rất thích học nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh khơng có hứng thú, gây mất trật tự, không tập trung học. Giáo viên phải hiểu rõ rằng thầy cơ là người gợi mở cịn học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngồi cuộc sống cho giờ học thêm sinh động. Trong giờ học, học sinh phải được đưa ra ý kiến của mình theo sự hiểu biết của bản thân học sinh gắn với bài học, giúp học sinh say mê, thích thú với mơn học.
Nội dung câu chuyện pháp luật kết hợp với giọng kể của giáo viên là yếu tố tạo cảm giác cho học sinh. Một khi tạo được hứng thú học tập cho học sinh thì hiệu quả bài học thường là rất cao. Quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh khơng chỉ là q trình tư duy mà cịn là q trình tâm lý. Chỉ có hứng thú học tập mới kích thích được hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Nó là động lực bên trong tạo hứng thú học tập, sự kiên trì và nỗ lực tìm hiểu những điều chưa biết một cách tự giác, nhờ đó mà kiến thức mang lại cho học sinh mới lâu dài, bền vững.
1.4.3. Sử dụng câu chuyện pháp luật phù hợp trong một tiết học
GDCD là một mơn học mà tri thức của nó tổng hợp của nhiều môn khoa học khác nhau, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Vì vậy, giáo viên bộ môn GDCD phải biết vận dụng tổng hợp nhiều tri thức của những bộ môn khoa học khác nhau.
Nếu chỉ sử dụng câu chuyện pháp luật trong một tiết dạy thì vơ tình sẽ biến giờ GDCD thành một giờ học kể chuyện làm cho học sinh tiếp thu bài
một cách thụ động, gượng ép. Do đó, khơng nên trong một tiết học sử dụng quá nhiều câu chuyện pháp luật, vì thời gian của một tiết là rất ít, nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc truyền tải nội dung đầy đủ của bài học. Giáo viên cần xác định kiến thức phù hợp có thể sử dụng câu chuyện pháp luật. Trong một tiết học chỉ cần sử dụng 2 đến 3 câu chuyện. Nếu sử dụng nhiều hơn sẽ làm mất thời gian mà còn gây cảm giác kiến thức của bài học rời rạc cho học sinh. Cần có sự lựa chọn ưu tiên sử dụng câu chuyện pháp luật ở phần trọng tâm bài học, tiết học. Như vậy sẽ nhấn mạnh được trọng tâm của bài học đối với học sinh. Học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn.
Như vậy, không quá lạm dụng câu chuyện pháp luật cũng là đảm bảo tính vừa sức trong bài dạy mơn GDCD. Trên thực tế giảng dạy cho thấy, đối tượng học sinh có nhiều tầng bậc nhận thức khác nhau, có lớp giỏi, khá, trung bình, hay ở ngay trong một lớp học cũng có sự phân chia các đối tượng học sinh theo năng lực học sinh rất rõ rệt. Vì vậy trong một tiết học giáo viên không thể quan tâm đến một đối tượng cụ thể mà chỉ quan tâm toàn bộ học sinh. Tất nhiên những câu hỏi sẽ thể hiện ở những mức độ cao thấp khác nhau để mọi đối tượng học sinh trong một lớp học có thể trả lời được. Đảm bảo tính vừa sức yêu cầu giáo viên khi truyền thụ kiến thức phải phù hợp trình độ nhận thức của người học. Muốn vậy người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý học sinh, thị hiếu, sở thích học sinh cá biệt,…tùy mỗi đối tượng để tiếp cận bằng nhiều hình thức khác nhau.
1.4.4. Những yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12
a. Chọn truyện
Yêu cầu đối với giáo viên bộ môn GDCD khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12 là sưu tầm, chọn lọc được những câu chuyện có nội dung và hình thức phù hợp để sử dụng. Căn cứ vào mục đích giáo dục của bài học, đặc điểm tâm sinh lí, hứng thú, khả năng tiếp thu của học sinh,…giáo viên bộ môn GDCD lựa chọn những câu chuyện này có
với cuộc sống, đề cập đến những vấn đề cuộc sống mà học sinh đang chứng kiến hằng ngày. Những câu chuyện liên quan đến bài học sẽ là những bài học đáng nhớ cho học sinh.
