Quy trình sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 61 - 64)

B. NỘI DUNG

2.3.Quy trình sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp

12 ở trường THPT

Sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12 là một phương tiện dạy học của giáo viên bộ môn GDCD. Thông qua câu chuyện giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, tiến hành các hoạt động kích thích tư duy, hoạt động tích cực cho học sinh. Trong dạy học mơn GDCD việc sử dụng câu chuyện pháp luật có thể tiến hành nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện dạy học. Tuy nhiên ở đây chỉ đề cập đến việc sử dụng câu chuyện pháp luật bằng cách thông qua phương pháp kể chuyện.

Với đặc thù tri thức môn GDCD lớp 12, các tình huống, nội dung pháp luật thường khó và phải suy luận lâu, do đó khi sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học mơn GDCD lớp 12 cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp. Trước khi dạy bài mới giáo viên cần nhắc học sinh đọc bài mới hoặc tìm trước những câu chuyện pháp luật liên quan đến nội dung bài học. Như vậy,

khi vào bài mới các em sẽ không rơi vào thế bị động, ngỡ ngàng nội dung bài mới, tránh được tình trạng giáo viên nói ngồi nghe khơng có ý kiến.

Sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học mơn GDCD lớp 12 giáo viên có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội phù hợp với kiến thức sắp dạy: bao gồm các phần, các ý trọng tâm. Giáo vên có thể đọc lại nhiều lần, tóm tắt ý chính câu chuyện cho ngắn gọn dễ hiểu, dễ đưa vào bài học. Giáo viên đặt câu hỏi theo cách cùng học sinh suy nghĩ sau câu câu chuyện giúp học sinh có thể trả lời câu hỏi.

Tùy theo cách tổ chức dạy học, mục đích sử dụng câu chuyện pháp luật (giới thiệu bài mới, làm rõ tri thức, củng cố bài học,…) mà giáo viên sử dụng câu chuyện ít hay nhiều.

Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện mà giáo viên cung cấp, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện (có thể trả lời cá nhân hoặc tổ chức trả lời nhóm) tùy theo cách tổ chức của giáo viên. Trong khi học sinh thảo luận hoặc suy nghĩ, giáo viên cần quan sát, hướng dẫn và gợi ý câu trả lời cho các em. Mục đích của quan sát là để phát hiện những biểu hiện thiếu tập trung để kịp thời nhắc nhở hoặc hướng dẫn những thông tin các học sinh chưa nắm rõ. Quan sát cũng giúp gíao viên nắm được thái độ ý thức học tập của từng học sinh và đảm bảo cho tất cả học sinh làm việc.

Giáo viên cho cá nhân hoặc đại diện cho các nhóm trả lời câu hỏi, đồng thời những học sinh hoặc các nhóm cịn lại có thể bổ sung, nêu và nhận xét ý kiến mà các bạn hoặc nhóm vừa trình bày. Với chương trình mơn GDCD lớp 12, các tình huống, nội dung pháp luật sẽ có rất nhiều ý kiến được đưa ra nhằm phát triển kĩ năng nói, lập luận, kĩ năng trình bày, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phản biện giúp các em tự tin hơn.

Bước 3: Giáo viên theo dõi lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời, đồng thời đưa ra ý kiến, đáp án chính xác giúp học sinh

Đây là bước tổng kết của việc sử dụng câu chuyện pháp luật. Mục đích của bước này là giúp học sinh rút ra được ý kiến riêng của bản thân, học hỏi rút kinh nghiệm từ những ý kiến của bạn bè. Giáo viên chỉ cần kết luận và rút ra vài ý chính để định hướng cho các em. Cơng việc cịn lại là khuyến khích học sinh tự đưa ra ý kiến, nhận xét và đánh giá. Thông qua việc tổng kết đánh giá học sinh rút ra được kiến thức và lập trường của mình. Nếu nhận xét hoặc đánh giá của học sinh không đúng, chệch hướng, giáo viên cần khéo léo định hướng cho học sinh.

Ví dụ cụ thể sau sẽ làm rõ quy trình sử dụng câu chuyện pháp luật trong môn GDCD lớp 12:

Sau khi truyền đạt kiến thức bình đẳng giữa cha mẹ và con ở phần 1b: Nội dung bình đẳng trong hơn nhân và gia đình trong bài 4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giáo viên cho học sinh nghe câu chuyện pháp luật:

Mẹ “ăn thịt” con

Dư luận đang hết sức phẫn nộ trước việc cháu bé Nguyễn Thị Hảo (3 tuổi) bị hành hung dã man do chính người mẹ của bé. Câu chuyện liên quan đến vợ chồng ông Nguyễn Văn Tước và Nguyễn Thị Mỳ.

Ngày 13/9, sau khi đi làm về thấy Hảo đang dùng kéo cắt tờ 100.000 đồng nên bà Mỳ tức giận lấy kéo cắt ngón tay của Hảo.

Đến ngày 18/9, khi cháu Hảo nghịch ngợm leo cây dâu bên nhà, bà đã lớn tiếng chửi và dùng dao chặt ngón chân cháu Hảo.

Về những vết bỏng trên người cháu bé, bà Mỳ giải thích: “Ngày 18/9 có nói Hảo đi tắm nhưng cháu cứ nhùng nhằng và sau đó cháu té vào nồi dầu đang nấu trên bếp”. Với những vết thương còn lại, theo bà Mỳ là do những đứa trong nhà gây nên. [39]

Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện trên để củng cố lại phần kiến thức. Sau đó giáo viên tổ chức lớp thảo luận theo nhóm nhỏ (1 nhóm 2 người) trong thời gian 2 phút với nội dung:

1. Phân tích những hành vi ngược đãi, hành hạ dã man của bà Nguyễn Thị Mỳ với bé Nguyễn Thị Hảo?

2. Em có nhận xét gì về hành vi của bà Mỳ và ý kiến của em như thế nào? Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và tiến hành thảo luận nhóm trong thời gian quy định sau khi giáo viên kết thúc câu chuyện.

Sau khi thảo luận nhóm xong, vài nhóm đứng lên trình bày ý kiến của nhóm mình, nhóm khác chú ý và bổ sung ý kiến. Giáo viên theo dõi, quan sát học sinh thảo luận.

Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kết luận đưa ra đáp án hoàn chỉnh:

Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật (vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con), đồng thời bày tỏ được thái độ lên án, tố cáo hành vi dã man, ngược đãi con cái của bà Mỳ và những gia đình khác trong cuộc sống.

Giáo viên nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, có thể cho điểm với những ý kiến hay để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu 22886 16122020234134608NGTHTHUSNGBnchnh (Trang 61 - 64)