Quan niệm về câu chuyện pháp luật

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 26 - 28)

B. NỘI DUNG

1.2.1. Quan niệm về câu chuyện pháp luật

Trong hệ thống các phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Các phương pháp dạy học môn GDCD rất đa dạng và phong phú, bao gồm các phương pháp truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, dạy học mơn GDCD nói chung và dạy học mơn GDCD lớp 12 nói riêng không thể tách rời việc

liên hệ thực tiễn cuộc sống như: sử dụng các câu chuyện pháp luật, tình huống pháp luật phù hợp với nội dung bài học. Việc sử dụng các câu chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh có được cái nhìn thiết thực hơn về cuộc sống của bản thân.

Để hiểu được câu chuyện pháp luật là gì chúng ta phải hiểu được câu chuyện là gì. Có nhiều khái niệm khác nhau về câu chuyện.

Theo cuốn từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng do Hồng Phê chủ biên thì câu chuyện là sự việc hoặc chuyện được nói ra.

Bên cạnh đó, từ điển tiếng việt do tác giả Hoàng Long và Quang Hùng biên soạn của nhà xuất bản Hồng Đức đưa ra khái niệm câu chuyện là một vụ, một chuyện được thuật lại có đầu có đi.

Từ điển tiếng việt của nhà xuất bản Thanh Hóa do tác giả Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lâm chủ biên thì câu chuyện là những sự việc hoặc những chuyện được nói ra, được kể lại, chép lại trong quá khứ bao gồm từ xa xưa đến hiện đại.

Về khái niệm “câu chuyện pháp luật” trên thực tế khơng có một khái niệm chính xác, chưa có một giáo trình hay từ điển nào bàn về khái niệm câu chuyện pháp luật. Pháp luật suy cho cùng cũng nhằm mục đích phục vụ con người, bao gồm cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng. Vì thế, pháp luật phải được xây dựng từ những câu chuyện, những tình huống có thật xuất phát từ cuộc sống. Từ đó, có một cách thức mới để có thể tuyên truyền pháp luật một cách có hiệu quả, đó là lồng ghép kiến thức pháp luật vào các câu chuyện có thật ngồi đời. Chỉ cần đó là những câu chuyện đặc sắc mà mộc mạc, chân thực mà gần gũi phảng phất trong những câu chuyện ấy hơi thở của cuộc sống và hình bóng của chính mình. Thơng qua các câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục các thế hệ trẻ luôn biết được quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật của bản thân. Vì vậy, câu chuyện pháp luật là những câu chuyện phản ánh những sự việc, những hành động, việc làm có thật, diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội hằng ngày của con người, được thể hiện trên các

phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, đài truyền hình, tạp chí, sách báo, trên mạng internet… . Đây là quan niệm về câu chuyện pháp luật phù hợp nhất và phổ biến nhất hiện nay.

Câu chuyện pháp luật có đặc điểm là vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.

Câu chuyện pháp luật mang tính khoa học vì phải phù hợp với u cầu nội dung của bài học và yêu cầu giáo dục; đảm bảo được tính chặt chẽ, logic của cốt chuyện; ngắn gọn để tiết kiệm thời gian và phải phù hợp với đặc điểm của học sinh về trình độ nhận thức, tâm sinh lý,…

Nội dung các câu chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh so sánh, liên tưởng đến những hành động, việc làm của bản thân và xã hội. Thơng qua các tình huống trong câu chuyện sẽ giúp học sinh dễ dàng liên hệ với thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. Nhân vật trong câu chuyện có những hành vi tốt, xấu và dẫn đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực. Những kết quả đó cùng với kinh nghiệm kiến thức của bản thân học sinh học sinh sẽ rút ra cho mình những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết, đặc biệt là kiến thức về pháp luật. Chính đặc điểm trên của câu chuyện pháp luật đã giúp nó mang tính nghệ thuật.

Những câu chuyện pháp luật ngắn gọn, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học và đặc biệt gắn với thực tiễn cuộc sống, kết hợp với lối cách nhẹ nhàng, thâm sâu và có thể tạo được ở các em những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc, tác động đến hành vi của học sinh trong việc học tập và thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 26 - 28)