10. Kết cấu luận văn
2.3. Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Ánh Dƣơng.
2.3.1. Điểm tích cực
Công ty đã nhận thức được công tác đánh giá thực hiện công việc là quan trọng và cần thiết đối với tổ chức.
Việc đánh giá THCV tại công ty Ánh Dương đã đạt được một số ưu điểm, đó là đã giúp ban lãnh đạo công ty ra quyết định về vấn đề tiền lương, thưởng, kỉ luật, hoạch định các công tác quản trị nhân lực khác như tuyển dụng, đào tạo… Qua đó Công ty đã hạn chế được nhiều sai sót trong hoạt động kinh doanh, củng cố và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Thông qua đánh giá thực hiện công việc, công ty đã tuyển dụng và đào tạo cho mình một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của công ty và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Công ty chưa xây dựng được một hệ thống đánh giá công việc đúng nghĩa vì còn cảm tính, chưa chi tiết và chưa rõ ràng, chưa thiết lập tiêu chuẩn đặc thù với các phòng ban, chưa thiết lập được trọng số cho các tiêu chuẩn đánh giá. Điều này đã làm cho công tác ĐGTHCV gặp nhiều khó khăn.
Bản mô tả công việc và chi tiết tiêu chuẩn thực hiện công việc còn sơ sài, chưa được lượng hóa, chưa động viên, thu hút được NLĐ tham gia vào quá trình này. Đồng thời, khiến cho việc đánh giá mang nặng tính chất hình thức, cảm tính, có khi chỉ dựa trên những thành tích hoạt động bề nổi của cá nhân như hoạt động phong trào mà không chú trọng tới mục tiêu chính yếu là kết quả thực hiện công việc.
Hiện tại công ty đang sử dụng hệ thống đánh giá một chiều, với người quản lý là người đánh giá trực tiếp. Việc sử dụng hệ thống đánh giá một chiều sẽ làm cho công tác đánh giá gặp nhiều khó khăn và khó có thể mang lại hiệu quả cao do người đánh giá dễ mắc phải những lỗi như thiên vị, thành kiến, chủ quan trong quá trình đánh giá. Người đánh giá sẽ không có đủ chuyên môn, kiến thức để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất và NLĐ có khả năng hoài nghi về kết quả đánh giá.
Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức, vì nó phục vụ được nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới NLĐ và tổ chức nói chung. Các mục tiêu mà ĐGTHCV phục vụ có thể quy về hai mục tiêu cơ bản, là cải tiến sự thực hiện công việc của NLĐ và giúp người lãnh đạo đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn. Nhưng hiện tại ở công ty Ánh Dương, công tác ĐGTHCV vẫn còn nhiều hạn chế như đã nêu trên. Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế trong công tác ĐGTHCV tại công ty là do nhiều nguyên nhân khác nhau,đó là nguyên nhân từ phía lãnh đạo, nguyên nhân từ phía phòng Tổ chức lao động, và nguyên nhân từ phía NLĐ.
Trước hết là nguyên nhân từ phía lãnh đạo công ty. Lãnh đạo là người đứng đầu công ty, điều hành và quyết định các vấn đề liên quan tới công việc hàng ngày của công ty nhưng hiện tại, lãnh đạo của công ty chưa dành nhiều thời gian cho công tác ĐGTHCV. Những lúc cần, lãnh đạo mới yêu cầu các phòng ban tổ chức thực hiện công việc này.
Đối với phòng Hành chính nhân sự là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện công tác ĐGTHCV, bao gồm các công việc như: xác định người đánh giá, lựa chọn phương pháp đánh giá, kiểm soát các hoạt động đánh ở các phòng ban khác, tổng hợp các kết quả đánh giá và đề ra các biện pháp khắc phục lỗi sai. Nhưng hiện tại, tại công ty Ánh Dương, phòng Hành chính nhân sự chưa thực hiện được các nhiệm vụ trên. Phòng Hành chính nhân sự mới dừng lại ở việc thiết kế các mẫu phiếu ĐGTHCV và phổ biến tới các phòng ban, chưa có kế hoạch để xây dựng chương trình ĐGTHCV một cách hợp lý và bài bản. Có thể giải thích việc này một phần là do lãnh đạo công ty chưa dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công tác ĐGTHCV nhưng với trách nhiệm của mình, phòng Hành chính nhân sự phải có những kiến nghị đề xuất với ban lãnh đạo công ty về vấn đề này.
Về phía NLĐ, họ chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác ĐGTHCV, vẫn có cảm giác lo sợ khi bị đánh giá mà quên mất mục đích của ĐGTHCV là nhằm cải tiến sự thực hiện công việc của chính mình. NLĐ chưa đưa ra những ý kiến hay đề xuất cụ thể với người lãnh đạo trực tiếp để hoàn thiện hệ thống ĐGTHCV của công ty mình.
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH TM&DV PHÂN PHỐI ÁNH DƢƠNG
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi hoạt động kinh doanh được mở rộng ngày càng được mở rộng, tính cạnh tranh trong thị trường càng trở nên gay gắt. Để có được sự phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được trong những giai đoạn cụ thể. Để việc xác định mục tiêu tổ chức không chỉ là công việc của cá nhân lãnh đạo các cấp mà còn là công việc, trách nhiệm của từng thành viên trong công ty. Mỗi thành viên sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi hoạt động liên hoàn, hoàn thành xuất sắc công việc của mình đồng nghĩa với việc họ đang đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu chung của toàn công ty. Từ những mục tiêu chung của toàn công ty, xác định mục tiêu của từng phòng ban, bộ phận, sau đó xác định mục tiêu của từng cá nhân trong phòng ban, bộ phận đó.
Tuy nhiên, trong một chuỗi các hoạt động công việc hàng ngày, không phải bất kì hoạt động nào của NLĐ cũng có tác động như nhau đến việc hoàn thành mục tiêu công việc. Việc xác định tầm quan trọng đối với từng hoạt động sẽ giúp người lao động nâng cao nhận thức, sắp xếp thời gian hợp lý, bố trí nguồn lực hiệu quả trong hoạt động công việc của mình. Việc có một hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên một cách chính thức sẽ gióp phần xác định rõ những việc cần làm và cần tập trung năng lực để thực hiện và hoàn thành.