b. Nắm vững nội dung
Để có thể kể được, kể có nghệ thuật, kể hấp dẫn, rõ ràng, giáo viên bộ môn GDCD phải là người thực hiện những câu chuyện, những tình huống pháp luật đó. Nắm vững được các tình tiết, phải hiểu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện đó. Mà muốn nắm vững được nội dung câu chuyện giáo viên bộ môn GDCD phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Đối với các chuyện có tình tiết mới, việc này rất cần thiết. Quá trình đọc nhiều lần câu chuyện sẽ giúp giáo viên bộ môn GDCD nắm rõ nội dung và tình huống của câu chuyện.
c. Ngơn ngữ
Khi nói đến việc kể chuyện, trước hết phải nói đến chất liệu ngơn ngữ. Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng là âm thanh và chữ viết. Kể chuyện là hình dạng của văn học dân gian. Nó dùng lời nói mà khơng dùng chữ, dùng âm thanh mà khơng dùng hình dáng của chữ viết để nhận biết, truyền đạt. Ngôn ngữ kể chuyện là ngơn ngữ nói, khơng phải ngơn ngữ viết. Nó có một lớp từ riêng, có những đặc điểm riêng về phong cách và khả năng diễn đạt. Giáo viên bộ môn GDCD khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để kể cũng phải dựa vào những đặc điểm trên. Mặc dù có những câu chuyện pháp luật rất ngắn, chỉ mang tính tường thuật lại, nhưng việc sử dụng ngơn ngữ là điều rất cần thiết để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
d. Giọng kể
Kể chuyện là kể chứ không phải đọc lại nội dung câu chuyện. Khi nói về kể chuyện là nói tới phát âm, giọng điệu,…của giọng kể. Giọng kể là một bộ phận cấu thành hoạt động kể chuyện, khơng có nó thì giáo viên khơng thể kể chuyện một cách lôi cuốn, thu hút sự chú ý của học sinh. Một câu chuyện pháp luật với những tình tiết pháp luật hay, hấp dẫn rất cần một giọng kể hấp
dẫn. Nếu khơng có giọng kể hấp dẫn khơng thể hay được, điều này sẽ làm giảm đi sự hứng thú của học sinh.
Tùy theo từng loại câu chuyện khác nhau mà giáo viên bộ môn GDCD sử dụng giọng điệu cho thích hợp. Để có điều đó giáo viên phải hiểu câu chuyện, phải tái hiện một cách sinh động cho học sinh thấy được tình huống trong câu chuyện.
e. Tư duy
Kể một câu chuyện pháp luật là hoạt động lời nói, tư duy kể chuyện cũng là tư duy lời nói, là một kiểu tư duy giao tiếp. Tư duy nói địi hỏi phản xạ nhanh, ứng xử kịp thời, linh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu đối thoại. Giáo viên bộ môn GDCD khi kể chuyện không được phép suy tư, nghiền ngẫm quá lâu mà phải có mạch liên tục, từ đó dùng ngơn ngữ mới liên tục. Muốn vậy giáo viên bộ môn GDCD cần phải sưu tầm và chọn lọc những câu chuyện có nội dung rành mạch, rõ ràng.
f. Động tác bổ trợ
Động tác bổ trợ cũng là một yêu cầu quan trọng đối với giáo viên bộ môn GDCD khi sử dụng phương pháp kể chuyện thông qua các câu chuyện pháp luật. Động tác bổ trợ ở đây chính là sự biểu lộ nét mặt và cử chỉ. Để phù hợp với sắc thái ngữ điệu chính là việc biểu lộ nét mặt. Bên cạnh đó biểu lộ cử chỉ của tay, đầu, mắt cũng không kém phần quan trọng. Cử chỉ khi kể chuyện nên đơn giản và nội dung rõ rệt.
Tiểu kết chương 1
Thơng qua q trình phân tích chương 1, tác giả đã phân tích vị trí, nhiệm vụ, đặc thù tri thức mơn GDCD ở trường THPT và đặc thù tri thức môn GDCD lớp 12 ở trường THPT. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra quan niệm về câu chuyện pháp luật, vai trò của câu chuyện pháp luật: sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy học sẽ làm tiết học sinh động, hấp dẫn, khơi dậy sự hứng thú của học sinh, góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, trong dạy học mơn GDCD lớp 12.
Sau khi làm sáng tỏ các nội dung trên, tác giả đã đưa ra một số yêu cầu